Chờ...

Phương thức tuyển sinh Học viện Ngoại giao năm 2018

(VOH) - Năm 2018, Học viện Ngoại giao chỉ xét tuyển dựa trên kết quả thi THPT Quốc gia và xét tuyển thẳng, không xét tuyển bằng học bạ như một số trường khác.

Phương thức tuyển sinh Học viện Ngoại giao

* Phương thức 1: Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018

Điều kiện xét tuyển:

- Đã tham dự Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức.

- Có tổng điểm xét tuyển và điểm ưu tiên khu vực và đối tượng đạt từ mức điểm nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển (ĐKXT) (ngưỡng đảm bảo chất lượng) do Học viện Ngoại giao quy định trở lên, và không có môn thi nào trong tổ hợp xét tuyển có kết quả từ 1.0 (một) điểm trở xuống.

- Mức điểm nhận hồ sơ ĐKXT được Học viện Ngoại giao xác định và công bố công khai trên trang điện tử của Học viện sau khi có kết quả thi THPT Quốc gia năm 2018 (trước ngày 19/7/2018).

Các bạn học sinh được thành viên Ban tư vấn tuyển sinh giải đáp thông tin về Học viện (Ảnh: dav.edu.vn)

- Thí sinh được ĐKXT không giới hạn số nguyện vọng và phải sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất). Trong xét tuyển đợt 1, đối với từng ngành, thí sinh được xét tuyển bình đẳng theo kết quả thi, không phân biệt thứ tự ưu tiên của nguyện vọng đăng ký.

Đối với mỗi thí sinh, nếu ĐKXT vào nhiều ngành thì việc xét tuyển được thực hiện theo thứ tự ưu tiên của các nguyện vọng; thí sinh chỉ trúng tuyển vào 1 nguyện vọng ưu tiên cao nhất có thể trong danh sách các nguyện vọng đã đăng ký.

- Thí sinh đã trúng tuyển Đợt 1, không được đăng ký ở các đợt xét tuyển nguyện vọng bổ sung.

- Điểm xét tuyển là tổng điểm các bài thi/môn thi theo thang điểm 10 đối với từng bài thi/môn thi của từng tổ hợp xét tuyển và cộng với điểm ưu tiên đối tượng, khu vực và được làm tròn đến hai chữ số thập phân. Riêng đối với ngành Ngôn ngữ Anh (môn Tiếng Anh nhân hệ số 2), điểm ưu tiên được quy đổi theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Tiêu chí phụ sử dụng trong xét tuyển: Đối với các thí sinh bằng điểm xét tuyển ở cuối danh sách, Học viện sử dụng tiêu chí phụ xét tuyển là xét ưu tiên theo điểm thi môn Ngoại ngữ đối với các thí sinh sử dụng tổ hợp môn xét tuyển A01, D01, D03 và môn Toán đối với các thí sinh sử dụng tổ hợp môn xét tuyển A00 để xác định danh sách thí sinh trúng tuyển.

Nếu sau khi áp dụng tiêu chí phụ mà vẫn còn vượt chỉ tiêu tuyển sinh thì sẽ ưu tiên thí sinh có nguyện vọng cao hơn.

- Trong số thí sinh trúng tuyển, Học viện xét 125 sinh viên có nguyện vọng học hệ đào tạo chất lượng cao các ngành: Quan hệ quốc tế, Luật quốc tế, Kinh tế quốc tế, Truyền thông quốc tế và Ngôn ngữ Anh.

* Phương thức 2: Xét tuyển thẳng 

Học viện Ngoại giao xét tuyển thẳng với các đối tượng sau:

a) Anh hùng lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Chiến sĩ thi đua toàn quốc đã tốt nghiệp trung học phổ thông;

b) Người đã trúng tuyển vào Học viện Ngoại giao, nhưng ngay năm đó có lệnh điều động đi nghĩa vụ quân sự hoặc đi thanh niên xung phong tập trung nay đã hoàn thành nghĩa vụ, được phục viên, xuất ngũ mà chưa được nhận vào học ở một trường lớp chính quy dài hạn nào, được từ cấp trung đoàn trong quân đội hoặc Tổng đội thanh niên xung phong giới thiệu, nếu có đủ các điều kiện và tiêu chuẩn về sức khoẻ, có đầy đủ các giấy tờ hợp lệ thì được xem xét tiếp nhận vào học theo ngành đã trúng tuyển trước đây;

c) Thí sinh tham dự kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic khu vực và quốc tế; trong đội tuyển quốc gia dự cuộc thi khoa học, kỹ thuật quốc tế đã tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2018 được tuyển thẳng vào đại học theo ngành phù hợp với môn thi hoặc nội dung đề tài dự thi của thí sinh. Thí sinh trong đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế, dự cuộc thi khoa học, kỹ thuật quốc tế nếu chưa tốt nghiệp trung học sẽ được bảo lưu sau khi tốt nghiệp trung học;

