Chờ...

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: đến 2030 đào tạo "4.0" cho 1,5 triệu lao động nông thôn

VOH - Nhân lực nông lâm thủy sản ở Vùng Đông Nam Bộ có chuyên môn kỹ thuật thấp và giảm mạnh, bình quân gần 50 ngàn người/năm ( 3,75%) do lao động "di cư" tìm kiếm việc làm ở các KCN, đô thị khác.

​Triển khai thực hiện Quyết định 150 năm 2022 của Thủ tướng và Nghị quyết 37 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về “Đổi mới, nâng cao hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu cầu phát triển ngành Nông nghiệp, nông thôn đến năm 2025 - 2030, hệ thống các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục được kiện toàn.

Năm 2011 vùng Đồng bằng Sông Cửu Long chỉ có 13 cơ sở giáo dục đại học, thì đến năm 2020 đã tăng lên 21 cơ sở giáo dục đại học với quy mô đào tạo gần 150.000 sinh viên. Vùng Đông Nam Bộ quy mô đào tạo hơn 510.000 sinh viên với tỷ lệ 30,2%, đứng thứ hai cả nước.

Hai vùng này có nhiều trường đào tạo về nông, lâm nghiệp, thủy sản, thủy lợi, với các chuyên ngành như Bảo vệ thực vật, Chăn nuôi, Lâm học, Lâm nghiệp đô thị, Nông học, Nuôi trồng thủy sản, Công nghệ chế biến thuỷ sản, Bệnh học thuỷ sản, Quản lý tài nguyên rừng, Công nghệ chế biến lâm sản, Thú y, sư phạm kỹ thuật nông nghiệp; Công nghệ sinh học nông nghiệp...

​Tuy vậy, công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp đứng trước những khó khăn, thách thức. Lao động nông lâm thủy sản có xu hướng giảm nhanh trong thời gian qua.

Lao động nông lâm thủy sản của Vùng Đông Nam Bộ giảm mạnh từ 1,24 triệu người năm 2011 còn 778 ngàn người vào năm 2020; mỗi năm gỉảm trung bình 46,7 ngàn người, tốc độ giảm bình quân 3,75% mỗi năm.

Nguyên nhân là lao động di cư ra khỏi vùng để tìm kiếm việc làm ở các khu công nghiệp, đô thị khác. Chất lượng lao động nông, lâm nghiệp và thủy sản có trình độ chuyên môn kỹ thuật từ sơ cấp nghề trở lên có tỷ lệ thấp; đa phần vẫn là lao động phổ thông, giản đơn, lao động làm việc theo kinh nghiệm, thời vụ, thiếu lao động có tay nghề cao. 

​Theo ông Huỳnh Văn Thòn - Chủ tịch Hội đồng Quản trị công ty cổ phần tập đoàn Lộc Trời, vấn đề nhân lực là vấn đề quyết định sống còn của các tổ chức hoặc doanh nghiệp, với Lộc Trời đây là vấn đề được quan tâm hàng đầu.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: đến 2030 đào tạo
Ông Huỳnh Văn Thòn - Chủ tịch Tập đoàn Lộc Trời

Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa có được định hướng rõ ràng trong vấn đề đào tạo kết hợp giữa các trường, viện với các doanh nghiệp. Riêng đào tạo nhân lực tiếp cận trình độ 4.0 càng trở nên cấp thiết và quan trọng để phát triển nông nghiệp và thôn thôn hiện đại, ông Thòn bày tỏ.

​Ông Phạm Thái Bình - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An cho biết, đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp là rất cần thiết vì nhu cầu luôn cao. Ngay trong lĩnh vực lúa gạo, muốn có sự phát triển bền vững thì sản xuất phải gắn với thị trường. Nông dân và doanh nghiệp phải liên kết chặt chẽ, phải cập nhật kiến thức thông qua đào tạo, tập huấn.

​Sản xuất nông nghiệp rước góc độ là hàng hóa, nhu cầu của thế giới rất lớn, Việt Nam cũng có tiềm năng, nhưng thực tế chưa đáp ứng được, bởi nguồn nhân lực đầu tư cho phát triển nông nghiệp còn rất hạn chế. Như trong về kinh doanh lúa gạo, nguồn cung thị trường toàn cầu về lương thực đang khan hiếm, thì vấn đề sản xuất rất cần cơ giới hóa đồng bộ, số hóa vào đồng ruộng hoặc về đảm bảo chống chịu sâu bệnh, biến đổi khí hậu, hiện nay đang rất thiếu, ông Bình chia sẻ thêm.

​Bà Lý Kim Chi- Chủ tịch Hội Lương thực - thực phẩm TPHCM nói lên thực trạng nhiều sinh viên được đào tạo bài bản nhưng khi đi làm thì doanh nghiệp không sử dụng được ngay, mà phải đào tạo lại mới có thể tiếp cận được công việc. Do vậy việc đào tạo cần phải theo nhu cầu thực tế, có sự liên kết, đặt hàng giữa nhà trường và doanh nghiệp, để từ đó việc đào tạo nhân lực sẽ bài bản hơn, đáp ứng nhu cầu thực tế hơn:

​Nếu như các trường đào tạo về nông nghiệp biết kết hợp với các doanh nghiệp làm nông nghiệp chắc chắn nhân lực được đào tạo sẽ đáp ứng công việc tốt hơn khi vào làm việc tại các doanh nghiệp.

​Bộ Trưởng Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan nhấn mạnh, định hướng đào tạo nhân lực phải đi vào nhu cầu thực tế. Trí tuệ nhân tạo và robot trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ thay thế con người trong rất nhiều lĩnh vực. Tuy đào tạo không phải là thương mại hóa, nhưng cũng phải đi theo quy luật của thị trường, quy luật cung cầu, quy luật giá cả, chất lượng. Nhân lực đào tạo của các trường buộc phải thích ứng xu thế mới của kinh tế thị trường, công nghệp 4.0.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: đến 2030 đào tạo
Bộ trưởng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Lê Minh Hoan phát biểu tại Quốc hội

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đặt mục tiêu đến năm 2030 đào tạo nhân lực chuyên môn nghề cho nông thôn đạt bình quân 1,5 triệu lao động/năm; tỷ lệ lao động nông nghiệp được đào tạo đạt trên 70%.

Nguồn nhân lực cho nông thôn không chỉ đào tạo lao động trong sản xuất, mà còn đào tạo nhân lực cho quản lý; không chỉ cần nhân lực cho nông nghiệp, mà cần cả nhân lực cho công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Đào tạo nhưng phải gắn liền với sử dụng, tạo công ăn việc làm.

Bình luận