(VOH) – Người tham gia giao thông mặc định phải thuộc nằm lòng các loại biển báo biệu đường bộ, phải luôn quan sát và nắm rõ ý nghĩa của từng loại biển báo để tuân thủ theo đúng quy định.
Hệ thống biển báo hiệu đường bộ việt nam vô cùng phong phú với các nhóm gồm: biển cấm, biển chỉ dẫn, biển hiệu lệnh, biển nguy hiểm và biển phụ cùng tổng cộng hơn 300 loại biển báo. Đây là các biển hiệu được đặt trên đường, có chứa các thông tin đến người tham gia giao thông.
Biển báo hiệu đường bộ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống xã hội ngày nay, giúp giao thông được ổn định, đảm bảo an toàn, trật tự xã hội. Nhờ các biển báo hiệu mà các phương tiện tham dự giao thông an toàn, liên tiếp mà không bị ùn tắc, góp phần lớn vào việc phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, lực lượng cảnh sát giao thông không thể luôn túc trực tại tất cả các đoạn đường. Khi đó hệ thống các biển báo giao thông đường bộ sẽ làm thay công việc hướng dẫn cho người điều khiển đi đúng làn đường quy định, giảm ùn tắc, an toàn cũng như tiết kiệm thời gian cho người tham gia giao thông.
Một số vai trò cơ bản của biển báo hiệu đường bộ:
Giúp người tham gia giao thông không đi sai luật: Tại các đoạn đường khác nhau sẽ có những quy định, đặc điểm riêng như giảm tốc độ, đường một chiều, đường cấm rẽ phải…Người điều khiển phương tiện cần quan sát kỹ càng bản báo hiệu để tránh vi phạm luật giao thông.
Tạo ra văn hóa giao thông: Khi lưu thông trên đường, nếu không có các biển hiệu, người điều khiển phương tiện sẽ chạy luồng tuông không đúng quy định, không có sự đồng nhất, gây mất trật tự an toàn.
Giúp lái xe được thuận lợi hơn: Một số loại biển báo cấm hay biển chỉ dẫn có vai trò giúp người điều khiển tránh được những con đường ùn tắc, nguy hiểm, giảm kẹt xe, giúp mọi người tiết kiệm thời gian, công sức.
Giúp đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông: Tất các các loại biển báo hiệu chung quy đều muốn đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân hạn chế xảy ra các vụ tai nạn giao thông. Ví dụ, biển nguy hiểm cảnh bảo trước những chướng ngại vật sắp tới để người điều khiển cảnh giác hơn, biển báo cấm rẽ trái thì cũng đồng nghĩa với việc cấm quay đầu xe…
Theo luật giao thông đường bộ Việt Nam - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT, biển báo hiệu đường bộ được chia làm 6 loại với mục đích khác nhau. Bao gồm biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển phụ, biển báo chỉ dẫn, nhóm vạch kẻ đường.
2.1 Biển báo cấm
Hình dạng: Hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng, hình vẽ màu đen ở giữa.
Ý nghĩa: Đây là loại biển báo giao thông biểu thị các điều cấm (mã P) và hết cấm (mã DP). Bắt buộc người tham gia giao thông phải tuân thủ. Loại biển báo này thường được đặt ở vị trí của đường giao nhau, đường cấm một phương tiện bất kỳ hoặc phía bên cấm rẽ thường là đường một chiều. Nhóm biển báo cấm gồm 63 biển với 39 kiểu, bao gồm các biển báo giao thông được đánh số từ 101 đến 140. Tất cả có đường kính: 70 cm, viền đỏ 10 cm, vạch đỏ 5 cm.
