Không chỉ phòng ngừa ung thư, tỏi mọc mầm còn có rất nhiều công dụng hữu ích khác

Nếu như trước đây những củ tỏi bị mọc mầm xanh được cho là đã hỏng vì bị bỏ đi. Thì ngày nay, các nhà khoa học cho rằng, tỏi mọc mầm chứa nhiều dinh dưỡng và có công dụng rất tốt cho sức khỏe.

Rất nhiều người thường bỏ đi những củ tỏi trong kệ bếp khi thấy chúng bắt đầu mọc mầm vì nghĩ rằng chúng đã bị hỏng, nếu ăn sẽ không tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, mới đây các nhà khoa học lại cho rằng tỏi mọc mầm chứa rnhiều thành phần dinh dưỡng và có công dụng tốt cho sức khỏe hơn tỏi tươi.

Trong tỏi mọc mầm chứa rất nhiều chất chống lại các virus xâm nhập cơ thể. Đặc biệt, tỏi mọc mầm còn chứa các chất chống oxy hóa cực mạnh giúp ức chế và ngăn chặn các bệnh do vi khuẩn, virus gây nên.

Theo TS. Trịnh Tất Cường, Phòng Enzym học và phân tích hoạt tính sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội, tỏi mọc mầm có khả năng chống viêm nhiễm, tăng cường hoạt tính của các tế bào làm ức chế sự phát triển của vi sinh vật gây bệnh, cũng như có khả năng ức chế sự phát triển của một số dòng tế bào ung thư.

1. Tác dụng của tỏi mọc mầm

1.1. Chống ung thư

Tỏi mọc mầm không chỉ là tốt cho sức khỏe mà còn là khắc tinh của bệnh ung thư. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, quá trình nảy mầm trong tỏi kích thích sản sinh chất phytochemical, có khả năng chặn sự lây lan của các tế bào ung thư ác tính và ức chế hoạt động của các chất gây ung thư trên cơ thể. Ngoài ra, một lượng lớn các chất chống gốc oxy tự do trong tỏi cũng ức chế sự hình thành một số tế bào gây ung thư.

khong-chi-phong-ngua-ung-thu-toi-moc-mam-con-chua-rat-nhieu-cong-dung-khac-VOh

Tỏi mọc mầm có khả năng ức chế một số dòng tế bào ung thư (Nguồn: Internet)

1.2. Ngăn ngừa đột quỵ

Tỏi mọc mầm cung cấp lượng lớn chất anjoene - chất ngăn ngừa sự hình thành của các cục máu đông. Ngoài ra, chất nitrit trong tỏi mọc mầm cũng giúp làm giãn nở động mạch. Khi hai chất hoạt động song song sẽ chống lại sự hình thành của các cơn đột quỵ.

1.3. Bảo vệ tim mạch

Một nghiên cứu được đăng trên tạp chí ACS' Journal of Agricultural and Food Chemistry cho biết, những củ tỏi đã mọc mầm khoảng 5 ngày có hoạt tính chống oxy hóa tốt cho tim cao hơn tỏi tươi. Bởi chúng có khả năng đẩy mạnh hoạt động của enzym và ngăn chặn sự hình thành mảng bám - tác nhân quan trọng dẫn đến bệnh tắc nghẽn tim, bảo vệ cơ thể khỏi các cơn đau tim.

1.4. Chống lão hóa

Chất chống oxy hóa sẽ giúp ngăn ngừa lão hóa sớm bằng cách loại bỏ các gốc tự do trong cơ thể. Và một số thành phần trong tỏi mọc mầm không chỉ ngăn chặn sự xuất hiện của các nếp nhăn mà còn có khả năng giảm thiểu sự suy thoái của các cơ quan trong cơ thể.

1.5. Tăng cường hệ thống miễn dịch

Những người thường xuyên bị cảm lạnh, ho hoặc nhiễm trùng thì tỏi là một trong những loại thực phẩm có thể khắc phục hiệu quả. Đó là bởi vì mầm tỏi có thể giúp cung cấp cho cơ thể chất chống oxy hóa, tiêu diệt sự nhiễm trùng cho các tế bào. Đồng thời còn tăng cường hệ thống miễn dịch bằng cách bảo vệ các tế bào, có tác dụng giảm thiểu sự nhiễm trùng.

khong-chi-phong-ngua-ung-thu-toi-moc-mam-con-chua-rat-nhieu-cong-dung-khac-1-VOH

Ăn tỏi mọc mầm có thể làm giảm các triệu chứng khi bị ngộ độc thực phẩm (Nguồn: Internet)

Ngoài ra, việc ăn tỏi đã mọc mầm sẽ giúp giảm bớt các triệu chứng về ngộ độc thức ăn như: bị tiêu chảy hay đau bụng khi ăn phải thực phẩm không rõ nguồn gốc.

2. Cách trồng và ăn mầm tỏi

Để có được những củ tỏi mọc mầm rất đơn giản, bạn chỉ cần mua tỏi tươi về chọn vài củ to, già và khỏe mạnh để riêng ra để nuôi mầm tỏi.

Có 2 cách để bạn có thể thực hiện như sau:

  • Cách 1: Lấy 1 cái khay nhựa, trải một lớp bông hay vải ẩm bên dưới, xếp tỏi lên trên, rễ hướng xuống mầm hướng lên, để nơi thoáng mát. Hàng ngày, bạn dùng bình xịt phun sương phun đều lên khay tỏi cho ẩm (chú ý không làm tỏi bị ướt đẫm nước sẽ gây úng hỏng). 
  • Cách 2: Đổ 1 lớp nước ngập rễ tỏi vài milimet, đặt củ tỏi vào. Tuy nhiên 1 số củ có nguy cơ úng nếu bạn làm cách này.

Khi mầm tỏi nhú lên cao thì bạn có thể cắt mầm tỏi đó để thêm vào các món ăn như một thứ gia vị bình thường (tương tự việc sử dụng hành lá) hoặc có thể ngâm trong rượu, trong giấm hoặc xay, giã, ăn sống trực tiếp.

Với những lợi ích trên, hi vọng từ nay sẽ không còn ai lãng phí những củ tỏi mọc mầm.

Bình luận