Chờ...

Triều cường là gì? Hiện tượng triều cường xảy ra khi nào?

(VOH) - Triều cường có nhiều ảnh hưởng cả tích cực lẫn tiêu cực đối với đời sống của người dân. Vậy triều cường là gì và những ứng dụng nào của triều cường hữu ích trong thực tế?

Triều cường là trạng thái đỉnh điểm của thủy triều. Vậy triều cường tại sao lại xuất hiện, xảy ra vào thời gian nào và ảnh hưởng như thế nào đến đời sống? Để giải thích hiện tượng này, trước hết hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những khía cạnh sau.

1. Triều cường là gì?

Triều cường là hiện tượng thủy triều dâng cao nhất thường được tính theo tháng. Hiện tượng này xảy ra chủ yếu do thay đổi lực hút giữa Mặt Trăng và Mặt Trời với Trái Đất.

Triều cường thường bị nhầm lẫn với thủy triều, tuy nhiên đây là hai hiện tượng hoàn toàn khác biệt. Thủy triều là hiện tượng nước biển, nước sông... lên xuống trong một chu kỳ thời gian phụ thuộc biến chuyển thiên văn. 

Hiện tượng thủy triều chia thành 4 giai đoạn là:

  • Triều dâng (flood tide): xảy ra khi mực nước biển dâng lên trong vài giờ, làm ngập vùng gian triều.
  • Triều cường (high tide): nước dâng lên đến điểm cao nhất của nó.
  • Triều xuống (ebb tide): mực nước biển hạ thấp trong vài giờ làm lộ ra vùng gian triều.
  • Triều thấp (low tide): nước hạ thấp đến điểm thấp nhất của nó.

Do đó, triều cường thường diễn ra theo chu kỳ và có thể dự đoán được. Hiện tượng này xảy ra theo sự thay đổi lực hấp dẫn từ Mặt Trăng và Mặt Trời ở một thời điểm nhất định.

Triều cường là gì? Định nghĩa triều cường 1

Triều cường diễn ra theo chu kỳ

Xem thêm: Thủy triều: Hiện tượng thiên nhiên quen thuộc ẩn chứa nhiều điều thú vị

2. Triều cường xảy ra khi nào?

Triều cường là một hiện tượng tự nhiên phụ thuộc vào sự tương tác giữa Mặt Trăng (là chủ yếu) và Mặt Trời với Trái Đất. Thủy triều sẽ có sự thay đổi theo 4 mùa trong năm do sự thay đổi khoảng cách của Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất trên quỹ đạo quay của chúng. Do vậy, triều cường thường xuất hiện khi Mặt Trăng – Mặt Trời và Trái Đất nằm thẳng hàng với nhau, tức là vào ngày 30-1 và 15-16 âm lịch hàng tháng.

  • Ngày 30, 1 âm lịch (tối trời): Mặt Trăng nằm ở giữa Mặt Trời và Trái Đất.
  • Ngày 15, 16 âm lịch (ngày trăng tròn): Mặt Trăng đối xứng với Mặt Trời qua Trái Đất. Thời điểm này, Mặt Trăng ở khá gần Trái Đất nên lực hấp dẫn lên trục cảm ứng mạnh, từ đó tạo nên hiện tượng triều cường.

Triều cường là gì? Định nghĩa triều cường 2

Khi nào xảy ra triều cường?

Xem thêm: ‘Thủy triều đen’ - Hiện tượng có thể “bóp nghẹt” sự sống của hàng ngàn sinh vật biển

3. Giải thích nguyên nhân của triều cường

Do sự thay đổi vị trí của Trái Đất so với Mặt Trời và Mặt Trăng trên quỹ đạo quay của nó, nên thủy triều thay đổi 4 mùa cũng như lượng mưa ước lượng và triều cường cũng theo đó mà xuất hiện tuần tự.

