Chờ...

Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 24/2/2020: USD giảm nhẹ, euro giảm

(VOH) – Chỉ số đô la Mỹ sáng ngày 24/2 lúc 6 giờ 15 phút (VN) đang ở mức 99,262.

Tỷ giá ngoại tệ thị trường trong nước

Ngày 24/2, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ ở mức: 23.243 đồng. Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN hiện mua vào ở mức 23.175 đồng và bán ra ở mức 23.890 đồng.

Một số ngân hàng lớn khác niêm yết tỷ giá USD cho ngày 24/2 như sau:

Tại ngân hàng BIDV, tỷ giá đôla Mỹ đang giao dịch ở mức: 23.175 VND (mua) và 23.315 VND (bán).

Ngân hàng Vietcombank niêm yết tỷ giá USD ở mức 23.150 VND (mua) và 23.320 VND (bán).

Ngân hàng Vietinbank: 23.187 VND (mua) và 23.327 VND (bán),

Ngân hàng ACB: 23.170 VND (mua) và 23.300 VND (bán).

Ngân hàng Maritime Bank: 23.180 VND (mua) và 23.310 VND (bán).

Tỷ giá ngoại tệ thị trường thế giới

Trên trang Bloomberg, tỷ giá USD với các đồng tiền chủ chốt khác ngày hôm nay đang đứng ở mức: 1 euro đổi 1,0820 USD; 111,54 yen đổi 1 USD và 1,2936 USD đổi 1 bảng Anh.

Tuần trước đô la Mỹ tiếp tục di chuyển về phía trước, tạo ra mức cao trong nhiều năm mới so với một loạt các loại tiền tệ chính khác bao gồm euro, yên Nhật và đô la Úc.

Ảnh minh họa: internet.

Tuy nhiên tuần này đồng USD có thể sẽ chựng lại khi các số liệu như chỉ số mức độ niềm tin, chỉ số lõi PCE đo mức độ lạm phát được công bố.

Mặc dù dữ liệu phần nào sẽ lèo lái vận may của đồng đô la Mỹ, động lực chính của hành động giá sẽ vẫn là sự lây lan liên tục của bệnh.

Đô la Mỹ giảm so với bảng Anh sau báo cáo về kinh tế Mỹ được công bố cho thấy nhiều rủi ro tiềm ẩn.

Đồng euro cũng giảm khi tranh cãi đã bắt đầu từ ngân sách bảy năm mới của Liên minh châu Âu, với những rạn nứt đang nổi lên giữa những quốc gia đóng góp và những quốc gia có lợi; đặc biệt là Brexit đã để lại một lỗ hổng khoảng 7 tỷ bảng trong tài chính của EU. Tỷ giá EUR/USD sáng nay đang ở mức 1,0840.

Tỷ giá USD/JPY giảm 0,42% xuống 111,64. Quý IV/2019, kinh tế Nhật Bản chứng kiến mức trượt dốc nhanh nhất trong 6 năm. Nhiều chuyên gia lo sợ Nhật Bản có thể rơi vào suy thoái kinh tế do tác động của dịch bệnh Covid-19.

Dữ liệu cho thấy, chi phí đầu tư của các doanh nghiệp Nhật Bản giảm 3,7% trong quý IV/2019, nhanh hơn nhiều so với dự báo giảm 1,6% và là lần giảm đầu tiên trong 3 quý trở lại đây. Kết hợp lại, nhu cầu tiêu dùng trong nước làm GDP giảm 2,1%, trong khi nhu cầu tiêu dùng bên ngoài chỉ bù đắp cho GDP 0,5%.

Bình luận