P.101 Đường cấmP.102 Cấm đi ngược chiều P103a: Cấm xe ôtô - P103b: Cấm xe ôtô rẽ phải - P103c: Cấm xe ôtô rẽ trái P.104 Cấm xe máyP.105 Cấm xe ôtô và xe máyP106 (a,b): Cấm xe ôtô tải - P106c: Cấm xe chở hàng nguy hiểmP.107 Cấm xe ôtô khách và xe ôtô tảiP.107a Cấm xe ôtô khách P.107b Cấm xe ôtô taxiP.108 Cấm xe kéo rơ-moócP.108a Cấm xe sơ-mi-rơ-moócP.109 Cấm xe máy kéoP110a: Cấm xe đạp - P110b: Cấm xe đạp thồP111a: Cấm xe gắn máy - P111 (b,c): Cấm xe ba bánh loại có động cơ - P111d: Cấm xe ba bánh loại không có động cơ P.112 Cấm người đi bộP.113 Cấm xe người kéo, đẩyP.114 Cấm xe súc vật kéoP.115 Hạn chế tải trọng toàn bộ xe P.116 Hạn chế tải trọng trên trục xeP.117 Hạn chế chiều caoP.118 Hạn chế chiều ngang xeP.119 Hạn chế chiều dài xe P.120 Hạn chế chiều dài xe ôtô, máy kéo moóc hoặc sơ-mi-rơ-moócP.121 Cự ly tối thiểu giữa hai xeP123a: Cấm rẽ trái - P123b: Cấm rẽ phải P124 (a,b): Cấm quay đầu xe - P124c: Cấm rẽ trái và quay đầu xe - P124d: Cấm rẽ phải và quay đầu xe - P124e: Cấm ôtô rẽ trái và quay đầu xe - P124f: Cấm ôtô rẽ phải và quay đầu xe P.125 Cấm vượt P.126 Cấm ôtô tải vượtP.127 Tốc độ tối đa cho phépP.127a Tốc độ tối đa cho phép về ban đêm P.127b Biển ghép tốc độ tối đa cho phép trên từng làn đường P.127c Biển ghép tốc độ tối đa cho phép theo phương tiện, trên từng làn đường P.127d Biển hết hạn chế tốc độ tối đa cho phép theo biển ghép P.128 Cấm sử dụng còi P.129 Kiểm traP.130 Cấm dừng xe và đỗ xe P131a: Cấm đỗ xe - P131b: Cấm đỗ xe ngày lẻ - P131c: Cấm đỗ xe ngày chẵnP.132 Nhường đường cho xe cơ giới đi ngược chiều qua đường hẹp DP.133 Hết cấm vượt DP.134 Hết hạn chế tốc độ tối đaDP.135 Hết tất cả các lệnh cấm P.136 Cấm đi thẳngP.137 Cấm rẽ trái, rẽ phảiP.138 Cấm đi thẳng, rẽ trái P.139 Cấm đi thẳng, rẽ phảiP.140 Cấm xe công nông và các loại xe tương tự
2.2 Biển báo nguy hiểm
Hình dạng: Hình tam giác, nền màu vàng, viền màu đỏ, hình vẽ màu đen
Ý nghĩa: Biển báo nguy hiểm gồm 83 biển với 47 kiểu được đánh dấu bằng mã W. Biển báo nguy hiểm có mục đích thông báo cho người điều khiển những tình huống nguy hiểm có thể xảy ra. Ngoài ra, con giúp chủ phương tiện xác định địa hình đoạn đường phía trước như thế nào, giao cắt ra sao, đường hướng nào được ưu tiên cần lưu ý để người lái xe giảm tốc độ, đi đúng phần đường, giữ cự ly an toàn. Biển báo nguy hiểm được đánh số từ 201 đến 247.
W201 (a,b): Chỗ ngoặt nguy hiểm W201 (c,d): Chỗ ngoặt nguy hiểm có nguy cơ lật xe W202 (a,b): Nhiều chỗ ngoặt nguy hiểm liên tiếp W203 (a,b,c): Đường bị thu hẹpW.204 Đường hai chiềuW205 (a,b,c,d,e): Đường giao nhau W.206 Giao nhau chạy theo vòng xuyến W.207 (a, b, c, d, e) Biển báo giao nhau với đường không ưu tiênW.207 (f, g, h, i, k, l) Biển báo giao nhau với đường không ưu tiênW.208 Giao nhau với đường ưu tiênW.209 Giao nhau có tín hiệu đèn W.210 Giao nhau với đường sắt có rào chắn W.211a: Giao nhau với đường sắt không có rào chắn - W.211b: Giao nhau với đường tàu điện W.212 Cầu