Chờ...

Chủ tịch Hiệp hội dệt may: Ngành dệt may đang trên đà hồi phục?

VOH - 7 tháng năm 2023, giá trị xuất khẩu toàn ngành Dệt may giảm gần 17% so với cùng kỳ, đạt mức 21,5 tỷ USD, giá trị xuất khẩu trong tháng 7 tăng 4,1%. Đà hồi phục thời gian tới như thế nào?

Kim ngạch xuất khẩu vải và hàng may mặc đạt hơn 19 tỷ USD trong 7 tháng năm 2023, giảm gần 17% so với cùng kỳ, nhưng tháng 7 được ghi nhận đạt 3,26 tỷ USD, tăng 3,5% so với tháng trước. Các chuyên gia nhận định, triển vọng ngành dệt may năm 2023-2024 sẽ trên đà hồi phục.

Ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam Vitas trả lời VOH.

Đức Giang

Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam - Vitas.

*VOH: Thưa ông, có những dự báo các mặt hàng ngành dệt may sẽ xu hướng tăng cao vào quý cuối năm để phục vụ cho các dịp lễ, Tết, nhận định của ông thế nào?

- Ông Vũ Đức Giang: Tình hình diễn biến của ngành Dệt may toàn cầu nói chung và ngành Dệt may Việt Nam nói riêng có ba thách thức rất lớn. Đầu tiên là sức mua toàn cầu giảm mà nguyên nhân là vấn đề lạm phát. Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu vào một số thị trường lớn như là Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, EU, Hàn Quốc, Trung Quốc…do đó, tôi cho rằng thách thức thứ hai là lạm phát.

Thứ ba là vấn đề chiến tranh Nga - Ukrainedieexn biến phức tạp, khó lường, mối quan hệ các nước lớn với nhau thời gian tới cũng là một thách thức.

Thách thức lớn hiện nay là phần lớn hàng hóa tồn kho của các nhãn hàng trên toàn cầu. Đặc biệt những mặt hàng giá rẻ, hàng dệt kim lượng hóa toàn hóa tồn kho tương đối lớn, đây là áp lực cho ngành dệt may Việt Nam.

*VOH: Để doanh nghiệp tiếp tục phát triển năm 2023 và 2024 Hiệp hội Dệt may Việt Nam đặt ra những giải pháp căn cơ nào cho mục tiêu phát triển dài hạn của các doanh nghiệp?

- Ông Vũ Đức Giang: Hiệp hội Dệt may Việt Nam đang đặt ra 5 giải pháp cho mục tiêu thời gian tới. Thứ nhất cần đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa mặt hàng. Đặc biệt là kết cấu của khách hàng. Hiệp hội cũng đang khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam phải đa dạng hóa các thị trường, quan tâm nhiều đến các thị trường Châu Phi, Trung Đông, thị trường cũ.

Để phát triển bền vững cho ngành dệt may Việt Nam, chúng ta phải đầu tư vào phát triển bền vững, xanh hóa các nhãn hàng đặt ra.

Vấn đề thứ ba là hội tụ được mục tiêu công nghệ và quản trị, đặc biệt quản trị số, quản trị tạo ra sự minh bạch và xuyên suốt mục tiêu của doanh nghiệp đó để thích ứng được với mục tiêu các nhãn hàng đặt ra.

Vấn đề thứ tư giải pháp tài chính cho các doanh nghiệp của các ngành công nghiệp, trong đó có công nghiệp dệt may. Đối với ngành dệt may hiện nay Việt Nam chúng ta chịu những áp lực rất lớn về lãi suất ngân tương đối cao.

*VOH: Vấn đề tài chính, theo ông, doanh nghiệp phải cơ cấu lại như thế nào?

- Ông Vũ Đức Giang: Thứ nhất doanh nghiệp vừa và nhỏ họ đang chịu áp lực. Vấn đề là tài sản thế chấp để vay ngân hàng. Thứ hai doanh nghiệp vừa và nhỏ không thể ký trực tiếp với các nhãn hàng mà phải qua những doanh nghiệp lớn.

Vấn đề thứ ba là vay ngân hàng để đảm bảo khả năng chi phí trả lương và các chi phí khác… Đây là một trong những giải pháp để hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Để phát triển bền vững, chúng ta phải có dòng tiền và tài chính, những quy mô các doanh nghiệp họ sẽ đưa ra được gói tài chính cho phát triển bền vững và chuyển xanh hóa.

Chúng ta phải tạo ra được một liên kết chuỗi. Doanh nghiệp mạnh, doanh nghiệp lớn, họ có những hệ thống sản xuất, những hệ thống nguyên liệu, phụ liệu, họ có những hệ thống hỗ trợ về công nghệ… Tôi cho rằng một ngành công nghiệp không thể đứng một mình mà tạo ra một liên kết chuỗi từ vấn đề sản xuất sợi nhuộm dệt may, phụ trợ, ngành thiết bị và công nghệ...

Phải tạo ra được một liên kết chuỗi để chúng ta vững vàng trên con đường hội nhập, chứng minh được với các nhãn hàng rằng, Việt Nam có những mục tiêu, mô hình, có thể chế tài chính và có các niềm tin của Nhà nước, cơ quan tổ chức tài chính cùng đồng hành phát triển.

Mục tiêu 2023 khả năng sẽ xuất khẩu khoảng 46 tỷ USD.

*VOH: Xin cám ơn ông.

Bình luận