Chờ...

Đô la Mỹ tăng mạnh và tác động đến các thị trường toàn cầu

(VOH) – Một cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ vào năm 1971 đã nói với các bộ trưởng tài chính khác rằng “Tiền tệ của chúng tôi, vấn đề của các bạn” khi đô la Mỹ tăng.

Hơn 50 năm sau, động thái tăng vọt của đô la Mỹ một lần nữa để lại dấu vết của sự "hủy diệt".

Đồng USD vừa chạm đỉnh cao trong 20 năm vào tuần này, và sức mạnh của nó siết chặt các điều kiện tài chính khi nền kinh tế thế giới đối mặt với viễn cảnh suy thoái.

Nhà kinh tế Samy Chaar của Lombard Odier nhận xét rằng sự trỗi dậy của đô la Mỹ đe dọa “hủy hoại môi trường thị trường và làm lộ vết nứt kinh tế và tài chính trong hệ thống”.

Sự gia tăng 8% của chỉ số đô la năm nay có thể chưa bị đảo ngược trong tương lai gần.

Sự hấp dẫn của vai trò nơi trú ẩn an toàn của đồng bạc xanh vẫn còn nguyên vẹn, với chỉ báo căng thẳng về tài chính bằng đô la từ Barclays gần mức cao nhất trong bảy năm. Và phân tích các phạm vi từ đỉnh đến đáy trong quá khứ cho thấy chỉ số đô la có thể tăng thêm 2% đến 3%, Barclays nói.

Sau đây là một vài ảnh hưởng bởi sự tăng vọt của đồng đô la:

Lạm phát nhập khẩu

Đợt tăng giá mới nhất của đồng đô la đã ảnh hưởng đến các đồng tiền G10 khác, từ bảng Anh đến đồng đô la New Zealand, cũng như các đồng tiền từ các nước đang phát triển có thâm hụt cán cân thanh toán lớn.

Ngay cả đồng franc Thụy Sỹ trú ẩn an toàn mang tính bền vững cũng không tránh khỏi tác động, khi giao dịch gần mức thấp nhất của tháng 3/2020 so với đồng bạc xanh.

Trong khi sự suy yếu ngoại tệ thường có lợi cho các hoạt động xuất khẩu liên quan đến châu Âu và Nhật Bản, bài toán này có thể không còn đúng khi lạm phát đang cao và đang tăng thêm, với việc lương thực và nhiên liệu nhập khẩu trở nên đắt đỏ hơn cũng như chi phí đầu vào của các công ty.

Lạm phát khu vực đồng euro đạt kỷ lục 7,5% trong tháng này và các nhà lập pháp Nhật Bản đang lo lắng rằng đồng yên, ở mức thấp nhất trong 20 năm, sẽ gây thiệt hại cho các hộ gia đình. Một cuộc khảo sát cho thấy một nửa số doanh nghiệp Nhật Bản cho rằng chi phí cao hơn sẽ ảnh hưởng đến thu nhập.

Đô la Mỹ tăng mạnh và tác động đến các thị trường toàn cầu
Ảnh minh họa. Nguồn: Reuters

Tuy nhiên các mối lo ngại về tăng trưởng có thể ngăn chặn các ngân hàng trung ương, đặc biệt ở châu Âu và Nhật, khỏi việc siết chặt chính sách cùng lúc với Cục dự trữ liên bang Mỹ. Nhiều người cho rằng điều đó có thể đẩy đồng euro xuống ngang bằng với đồng đô la, một mức chưa từng thấy kể từ năm 2002.

Chiến lược gia Kit Juckes của Societe Generale cho biết “Với nguy cơ suy thoái kinh tế đang hiện diện, ai còn quan tâm ECB (Ngân hàng trung ương châu Âu) sẽ diều hâu đến mức nào hay điều gì sẽ được đặt cược vào đường cong lãi suất?

Đồng đô la tăng giúp thắt chặt các điều kiện tài chính, điều này phản ánh sự sẵn có của nguồn vốn trong nền kinh tế.

