Header-01
Đăng nhập

Nuôi dưỡng tình yêu với cây cà phê và hành trình khởi nghiệp đam mê

VOH - Bằng sự quyết tâm, chàng trai trẻ đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp khởi nghiệp của mình, một minh chứng cho sự thành công từ nỗ lực và đam mê.
10Xem toàn màn hình

“Là một đất nước nông nghiệp, tại sao chúng ta không thể đưa nông sản của mình ra thị trường quốc tế?”

Tình trạng giảm sút chất lượng nông sản Việt Nam xuất khẩu đã gây ra nhiều lo ngại trong cộng đồng nông dân và doanh nghiệp xuất khẩu. Nhiều container hàng nông sản từ Việt Nam đã phải quay đầu trở về vì không đạt được yêu cầu của các thị trường khó tính như Trung Quốc, Nhật Bản. Điều này đặt ra câu hỏi rằng, một đất nước nông nghiệp lớn như Việt Nam tại sao lại gặp khó khăn trong việc tiếp cận và duy trì thị trường quốc tế?

Tại chương trình Talkshow Chuyện Kinh Doanh, anh Nguyễn Hồng Nhâm đã chia sẻ: Vấn đề chính gây khó khăn là sự phụ thuộc quá nhiều vào thuốc bảo vệ thực vật và thiếu sản phẩm nông sản chất lượng cao phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế. Đối với các thị trường như Nhật Bản, việc yêu cầu các giấy chứng nhận như JAS từ Bộ Nông nghiệp Nhật Bản là một điều kiện bắt buộc, nhưng Việt Nam hiện chưa có cơ quan nào đủ thẩm quyền cấp những giấy chứng nhận này. Điều này đã dẫn đến việc nhiều lô hàng bị trả về mà không rõ nguyên nhân cụ thể.

CKD1
Hoàng Nhâm đã đối mặt với thách thức lớn khi khởi nghiệp hai lĩnh vực công nghệ và nông nghiệp cùng lúc
 

Khởi nghiệp giữa hai lĩnh vực công nghệ và nông nghiệp

Khởi nghiệp đã là một bài toán khó, song anh Nhâm đã phải đối mặt với thách thức lớn trong hai lĩnh vực công nghệ và nông nghiệp cùng lúc, bao gồm: 

Kiến thức chuyên môn: Là một người làm về công nghệ, khi bước vào lĩnh vực nông nghiệp, anh ví mình như một tờ giấy trắng, thiếu kiến thức và kinh nghiệm. Điều này đòi hỏi anh phải học hỏi và nghiên cứu rất nhiều.

Địa lý: Hiện anh sinh sống và làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh, trong khi nông trại lại ở tỉnh Đắk Nông. Việc không thể giám sát và quản lý trực tiếp nông trại cũng là một thách thức lớn.

Quy định và chứng nhận: Đối tác Nhật Bản yêu cầu các giấy chứng nhận rất cao mà Việt Nam không có tổ chức nào đủ thẩm quyền cấp. Ví dụ, để xuất khẩu hàng sang Nhật Bản, họ yêu cầu giấy chứng nhận JAS của Bộ Nông nghiệp Nhật Bản, một tiêu chuẩn cao hơn các giấy chứng nhận khác như USDA của Mỹ hay EU của châu Âu. Điều này dẫn đến nhiều lô hàng nông sản bị trả về mà không rõ nguyên nhân.

Nhà xưởng và sản xuất: Hồng Nhâm không có kinh nghiệm về sản xuất công nghiệp, việc lựa chọn máy móc đã khó khăn, và để sản xuất ra sản phẩm theo ý muốn còn khó hơn. Để đáp ứng nhu cầu, anh phải điều chỉnh và tùy biến máy móc, điều này tạo ra trở ngại lớn nhất trong quá trình sản xuất.