hẹpW.213 Cầu tạmW.214 Cầu quay - cầu cất W215a: Kè, vực sâu phía trước - W215b: Kè, vực sâu bên đường phía bên trái - W215c: Kè, vực sâu bên đường phía bên phải W.216a: Đường ngầm - W.216b: Đường ngầm có nguy cơ lũ quétW.217 Bến phà W.218 Cửa chuiW.219 Dốc xuống nguy hiểm W.220 Dốc lên nguy hiểm W.221 (a,b): Đường không bằng phẳng W.222a: Đường trơn - W.222b: Lề đường nguy hiểm W.223 (a,b): Vách núi nguy hiểmW.224 Đường người đi bộ cắt ngang W.225 Trẻ emW.226 Đường người đi xe đạp cắt ngangW.227 Công trường W.228 (a,b): Đá lở - W.228c: Sỏi đá bắn lên - W.228d: Nền đường yếu W.229 Dải máy bay lên xuống W.230 Gia súcW.231 Thú rừng vượt qua đườngW.232 Hướng gió W.233 Nguy hiểm khácW.234 Giao nhau với đường hai chiều W.235 Đường đôiW.236 Kết thúc đường đôiW.237 Đường có độ vòng lớn W.238 Đường cao tốc phía trước W.239 Đường cáp điện ở phía trên W.240 Đường hầmW.241 Ùn tắc giao thông W.242 (a,b): Nơi đường sắt giao vuông góc với đường bộ W.243 (a,b,c): Nơi đường sắt giao không vuông góc với đường bộW.244 Đoạn đường hay xảy ra tai nạn W.245 (a,b): Đi chậm W.246 (a,b,c): Chú ý chướng ngại vật W.247 Chú ý xe đỗ
2.3 Biển báo hiệu lệnh
Hình dạng: Biển báo hiệu lệnh có hình tròn, nền xanh, hình vẽ màu trắng.
Ý nghĩa: Biển báo hiệu lệnh gồm 65 biển có nhiệm vụ chỉ dẫn những hiệu lệnh mà người lái xe phải thi hành. Thông thường là các hướng phải đi, vòng xoay, cầu vượt hay cần hạn chế tốc độ tối thiểu…Yêu cầu người lái xe thực hiện nghiêm túc. Biển báo hiệu lệnh có mã R và R.E.
R.301: Hướng đi phải theo (R301a: Các xe chỉ được đi thẳng; R301b: Hướng đi phải phải theo; R301c: Hướng đi trái phải theo; R301 (d,e): Các xe chỉ được rẽ phải/trái;...R301i: Các xe chỉ được rẽ trái và phải R.302 (a,b,c): Hướng phải đi vòng chướng ngại vật R.303 Nơi giao nhau chạy theo vòng xuyến R.304 Đường dành cho xe thô sơ R.305 Đường dành cho người đi bộR.306 Tốc độ tối thiểu cho phép R.307 Hết hạn chế tốc độ tối thiểuR.308 (a,b): Tuyến đường cầu vượt cắt qua R.309 Ấn còi R.310 (a,b,c): Hướng đi phải theo cho các xe chở hàng nguy hiểm R.403a: Đường dành cho ôtô - R.403b: Đường dành cho ôtô, xe máy - R.403c: Đường dành cho xe buýt - R.403d: Đường dành cho ôtô conR.403e: Đường dành cho xe máy - R.403f: Đường dành cho xe máy và xe đạpR.404 (a,b,c,d): Biển báo hiệu thông báo hết đoạn đường dành cho các phương tiệnR.411 Hướng đi theo vạch kẻ đường R.412 (a,b,c,d,e,f,g,h): Làn đường dành riêng cho từng loại xe R.413 (a,b,c,d,e,f,g,h): Kết thúc làn đường dành riêng cho từng loại xe R.415 Biển gộp làn đường theo phương tiện
2.4 Biển báo chỉ dẫn
Hình dạng: Hình chữ nhật hoặc hình vuông, nền xanh, hình vẽ màu đen, trắng, vàng hoặc đỏ.
Ý nghĩa: Biển báo chỉ dẫn có 90 loại với mã I. Đúng với tên gọi biển báo chỉ dẫn giúp người điều khiển phương tiện định hướng, các điểm mốc, lối rẽ, cây xăng gần nhất, trạm dừng chân, thành phố hay thị trấn…hoặc những điều có ích khác, giúp quá trình tham gia giao thông thuận lợi hơn.
