Chờ...

Văn hóa đọc thời đại số

(VOH) - Khi mạng internet phát triển, mở ra cho mọi người những kênh tri thức mới, trong đó sự ra đời của văn học mạng đang trở thành một bộ phận không thể thiếu trong nền văn học toàn cầu. Đây có thể được xem như trào lưu mới phong phú và đa sắc thái, thu hút một lượng độc giả khá khổng lồ.
Sức sống lâu dài của phần lớn những tác phẩm khai sinh nhờ internet là khá ngắn (ảnh: dantri)

Có nhiều ý kiến cho rằng, văn hóa đọc đang dần bị mai một, khi giới trẻ đang dần quay lưng với sách. Thực tế có đáng bi quan như vậy không? Ngày nay, với nhiều phương tiện giải trí nghe, nhìn phát triển thì việc cặm cụi dõi mắt trước trang sách có vẻ dần xa lạ với nhiều người, nhất là giới trẻ. Một số ý kiến lý giải, việc đọc sách tốn nhiều thời gian trong khi nội dung những quyển sách nổi tiếng đều được dựng thành phim. Bạn Minh Huy, sinh viên trường ĐH Y Dược có ý kiến:



Còn theo ý kiến của bạn Thu Thủy, văn hóa đọc là nhu cầu thật sự của con người, làm phong phú thêm tâm hồn, giúp chúng ta cảm nhận sâu sắc hơn cuộc sống xung quanh. Có thể khẳng định, văn hóa đọc ngày nay không hề bị mai một, mà ở một bộ phận rất lớn các bạn sinh viên, giới trẻ đang quay về với văn hóa đọc và tìm tòi những cuốn sách có giá trị ở các cửa hàng sách, hội sách và trên internet. Bạn Thu Thủy nói:




Nhịp sống hiện đại khiến cho một số người không còn có thói quen tìm đến thư viện, là cà các hiệu sách tìm mua những quyển sách mình yêu thích. Thay vào đó, họ lang thang trên mạng, trở thành tín đồ của sách điện tử - E-book. Cho đến nay vẫn chưa có một thống kê chính xác, nhưng đời sống văn học trên mạng đang có một sức lan tỏa hết sức mạnh mẽ, khi một bộ phận không nhỏ đọc giả chọn đọc các tác phẩm văn học trên mạng thay cho sách. Vậy có thể lạc quan để nói rằng, văn hóa đọc chưa đến nỗi mai một mà độc giả đang dần chuyển sang một hình thức tiếp cận mới.


Có nhiều nhà văn mới tỏa sáng trên văn đàn hoàn toàn nhờ mạng Internet có thể kể tên hàng loạt gương mặt quen thuộc như: Trang Hạ, Đặng Thiều Quang, Giao Chi, Doãn Dũng, Keng, Phan Hồn Nhiên…Đã có một số tác phẩm văn học mạng đi theo lộ trình phát hành ngược, từ blog đến sách và đã tạo được những hiệu ứng mạnh mẽ trong cộng đồng cư dân mạng cũng như những người yêu sách. Tín hiệu này cho chúng ta một sự kỳ vọng văn học mạng một chỗ đứng quan trọng bên cạnh dòng văn học truyền thống.


Tuy có khá nhiều tác phẩm đang gây nhiều sóng gió và thu hút một lượng độc giả khá lớn nhưng đến nay số tác phẩm văn học mạng được in thành sách không nhiều như, tiêu biểu có thể kể đến: Chuyện tình New York của Hà Kin (NXB Hội Nhà văn), Tuyết đen của Giao Chi (NXB Văn nghệ), Nhật ký tình yêu, tác giả Trần Thu Trang (NXB Hội Nhà Văn)…Nguyên nhân chính là do các quy định việc xuất bản, phát hành các tác phẩm trên mạng máy tính và các thiết bị kỹ thuật số vẫn chưa có quy định cụ thể trong Luật nên nhiều nơi vẫn còn hết sức dè dặt.


Trong khi các NXB đang khá thận trọng với e-book thì nhiều nhà văn chủ động tận dụng thế mạnh của internet để đưa tác phẩm của mình tiếp cận nhanh với công chúng. Đây là công cụ khá hữu hiệu để nhà văn dễ dàng xác định được lớp độc giả của mình và đo được thị hiếu của độc giả mà cho ra đời những tác phẩm phù hợp với đại chúng. Vì thế, văn học mạng thường là những sáng tác dễ đọc, dễ hiểu và khá đời thường. Nhưng đây cũng là con dao hai lưỡi, qua quan sát cho thấy sức sống lâu dài của phần lớn những tác phẩm khai sinh nhờ internet là khá ngắn. Đó là chưa kể một số tác phẩm kém chất lượng vi phạm thuần phong mỹ tục. Bà Dương Thị Ngọc Hân - Trưởng Ban biên tập công ty Văn hóa sáng tạo Trí Việt (First News) bày tỏ quan điểm của mình:




Trên thế giới, việc đọc dưới dạng e-book, công chúng phải mua trên mạng và tốn phí nhằm bảo vệ quyền tác giả, và có nhiều tác phẩm nổi tiếng được xuất bản song song bản giấy lẫn sách điện tử. Thế nhưng, ở VN tình trạng sách điện tử vẫn còn mang tính tự phát, nhiều bản còn làm cẩu thả và không có bản quyền. Chính vì vậy, sách điện tử là một yêu cầu cần thiết nhằm đảm bảo tác quyền của tác giả, đồng thời người đọc có thể yên tâm tiếp cận một tác phẩm hay, có giá trị. Ông Nguyễn Minh Nhựt - Giám đốc NXB Trẻ quan niệm, không có khái niệm văn học mạng hay văn học trên giấy, nếu như tác phẩm có giá trị nhất định đối với độc giả thì NXB sẵn sàng thực hiện sứ mạng là bà đỡ cho tác phẩm:




Ở hội sách TPHCM lần thứ 7 diễn ra từ ngày 19 đến ngày 25/03, NXB Trẻ dành 2 gian hàng để giới thiệu mô hình sách điện tử, chuẩn bị cho sự ra đời của công ty sách điện tử NXB Trẻ. Trong đó, NXB Trẻ sẽ phối hợp với những đối tác như FPT, Viettel, Samsung hay các công ty khác để tổ chức ký, chuyển giao tác quyền để NXB Trẻ được sử dụng sách điện tử của một số tác giả lớn.


Với dòng chảy mạnh mẽ của dòng văn học mạng, chúng ta không thể ngăn cản công chúng tiếp cận với hình thức đọc khá mới mẻ này bởi “những con sâu làm rầu nồi canh”. Với kho sách “ảo” khổng lồ không một thư viện nào trên thế giới đáp ứng nổi, độc giả được tự do lựa chọn, thưởng thức tác phẩm miễn phí và khá tiện lợi. Thế nhưng khi đối diện với một khối lượng tác phẩm đồ sộ, vàng thau lẫn lộn thì bạn đọc, chính là những người phải biết chọn lọc cái hay, cái thực sự giá trị của tác phẩm thì mới tiếp thu tinh hoa của văn học.


Bình luận