3.1 Vào mùa xuân, thu

Ngưỡng thủy triều: Trung bình

Thời gian: 19 tháng 3 âm lịch

Trái Đất, Mặt Trời, Mặt Trăng vận hành tương đối cân bằng, thủy triều ở ngưỡng trung bình. Bên cạnh đó, mùa xuân tương đối ít mưa, chỉ rải rác những cơn mưa nhỏ. Lưu lượng mưa lớn hơn vào mùa thu, vì vậy, triều cường mùa thu có phần cao hơn mùa xuân.

3.2 Vào mùa hè

Ngưỡng thủy triều: Thấp

Thời gian: Các ngày 30, 1 và 15, 16 tháng 5 âm lịch

Vào mùa hè, hai đầu cực âm của Mặt Trời và Mặt Trăng sẽ gần nhau hơn, lực đẩy yếu hơn bình thường, Mặt Trăng cách xa Trái Đất hơn so với các mùa khác nên thủy triều cũng thấp hơn. Tuy nhiên, tùy theo lượng mưa của khu vực mà mức độ ảnh hưởng của thủy triều sẽ có sự khác nhau.

3.3 Vào mùa đông

Ngưỡng thủy triều: Cao - Triều cường

Thời gian: Tháng 10, 11 âm lịch

Vào mùa đông, Mặt Trăng gần Trái Đất nhất. Thời điểm này, nửa cầu Nam của Mặt Trời là cực dương, Trái Đất là cực âm gần nhau hơn nửa cầu Bắc. Hiện tượng này ngược lại với mùa hè. Mặt Trăng cũng chịu tác động từ hiện tượng này, triều cường lên cao hơn.

Triều cường là gì? Định nghĩa triều cường 3

Nguyên nhân của triều cường

Xem thêm: Hoàng hôn là gì? Ý nghĩa của thời khắc hoàng hôn buông xuống trong nắng chiều

4. Những ảnh hưởng của triều cường

Triều cường là hiện tượng tự nhiên diễn ra một cách tất yếu trong đời sống. Do vậy, đây cùng là một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt của người dân.

Triều cường là gì? Định nghĩa triều cường 4

Những ảnh hưởng của triều cường đối với cuộc sống

4.1 Ảnh hưởng tích cực

Tận dụng sự lên xuống của thủy triều, phát triển thủy sản theo sự lên xuống của thủy triều, không tốn sức người, sức của. 

Sản lượng nuôi trồng thủy sản cao, có sự đóng góp lớn của thủy triều do chu trình nước của ao, hồ, kênh, rạch khi thủy triều lên xuống. 

Về công nghiệp, người dân cũng tranh thủ thủy triều lên xuống để tưới ruộng, tiêu úng, rửa mặn, khử phèn trên từng vùng quy hoạch.

4.2 Ảnh hưởng tiêu cực

Trong mùa lũ, triều cường làm chậm thoát nước, thủy triều đi sâu vào sông khiến nước mặn xâm nhập vào đồng ruộng ở hạ lưu. 

Trong mùa mưa bão, nước dâng mạnh theo thủy triều, khi triều cường ảnh hưởng đến vùng đồng bằng ven biển sâu, thủy triều cũng liên quan trực tiếp đến vận chuyển phù sa, làm thay đổi dòng chảy hạ lưu. 

Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long chịu tác động phức tạp của thủy triều và xâm thực nước biển do nước dâng, ảnh hưởng không nhỏ đến việc phân vùng nông nghiệp và thủy lợi.

Ngoài ra, hiện tượng triều cường còn khiến đời sống sinh hoạt của người dân bị tác động lớn. Triều cường tạo áp lực lên hệ thống thoát nước của các vùng đô thị, thành phố gây ngập các tuyến đường, thậm chí nước còn tràn vào cả nhà dân.

Xem thêm: Ngày Hạ chí 2022 và những sự thật thú vị ít ai biết đến

Triều cường là một hiện tượng thiên nhiên thú vị và có nhiều ý nghĩa trong đời sống cũng như sản xuất của con người. Hy vọng bài viết trên có thể mang lại cho bạn những thông tin và ứng dụng hữu ích của hiện tượng tự nhiên này.

Nguồn ảnh: Internet

Bình luận