Chờ...

Động thái ôn hòa của Fed khiến đô la Mỹ trượt giá tuần thứ tư liên tiếp

(VOH) – Đô la Mỹ giảm giá liên tục bốn tuần qua so với rổ các đồng tiền lớn vào thứ Sáu, khi Cục Dự trữ Liên bang giữ vững thông điệp về lãi suất cực thấp trong thời gian dài hơn.

Hôm thứ Sáu, chỉ số đô la đã kết thúc tuần bằng việc giảm 0,2%, đưa mức thua lỗ của USD trong tháng 4 lên 2,7%. Chuỗi tiến trình giảm giá bốn tuần sẽ là dài nhất kể từ lần trượt giá liên tiếp sáu tuần kéo dài đến cuối tháng 7 năm ngoái và khoản lỗ hàng tháng cũng sẽ là mức lớn nhất kể từ mức sụt giảm 4% vào tháng 7.

Đồng đô la Canada đã leo lên mức cao nhất trong hơn ba năm với 1 USD đổi 1,2268 đô la Canada vào thứ Sáu, trên đà tăng 1,6% hàng tuần, mức tăng lớn nhất kể từ đầu tháng 11/2020.

do-la-my-voh.com.vn
Ảnh minh họa

Khi kết thúc cuộc họp chính sách mới nhất của Cục dự trữ liên bang (Fed) vào thứ Tư, Chủ tịch Jerome Powell thừa nhận sự tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ, nhưng cho biết vẫn chưa có đủ bằng chứng về “một sự tiến triển đáng kể hơn nữa” đối với sự phục hồi để đảm bảo cho việc tiến hành thay đổi các thiết lập tiền tệ cực kỳ lỏng lẻo hiện tại của Fed.

Tốc độ tăng trưởng của kinh tế Mỹ đã tăng nhanh trong quý đầu tiên, được thúc đẩy bởi các dự luật về gói kích thích của chính phủ, đặt ra lộ trình cho những gì được dự đoán là hoạt động mạnh nhất trong năm nay trong gần bốn thập kỷ.

Các dấu hiệu cho thấy nền kinh tế đang mạnh lên, đặc biệt là trên thị trường lao động, có thể buộc Fed phải cắt giảm chương trình mua tài sản sớm hơn đã đẩy chỉ số đô la Mỹ (DXY), lên mức cao nhất trong 5 tháng vào cuối tháng 3.

DXY có thể cố gắng phục hồi trong những ngày tới khi kỳ vọng chuyển sang bảng lương tháng 4 có khả năng tạo ảnh hưởng bom tấn vào tuần tới, nhưng lợi nhuận sẽ chỉ tồn tại trong thời gian ngắn với việc các quan chức Fed nhấn mạnh lập trường kiên quyết ôn hòa của Powell,” các chiến lược gia Westpac viết trong một lưu ý dành cho giới đầu tư.

Chỉ số này có thể sẽ giảm xuống dưới 90 trong thời gian tới, từ mức 90,6 hiện tại, nhưng “xu hướng giảm giá của DXY có khả năng đang diễn ra liên tục hơn”, các chuyên gia Westpac cho biết thêm.

Sự ôn hòa của Fed hoàn toàn trái ngược với Ngân hàng Trung ương Canada, ngân hàng đã bắt đầu giảm mạnh việc mua tài sản của mình. Đô la Canada đã có được sự hỗ trợ từ giá dầu và giá gỗ tăng.

Giá hàng hòa tăng cũng đẩy đồng Đô la Úc tăng 0,2%, chạm mức 0,77785 USD, leo lên mức cao nhất của 6 tuần là 0,78180 USD đạt được hôm thứ Năm vừa rồi.

Đồng Euro đi ngang, giữ quanh mức cao của hai tháng là 1,2150 USD thiết lập vào phiên trước.

Đồng tiền chung tăng 0,2% trong tuần và 3,3% trong tháng.

Đồng Yên Nhật chứng kiến vận may bị đảo ngược, bị ảnh hưởng bởi sự phục hồi của lợi tức kho bạc Mỹ và một đợt phục hồi kinh tế dẫn đến chứng khoán toàn cầu đạt mức cao kỷ lục làm giảm nhu cầu đối với tài sản an toàn nhất.

Đồng tiền của Nhật Bản đã đổi giá trị lần cuối giao dịch ở mức 108,81 mỗi đô la, gần mức thấp nhất trong hai tuần là 109,22 từ thứ Năm, khiến đồng tiền này mất khoảng 0,9% giá trị trong tuần.

Nhân dân tệ của Trung Quốc giao dịch gần mức mạnh nhất kể từ 3/3 trên thị trường nước ngoài, lần cuối giao dịch ở mức 1 USD đổi 6,4635 Nhân dân tệ, ngay cả khi các thước đo về hoạt động của nhà máy Trung Quốc cho thấy có sự mất đà trong tháng 4.

Đồng Nhân dân tệ đã tăng khoảng 1,5% trong tháng này, từ mức thấp nhất trong 4 tháng là 6,5875 vào 1/4, nhưng chiến lược gia Ken Cheung của Mizuho lưu ý rằng việc định giá lại quỹ đạo tăng trưởng của Trung Quốc so với Mỹ sẽ giữ xu hướng đi lên kể từ đây.

Bình luận