Tuy nhiên, trong bối cảnh này, có những cá nhân và doanh nghiệp như The Tech Coffee đã chứng minh được rằng áp dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp không chỉ giúp tối ưu hoá quy trình sản xuất mà còn nâng cao chất lượng sản phẩm. 

Đặc biệt, việc chuyển đổi sang phương pháp canh tác hữu cơ và áp dụng kỹ thuật rang xay đạt chuẩn quốc tế đã giúp Hồng Nhâm xây dựng được một thương hiệu cà phê uy tín và được đánh giá cao trên thị trường Nhật Bản.

11

Những nỗ lực này không chỉ giúp nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm nông sản Việt Nam mà còn tạo ra sự khác biệt trong cách tiếp cận thị trường quốc tế. Các hệ thống quản lý thông minh như IoT và các công nghệ realtime đã giúp giảm thiểu rủi ro trong sản xuất và đảm bảo tính minh bạch của sản phẩm.

Do đó, theo Hoàng Nhâm để đưa nông sản Việt Nam ra thế giới với chất lượng cao nhất, chúng ta cần sự đầu tư vào nghiên cứu phát triển sản phẩm và cải tiến công nghệ sản xuất. Chỉ từ đó, Việt Nam mới có thể thực sự khẳng định vị thế của mình trên bản đồ xuất khẩu nông sản quốc tế.

Đánh bại thử thách: Nông sản Việt Nam vươn ra thị trường quốc tế

Thị trường xuất khẩu nông sản là một cơ hội hấp dẫn đối với doanh nghiệp Việt Nam, mặc dù không thiếu những thách thức. Các doanh nghiệp phải vượt qua nhiều khó khăn để thành công, song sự thành công bước đầu của những người trẻ như anh Hồng Nhâm đã phần nào chứng minh rằng Việt Nam có thể cạnh tranh bằng chất lượng và nỗ lực.

Xuyên suốt chương trình, Hồng Nhâm đã chia sẻ về thử thách tài chính trên hành trong khởi nghiệp, anh đã chọn cách cân nhắc và quản lý tài chính một cách thông minh để xây dựng nhà máy và đạt được các chứng nhận quan trọng cho việc xuất khẩu sang Nhật Bản. Đây là một trong những yếu tố quan trọng giúp The Tech Coffee đã có điểm sáng trong việc đưa sản phẩm cà phê chất lượng ra thế giới.

 

voh-pham-hong-nham
Doanh nhân Phạm Hồng Nhâm trong chương trình Chuyện Kinh Doanh

Với những chia sẻ và hỗ trợ từ vợ, Hồng Nhâm đã phân chia vai trò và trách nhiệm trong công việc khởi nghiệp. Trong khi Nhâm đảm nhiệm các nhiệm vụ về marketing, thiết kế sản phẩm và bao bì, vợ anh hỗ trợ trong việc quản lý tài chính và giúp đỡ khi gặp khó khăn.

Những thử thách trong quá trình khởi nghiệp đã trở thành những bài học quý giá đối với chàng trai trẻ. Trước khi thành lập The Tech Coffee, anh đã từng gặp nhiều thất bại, nhưng các kinh nghiệm đó đã giúp anh chuẩn bị tốt hơn cho sự thành công có được ở hiện tại. Niềm đam mê sâu sắc với cây cà phê và nông nghiệp đã là nguồn động lực lớn giúp Nhâm vượt qua mọi thử thách để đạt được thành công trong lĩnh vực này.

Với sự thành công ban đầu trên thị trường Nhật Bản, The Tech Coffee hiện đang tập trung vào việc phát triển và mở rộng tầm nhìn sang các thị trường quốc tế khác trong tương lai.

Những nỗ lực này cũng chính là cơ sở quan trọng để Việt Nam tiếp tục phát triển và khẳng định vị thế trên bản đồ xuất khẩu nông sản quốc tế, đồng thời đưa sản phẩm nông sản Việt Nam ra thế giới với chất lượng cao và đáp ứng được mọi yêu cầu của thị trường.

Bình luận