I.405 (a,b,c): Đường cụt bên phải/trái/thẳng I.406 Được ưu tiên qua đường hẹpI.407 Đường một chiều I.408 Nơi đậu xeI.409 Chỗ quay xeI.410 Khu vực quay xeI.413 Đường phía trước có làn đường dành cho ôtô khách I.414 Chỉ hướng đường I.415 Mũi tên chỉ hướng điI.416 Lối đi vòngI.417 Chỉ hướng đường cho từng loại xeI.418 Lối đi ở những vị trí cấm rẽI.419a Chỉ dẫn địa giới I.423 Vị trí người đi bộ sang ngang I.424 Cầu vượt qua đường cho người đi bộ I.425 Bệnh viện I.426 Trạm cấp cứuI.427a Trạm sửa chữaI.428 Cửa hàng xăng dầuI.429 Nơi rửa xeI.430 Điện thoại I.431 Trạm dừng nghỉ I.433a: Nơi nghỉ mát I.432 Khách sạn I.434a Bến xe buýtI.436 Trạm cảnh sát giao thông I.439 Tên cầu I.440 Đoạn đường thi công I.442 Chợ I.446 Nơi đỗ xe dành cho người tàn tật I.447 (a,b,c,d): Biển báo cầu vượt liên thông
2.5 Biển báo phụ
Hình dạng: Hình vuông hoặc hình chữ nhật, viền đen, nền trắng, hình vẽ màu đỏ hoặc đen.
Ý nghĩa: Nhóm biển báo phụ thường nằm phía dưới biển báo cấm, nguy hiểm, hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn. Chúng có tác dụng bổ sung, làm rõ cho ý nghĩa cho các biển báo chính phía trên. Biển báo phụ gồm 31 biển có mã S, SG và SH.
S.501 Phạm vi tác dụng của biển S.502 Khoảng cách đến đối tượng báo hiệu S.503 (a,b,c,d,e,f): Hướng tác dụng của biển S.504 Làn đường S.505a Loại xeS.506 (a,b): Hướng đường ưu tiên S.507 Hướng rẽS.509 (a,b): Thuyết minh biển chính
2.6 Nhóm vạch kẻ đường
Hình dạng: Nền đen, hình vẽ có 2 màu là vàng hoặc trắng. Vạch kẻ đường chia làm 2 loại: vạch nằm ngang và vạch nằm đứng.
Ý nghĩa: Vạch kẻ đường cũng là một dạng báo hiệu giao thông nhưng được kẻ trực tiếp lên mặt đường. Vạch kẻ đường cũng rất quan trong về phạm vi áp dụng, ý nghĩa trong hệ thống biển báo hiệu giao thông đường bộ Việt Nam. Dùng để phân loại xe, làn đường, đường đi phụ và lối rẽ nếu không có bare, đường cấm trong từng trường hợp. Đối với trường hợp nơi vừa có vạch kẻ đường, vừa có biển báo giao thông thì lái xe phải tuân thủ theo biển báo.
Vạch 1.1: Vạch phân chia hai chiều xe chạy - 2 làn xe (vạch tim đường), dạng vạch đơn, đứt nét Vạch 1.2: Vạch phân chia hai chiều xe chạy - từ 2-3 làn xe (vạch tim đường), dạng vạch đơn, nét liền Vạch 1.3: Vạch phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều (vạch tim đường), dạng vạch đôi, nét liền Vạch 1.4: Vạch phân chia hai chiều xe chạy, dạng vạch đôi gồm một vạch nét liền, một vạch nét đứt Vạch 1.5: Vạch xác định ranh giới làn đường có thể thay đổi hướng chạy xe Vạch 2.1: Vạch phân chia các làn xe cùng chiều, dạng vạch đơn, đứt nét Vạch 2.2: Vạch phân chia các làn xe cùng chiều, dạng vạch đơn, liền nét - Không cho phép chuyển lànG.25 Bố trí vạch sơn khi chướng ngại vật nằm ở giữa hai làn đường cùng chiều Vạch 4.1: Vạch kênh hóa dòng xe dạng gạch chép G.46 Bố trí vạch dừng xe ở nút giao thông có đèn tín hiệu G.48 Vạch dừng xe tại nút giao không có tín hiệu đèn điều khiển G.50 Vạch giảm tốc độ nhường đường Vạch 7.3: Vạch đi bộ qua đường G.53 Vạch xe đạp qua đườngG.72 Vạch quy định vị trí dừng đỗ của phương tiện giao thông công cộng trên đườngF.15 Biển chỉ dẫn số lượng làn và hướng đi cho từng làn
Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Trong đó, quy định rõ mức phạt đối với lỗi không chấp hành biển báo giao thông đường bộ. Cụ thể, tại điều 5 của Nghị định này: Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe ôtô, phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện)…không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường.