Chờ...

Thủy triều là gì? Nguyên nhân và thời điểm thủy triều lên - xuống trong ngày

(VOH) - Thủy triều là một trong hiện tượng thiên nhiên tương đối quen thuộc với những người ở vùng sông nước. Nhưng với một số người thì hiện tượng này còn khá kỳ lạ. Vậy thủy triều là gì?

Trong cuộc sống quanh ta có rất nhiều điều thú vị vẫn đang trong giai đoạn được khám phá. Và thủy triều là một trong những hiện tượng kỳ lạ được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Vậy thủy triều là gì? Thủy triều được hình thành từ đâu?

1. Thủy triều là gì?

Thủy triều chính là một hiện tượng của tự nhiên nói về mực nước (sông, biển) dâng lên, hạ xuống trong một chu kỳ thời gian nhất định, dựa vào sự biến đổi thiên văn.

Nguyên nhân của hiện tượng này chính do sự thay đổi đến từ lực hấp dẫn của mặt trăng và các thiên thể liên có tác động trực tiếp lên bề mặt Trái Đất, chẳng hạn như Mặt Trời và Mặt Trăng. Chính lực hút này đã khiến cho nước sông, nước biển và đại dương vận động và sinh thủy triều trong ngày, cũng như những thời kì triều cường, triều kém diễn ra trong tháng.

Thủy triều là gì? Nguyên nhân sinh ra thủy triều là gì? 1

Thủy triều chính là sự thay đổi của lực hấp dẫn từ các thiên thể khác

Tính dao động của các dòng chảy được sinh ra từ thủy triều thường được gọi là dòng triều. Khi dòng triều này ngừng chuyển động thì ta gọi nó là nước đứng. Hiện tượng này thường xuất hiện gần với lúc con nước cao hoặc thấp.

2. Đặc điểm quan sát thủy triều thực tế

Thủy triều tự nhiên được chia làm nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn thủy triều sẽ có nhiều cách gọi khác nhau, cụ thể như:

  • Khi mức nước biển dâng nhanh lên trong vài giờ và làm ngập vùng gian triều thì ta gọi đó là triều lưu hoặc ngập triều. Một số nơi khác còn gọi đây là con nước lớn.
  • Ngược lại, khi mực nước hạ thấp nhanh trong vài giờ và làm lộ ra vùng gian triều thì ta gọi đó là triều rút hoặc là con nước ròng.
  • Tại thời điểm nước dâng lên đến điểm cao nhất của nó thì ta gọi nó là triều cao hoặc triều cường.
  • Khi mực nước hạ xuống mức thấp nhất thì ta gọi nó là triều thấp.

Xem thêm: Thủy triều đỏ - một hiện tượng kỳ lạ, tuy đẹp mắt nhưng lại khiến con người sợ hãi

3. Thủy triều được hình thành từ đâu?

Tại tâm Trái Đất, lực ly tâm và lực hút đến từ Mặt Trăng sẽ bù cho nhau. Nhưng nó không diễn ra ở một điểm cụ thể nào đó trên mặt đất vì 2 lực này thay đổi theo chiều ngược nhau (một điểm càng xa tâm Trái Đất và Mặt Trăng, lực ly tâm nó phải chịu sẽ càng lớn, và ngược lại).

Chính vì 2 lực không bù nhau trên bề mặt Trái Đất và sự chênh lệch của chúng tạo tạo ra thủy triều. Nói một cách dễ hiểu, thủy triều là một hiện tượng được tạo ra dưới sự kết hợp của lực ly tâm của Trái Đất và lực hấp dẫn. Nó có hình cầu dẹt và bị kéo cao lên ở  hai miền và tạo thành hình elip.

Trong hình elip đó thì phần đỉnh sẽ nằm trực diện Mặt Trăng và nó cũng là miền nước lớn thứ nhất được tạo ra bằng chính lực hấp dẫn. Còn miền nước lớn thứ hai sẽ được tạo ra bằng lực li tâm, nó sẽ nằm đối diện miền nước lớn thứ nhất.

Nước ròng là điểm nằm giữa miền nước lớn thứ nhất và miền nước lớn thứ hai. Khi trái đất đạt được tốc độ quay ổn định thì lực li tâm lớn nhất của trái đất sẽ nằm tại xích đạo.

Đặc biệt, tại những thời điểm Mặt Trăng nằm thẳng hàng cùng với Mặt Trời và Trái Đất, thủy triều sẽ thêm vào các “hiệu ứng” riêng của nó, cụ thể là vào lúc trăng non và trăng tròn thủy triều sẽ là mạnh nhất.

Xem thêm: Tại sao mèo thường hay ăn cỏ?

4. Thủy triều lên xuống khi nào?

Thủy triều hiện được phân làm hai dạng phổ biến là bán nhật triều và nhật triều.

Bán nhật triều là là hiện tượng mực nước dâng cao đến 2 lần trong một ngày, các đỉnh không bằng nhau, nó bao gồm cả mực nước lớn thấp và mực nước lớn cao.  Tuy nhiên, chúng chỉ xảy ra ở khu vực gần xích đạo. Hằng ngày sẽ có 2 lần thủy triều lên và 2 lần thủy triều xuống đối với bán nhật triều. Thời gian giữa 2 lần thủy triều lên - xuống cách nhau khoảng 12 giờ 25 phút.

Nhật triều cũng là một dạng tương tự của bán nhật triều nhưng là gồm nước ròng cao và nước ròng thấp. Mỗi ngày, chỉ có 1 lần triều lên và triều xuống đối với nhật triều và thời gian triều lên xuống mỗi ngày cách nhau khoảng 1 giờ. Ví dụ, hôm nay thủy triều xuống lúc 10 giờ sáng, thì ngày mai thủy triều sẽ xuống lúc 11 giờ sáng. Tương tự với thủy triều lên.

5. Thủy triều có vai trò gì với con người và tự nhiên

Thủy triều là một hiện tượng tự nhiên và nó có rất nhiều vai trò quan trọng đối với con người và tự nhiên. Thủy triều không chỉ giúp phát triển kinh tế xã hội mà nó còn tác động trực tiếp lên cấu tạo địa chất tại các điểm tiếp giáp. Đặc biệt là các vùng cửa sông, hiện tượng thủy triều đem lại lợi ích rất lớn cho người dân ở đây.

Thủy triều là gì? Nguyên nhân sinh ra thủy triều là gì? 2

Ngư dân thuận lợi hơn trong việc đánh bắt thủy hải sản

Thủy triều lên cao thường mang theo rất nhiều dinh dưỡng và màu mỡ tốt cho đất liền nên rất có ít để phát triển ngành nông nghiệp. Ngư dân cũng thuận lợi hơn trong việc đánh bắt thủy hải sản và lợi dụng thủy triều để cung cấp nước cho việc nuôi trồng.

Về phần địa hình thì nhờ vào việc bào mòn khi thủy triều lên và xuống mà các dạng địa hình xâm thực cũng dần được hình thành một cách rõ nét nhất. Với lượng nước lớn như vậy việc thau chua rửa mặn của các vùng đất ngập mặn sẽ trở nên dễ dàng hơn. Do đó hiện nay người ta luôn tận dụng tối đa tiện ích của thủy triều để nâng cao đời sống kinh tế. 

Xem thêm: Thời gian trung bình để cá sống không có nước là bao nhiêu?

6. Thủy triều đem lại tác hại nào?

Bất kỳ một việc gì cũng sẽ đem lại nhiều tác động tích cực và tiêu cực, thủy triều cũng không ngoại lệ. Chúng ta có thể thấy rõ được mặt tích cực của thủy triều thông qua việc phát triển kinh tế ven biển. Song song với đó thì thủy triều cũng mang lại rất nhiều thiên tai như: ngập lụt, gây khó khăn cho ngư dân khi đánh bắt, làm cho đất mặn,...

Từ đây chúng ta có thể nhận thấy rất rõ thủy triều không chỉ có mặt lợi mà nó còn có mặt hại. Điều này bắt buộc mọi người phải tận dụng hết các mặt tích cực và hạn chế tối đa các ảnh hưởng không tốt của thủy triều tới cuộc sống. 

Chúng ta cần phải có các biện pháp để sẵn sàng ứng phó với ảnh hưởng của thủy triều thông qua các cách khác nhau. Đặc biệt là cần chú ý theo dõi lịch thủy triều chính xác để có thời gian chuẩn bị.

7. Báo động ô nhiễm môi trường từ các trận thủy triều đen và đỏ

Ngày nay chúng ta vẫn thường nghe nói tới 2 hiện tượng thủy triều đặc biệt đó là thủy triều đỏ và thủy triều đen. Cả 2 hiện tượng bất thường này xảy ra thường xuyên sẽ làm ảnh hưởng tới cuộc sống của môi trường và các loài sinh vật biển.

  • Thủy triều đỏ là hiện tượng tảo sinh sản với số lượng nhanh và nhiều trong nước. Tảo ở cửa sông, biển, hoặc nước ngọt tích tụ lại khiến mặt nước đục hoặc chuyển sang màu đỏ.
  • Thủy triều đen là thuật ngữ để chỉ thảm họa dầu tràn ra biển, đây là hiện tượng do con người tác động chứ không phải tự nhiên tạo ra.

Thủy triều là gì? Nguyên nhân sinh ra thủy triều là gì? 3

Báo động ô nhiễm môi trường từ các trận thủy triều đen

Cả hai loại thủy triều trên đều tác động xấu đến thiên nhiên và con người cũng như các hoạt động sản xuất và phát triển kinh tế.

Qua bài viết trên chúng ta đã biết thủy triều là gì cũng như những mặt tích cực và tiêu cực từ hiện tượng này. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về thiên nhiên rộng lớn.

Sưu tầm
Nguồn ảnh: Internet

Bình luận