Chờ...

Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 15/2/2021: Tăng nhẹ

(VOH) –Chỉ số US Dollar Index (DXY), đo lường biến động của đồng bạc xanh với rổ 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) đứng ở mức 90.425, tăng thêm 0,012

Tỷ giá ngoại tệ thị trường trong nước:

Thị trường trong nước, chốt phiên trước kỳ nghỉ, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD ở mức: 23.137 đồng. Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN hiện mua vào ở mức 23.135 đồng (không đổi) và bán ra ở mức 23.781 đồng.

Tỷ giá USD/VND ở một số ngân hàng phổ biến ở quanh mức: 22.910 đồng/USD và 23.090 đồng/USD.

Vietcombank niêm yết tỷ giá ở mức: 22.910 đồng/USD và 23.090 đồng/USD. Vietinbank: 22.887 đồng/USD và 23.087 đồng/USD. ACB: 22.910 đồng/USD và 23.090 đồng/USD.

Tỷ giá ngoại tệ thị trường thế giới:

Chỉ số US Dollar Index (DXY), đo lường biến động của đồng bạc xanh với rổ 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) đứng ở mức 90.425, tăng thêm 0,012

Đồng bạc xanh trên thị trường quốc tế cuối tuần khá ổn định nhưng tính chung cả tuần trước USD sụt giảm. Phát biểu trên CNBC, chuyên gia phân tích Suki Cooper của ngân hàng Standard Chartered cho rằng bối cảnh vĩ mô vẫn hỗ trợ tích cực, với giá vàng có khả năng duy trì xu hướng tăng trong những tuần tới nhờ kỳ vọng đồng USD sẽ tiếp tục suy yếu cùng lãi suất thực vẫn ở mức thấp hoặc âm.

USD hiện đứng ở mức:

1 Euro đổi 1.2121 USD

1 bảng Anh đổi 1.2121 USD

1 USD đổi 105.06 Yên

Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 15/2/2021: Tăng nhẹ 1
 

Quốc hội Mỹ đã phát tín hiệu cho thấy sẽ thông qua dự luật về gói kích thích kinh tế trong những ngày tới nhằm hạn chế tác động của đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đến nền kinh tế. Điều này đã tạo thêm động lực cho giá vàng khi một lượng lớn tiền sẽ được bơm vào nền kinh tế và sức ép lạm phát cuối cùng sẽ tác động đến nguồn cung tiền. Các nhà đầu tư đang theo dõi chặt chẽ những diễn biến về gói cứu trợ kinh tế Mỹ trị giá 1.900 tỷ USD dự kiến sẽ được Quốc hội nước này thông qua trước ngày 15/3.

Nhà phân tích tiền tệ Joseph Capurso của Commonwealth Bank of Australia cho biết: “Điểm mấu chốt là một khoản kích thích lớn có khả năng sớm được thông qua, làm trầm trọng thêm thâm hụt tài khoản vãng lai của Mỹ và đè nặng lên đồng USD”.

Văn phòng Ngân sách Quốc hội (CBO) Mỹ cho biết tỷ lệ thất nghiệp liên bang sẽ trở lại về mức trước khi xảy ra đại dịch vào năm 2024. Các dự báo của CBO cho thấy mức nợ sẽ vẫn cao trong lịch sử ngay cả khi nền kinh tế phục hồi thành công. Thâm hụt liên bang trung bình hằng năm sẽ vào khoảng 1.200 tỷ USD từ năm 2022 đến năm 2031. Dự báo trên của CBO có khả năng sẽ có tác động tới các cuộc thảo luận về gói kích thích kinh tế trị giá 1.900 tỷ USD do chính quyền của ông Biden đề xuất.

Bình luận