d) Thí sinh đoạt giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia của môn Tiếng Anh và đã tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2018 được tuyển thẳng vào Học viện theo ngành đúng với môn mà thí sinh đã đoạt giải (ngành Ngôn ngữ Anh);

e) Đối với thí sinh là người nước ngoài, đã tốt nghiệp trung học phổ thông, có nguyện vọng học tại Học viện Ngoại giao, Hội đồng tuyển sinh căn cứ kết quả học tập trung học phổ thông, kết quả kiểm tra kiến thức và tiếng Việt theo quy định của Học viện để xem xét, quyết định cho vào học;

g) Thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 03 năm trở lên, học 03 năm và tốt nghiệp THPT tại các huyện nghèo (học sinh học phổ thông dân tộc nội trú tính theo hộ khẩu thường trú), tính đến ngày nộp hồ sơ đăng kí xét tuyển (theo quy định tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo và Quyết định số 293/QĐ-TTg ngày 05/02/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho 23 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao được áp dụng cơ chế, chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng theo quy định của Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo); thí sinh là người dân tộc thiểu số rất ít người (theo quy định tại Đề án phát triển giáo dục đối với các dân tộc thiểu số rất ít người giai đoạn 2010 - 2015 theo Quyết định số 2123/QĐ-TTg ngày 22/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ và thí sinh 20 huyện nghèo biên giới, hải đảo thuộc khu vực Tây Nam Bộ), xếp loại học lực năm lớp 10,11,12 đạt từ loại Khá trở lên, được Học viện xem xét, quyết định xét tuyển thẳng vào học ngành Quan hệ quốc tế. Chỉ tiêu xét tuyển thẳng theo đối tượng này: tối đa 10 thí sinh.

Những thí sinh này phải học bổ sung kiến thức 01 năm học trước khi vào học chính thức. Chương trình học dựa trên cơ sở quy định môn học bồi dưỡng kiến thức và đánh giá đối với học sinh hệ dự bị đại học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Học viện Ngoại giao ưu tiên xét tuyển đối với thí sinh đoạt giải Nhất, Nhì và Ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, đã tốt nghiệp trung học phổ thông sau khi thi THPT quốc gia năm 2018, có kết quả thi đáp ứng tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào do Học viện Ngoại giao quy định, Hội đồng tuyển sinh sẽ xem xét và quyết định nhận vào học tại Học viện Ngoại giao. Cụ thể như sau:

STT

Tên môn thi đạt giải học sinh giỏi

Tên ngành đào tạo

Mã ngành

1

Tiếng Anh

Quan hệ quốc tế

Kinh tế quốc tế

Luật Quốc tế  

Truyền thông quốc tế

7310206

7310106

7380108

7320107

2

Tiếng Pháp

Quan hệ quốc tế

Truyền thông quốc tế

7310206

7320107

3

Toán

Quan hệ quốc tế 

Kinh tế quốc tế  

Luật quốc tế

Truyền thông quốc tế

7310206

7310106

7380108

7320107

4

Vật lý

Quan hệ quốc tế 

Kinh tế quốc tế  

Luật quốc tế

Truyền thông quốc tế

7310206

7310106

7380108

7320107

5

Hóa học

Kinh tế quốc tế  

7310106

6

Ngữ văn

Quan hệ Quốc tế

Kinh tế quốc tế  

Luật Quốc tế

Truyền thông quốc tế

7310206

7310106

7380108

7320107

 

Đối với thí sinh đoạt giải Nhất, Nhì và Ba trong cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia, đã tốt nghiệp trung học phổ thông sau khi thi THPT quốc gia năm 2018, có kết quả thi đáp ứng tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào do Học viện Ngoại giao quy định, Hội đồng tuyển sinh sẽ xem xét và quyết định cho vào học theo ngành phù hợp với đề tài mà thí sinh đã đạt giải.

Chỉ tiêu tuyển sinh

Ngành đào tạo

Mã ngành

Tổ hợp môn xét tuyển

Tổng chỉ tiêu (dự kiến)

Ghi chú

Các ngành đào tạo Đại học 

 

450

 

Ngành Quan hệ quốc tế

7310206

A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh
hoặc
D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh hoặc
D03: Ngữ văn, Toán, Tiếng Pháp

90

Các môn xét tuyển nhân hệ số 1

Ngành Ngôn ngữ Anh

7220201

D01: Ngữ văn, Toán, TIẾNG ANH

90

Môn Tiếng Anh nhân hệ số 2

Ngành Kinh tế quốc tế

7310106

A00: Toán, Vật lí, Hóa học
hoặc
A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh
hoặc
D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh

90

Các môn xét tuyển nhân hệ số 1

Ngành Luật quốc tế

7380108

A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh
hoặc
D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh

90

Các môn xét tuyển nhân hệ số 1

Ngành Truyền thông quốc tế

7320107

A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh
hoặc
D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh hoặc
D03: Ngữ văn, Toán, Tiếng Pháp

90

Các môn xét tuyển nhân hệ số 1

Bình luận