Chờ...

Thủy triều đen là gì? Hậu quả gây ra cho sự sống trên đại dương

(VOH) - Chắc chắn chúng ta đều đã từng ít nhất một lần nghe đến ‘Thủy triều đen’. Vậy ‘thủy triều đen’ là gì và liệu chúng có gây nguy hiểm hay không?

“Thủy triều đen” không phải là một hiện tượng tự nhiên mà là do con người gây nên bởi những tác động xấu đến môi trường. Chúng gây hại cho các sinh vật sống dưới nước và cả với con người. 

1. “Thủy triều đen” là gì?

Theo từ điển Hán - Việt, “thủy” có nghĩa là nước và “triều” mang nghĩa chỉ cường độ, sự thay đổi mực nước dâng lên và hạ xuống. Hiểu đơn giản thì “thủy triều” chính là hiện tượng tự nhiên mà mực nước tại các sông, biển,… dâng lên và hạ xuống theo chu kỳ thời gian phụ thuộc vào lực hấp dẫn của mặt trăng và các vì sao. Những tác động này đã ảnh hưởng trực tiếp lên trái đất và gây ra thủy triều. 

Chính bởi vậy, nhiều người nghĩ rằng “thủy triều đen” có lẽ là hiện tượng tự nhiên đặc biệt nào đó. Thế nhưng “thủy triều đen” thực sự không phải là một hiện tượng thủy triều tự nhiên. Thay vào đó, đây cách gọi này dùng để chỉ hiện tượng dầu tràn ra biển từ những vụ đắm tàu, tràn dầu hay là do các giàn khoan dầu khai thác dầu quá mức… nhưng lại không xử lý kịp thời.

Khi một lượng dầu tràn ra, lắng đọng xuống đáy biển, tạo thành những lớp trầm tích dày đặc gây ra ô nhiễm môi trường biển cũng như các loài sinh vật biển sinh sống ở khu vực đó.

thuy-trieu-den-voh-1
Khái niệm về "thủy triều đen"

Thủy triều đen hay còn được gọi là “black tide”, chỉ những đợt tràn dầu biển, những đợt hàng hoá có hại nhập lậu, không được xử lý kịp thời gây ra ô nhiễm môi trường biển. Hiện tượng này có thể phá hủy hệ sinh thái biển cũng như những sinh vật sống trong môi trường đó. 

Những sự cố tràn dầu trên đại dương dẫn đến hiện tượng “thủy triều đen” được coi là một thảm họa của môi trường. Ảnh hưởng, tác động do chúng để lại rất khôn lường, gây những hiệu ứng tiêu cực đến cả xã hội, đến nền kinh tế và cho cả môi trường.

Xem thêm: Thủy triều đỏ - một hiện tượng kỳ lạ, tuy đẹp mắt nhưng lại khiến con người sợ hãi

2. Nguyên nhân “thủy triều đen” bắt nguồn từ đâu?

Để giải thích cho hiện tượng “thủy triều đen”, nguyên nhân chủ yếu vẫn xuất phát từ phía con người. Những vụ tai nạn đắm tàu chở dầu trên biển khiến cho lượng lớn dầu không kịp xử lý tràn ra biển. Việc khai thác, lắp đặt giàn khoan khai thác dầu dưới lòng biển, hay các nhà máy đổ dầu thải ra biển cũng là những nguyên nhân chính dẫn đến “thủy triều đen”.

Vụ đắm tàu chở dầu Torrey Canyon vào năm 1967 tại bờ biển phía Nam của nước Anh được đánh dấu là lần đầu tiên diễn ra “thủy triều đen”. Đến năm 1983, tàu Exton Valdy bị mắc cạn ở Alaska (Mỹ) làm hàng triệu triệu tấn dầu thô tràn ra biển, gây nên cái chết của rất nhiều sinh vật biển như cá, san hô, chó biển, sư tử biển, rái cá, chim… 

3. Hậu quả của thủy triều đen gây ra những ảnh hưởng gì?

Dầu là một chất thô cực kỳ gây hại cho động vật và môi trường tự nhiên. Chính bởi vậy, “thủy triều đen” đã gây ra những tác hại khủng khiếp tới hệ sinh thái biển. 

3.1. Tác động đến môi trường biển

Đối tượng chịu tác động nghiêm trọng nhất từ “thủy triều đen” chính là những động vật sống trên biển. Đặc biệt là các loài cá, san hô và động vật kiếm ăn trên biển.

Khi dầu tiếp xúc với nước biển, do chúng nhẹ hơn nước nên sẽ kết thành một lớp dày trên bề mặt biển với màu đen hoặc nâu, ngăn cản ánh sáng truyền vào nước. Không có ánh sáng sẽ làm giảm sự quang hợp, khiến các sinh vật dưới nước không có oxy để thở. Theo thời gian, các loài sinh vật biển sẽ lâm vào tình trạng chết do thiếu oxy. 

Không chỉ vậy, các loài cá khi tiếp xúc với dầu sẽ bị ngạt do dầu ngấm vào mang cá, tạo thành lớp màng ngăn sự trao đổi không khí. Những loài động vật lớn hơn như cá voi, cá heo…do ảnh hưởng của dầu nên chúng không thể tự điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, dẫn đến tử vong do sốc nhiệt. 

Lượng dầu lớn lan khắp mặt biển, sẽ bị sóng đánh dạt vào bờ biển, tràn vào những khu rừng ngập mặn, rừng san hô,… ngăn cản sự phát triển bình thường của các loại cây này. 

Các loài chim kiếm ăn trên biển thường bị dầu dính vào lông khi hiện tượng “thủy triều đen” xuất hiện. Chúng sẽ không thể bay hoặc bí dính chặt vào các bãi đã, bãi cát trên bờ. Bất cứ loài động vật nào ăn phải dầu cũng có thể bị ngộ độc. Những ảnh hưởng này sẽ gây hệ quả nghiêm trọng cho hệ sinh thái biển. 

3.2. Tác động tới con người

Không chỉ ảnh hưởng tới môi trường, “thủy triều đen” cũng gây ra những tác động tới sức khỏe của con người. 

Đầu tiên, “thủy triều đen”  có thể làm ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt của con người. Nếu sử dụng trong khoảng thời gian nhất định sẽ dễ mắc các bệnh về hô hấp, nội tiết và những bất thường khác. Ngoài ra, “thủy triều đen” cũng ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác khoáng sản tự nhiên, hay đánh bắt cá, gây ảnh hưởng lớn đến ngành du lịch biển của con người.

4. Một số hình ảnh về “thủy triều đen” trong thực tế

thuy-trieu-den-voh-2
“Thủy triều đen” khiến các sinh vật biển ngạt thở 
thuy-trieu-den-voh-3
Tàu đi qua vùng biển “thủy triều đen”
thuy-trieu-den-voh-4
“Thủy triều đen” ăn mòn bờ biển
thuy-trieu-den-voh-5
“Thủy triều đen” gây ô nhiễm biển

“Thủy triều đen” là hiện tượng nguy hiểm, gây những tác động xấu đến môi trường lẫn con người. Bởi vậy, mỗi cá nhân cần biết bảo vệ, yêu thương và trân trọng cuộc sống hơn nữa.

Sưu tầm
Nguồn ảnh: Intermet

Bình luận