Goldman Sachs, nơi tổng hợp các chỉ số điều kiện tài chính (FCI) được sử dụng rộng rãi nhất, cho biết việc thắt chặt 100 điểm cơ bản trong chỉ số FCI có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng một điểm phần trăm trong năm sau.

FCI, yếu tố ảnh hưởng đến tác động của đồng đô la Mỹ, cho thấy điều kiện toàn cầu đang ở mức thắt chặt nhất kể từ năm 2009. FCI đã thắt chặt thêm 104 điểm cơ bản kể từ ngày 1/4. Trong khi việc bán cổ phần và trái phiếu chịu tác động lớn hơn, sự gia tăng hơn 5% của đồng đô la trong giai đoạn này cũng có phần chịu ảnh hưởng.

Các vấn đề ở thị trường mới nổi

Hầu hết các khủng hoảng trong quá khứ của các thị trường mới nổi đều liên quan đến sức mạnh của đô la Mỹ. Khi đồng đô la tăng, các nước đang phát triển phải siết chính sách tiền tệ để tránh sự mất giá của đồng tiền riêng. Nếu không như thế sẽ làm cho lạm phát trầm trọng hơn và tăng chi phí trả nợ bằng đồng đô la.

Tuần này, Ấn Độ đã thực hiện một đợt tăng lãi suất đột xuất trong khi Chile đưa ra một đợt tăng lãi suất 125 điểm cơ bản lớn hơn dự kiến.

Theo Fitch ước tính, nợ chính phủ bằng ngoại tệ trung bình tại các thị trường đang phát triển chiếm 1/3 GDP tính đến cuối năm 2021, so với 18% năm 2013. Một số quốc gia đang tìm kiếm sự hỗ trợ từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới, và sự tăng trưởng đồng thời của đồng đô la có thể khiến tỷ lệ đó tăng thêm.

Các nhà đầu tư ngày càng cảnh giác. Các loại tiền tệ của thị trường mới nổi đang ở mức thấp nhất vào tháng 11/2020.

Được và mất của thị trường hàng hóa

Quy tắc chung là đồng bạc xanh mạnh hơn làm cho hàng hóa tính bằng đô la đắt hơn đối với người tiêu dùng không sử dụng đô la, cuối cùng làm giảm nhu cầu và giá cả.

Điều đó vẫn chưa xảy ra vào thời điểm này vì các vấn đề như cuộc chiến ở Ukraine và việc đóng cửa phòng dịch COVID-19 của Trung Quốc đã cản trở sản xuất và thương mại các mặt hàng chính.

Sức mạnh của đồng đô la nói chung sẽ mang đến doanh thu cao hơn cho các nhà xuất khẩu hàng hóa như Chile, Australia và Nga, mặc dù điều đó bị cản bởi chi phí máy móc và thiết bị cao hơn.

Nhưng khi lợi tức của Mỹ tăng và đồng đô la mạnh hơn đe dọa tăng trưởng toàn cầu, giá hàng hóa bắt đầu bị ảnh hưởng. JPMorgan tuần này đã hạ mức độ rủi ro tiền tệ cho đồng peso của Chile, sol của Peru và các tiền tệ khác vì đang trong “thời gian thử thách”.

Fed có thể chào mừng việc tăng giá của đồng bạc xanh sẽ làm dịu lạm phát nhập khẩu. Societe General ước tính đồng đô la tăng giá 10% khiến lạm phát tiêu dùng của Mỹ giảm 0,5 điểm phần trăm trong một năm.

Với giá khí đốt ở Mỹ ở mức kỷ lục, sự tăng vọt của đồng đô la phần nào giảm bớt khó khăn này.

Thị trường tiền tệ dự kiến sẽ có sự điều chỉnh tăng lãi suất 200 điểm cơ bản ở Mỹ trong thời gian còn lại của năm 2022 và lãi suất chính sách của Fed đạt đỉnh khoảng 3,5% vào giữa năm 2023.

Tuy nhiên, nếu dữ liệu lạm phát sắp tới của Mỹ cho tháng 4 cho thấy áp lực giá lên đến đỉnh điểm, thì những đặt cược đó có thể bị hủy bỏ.

Bình luận