Chờ...

Thương mại điện tử: Lĩnh vực tiên phong của kinh tế số

VOH - Ngày 20/4 Diễn đàn Toàn cảnh Thương mại điện tử Việt Nam 2023 với chủ đề “Smart E-commerce” với hơn 2.500 người hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử.

Theo báo cáo kinh tế internet năm 2023 của Google Temasek và doanh thu thương mại điện tử của khu vực Đông Nam Á, khu vực bán lẻ, du lịch trực tuyến, vận tải và giao đồ ăn được dự báo khoảng 20%/năm.

Tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử trong giai đoạn này đạt trên 30%/năm. Việt Nam được dự báo vươn lên dẫn đầu khu vực Đông Nam Á về tốc độ thương mại điện tử sẽ đạt vị trí thứ 3 ở khu vực Đông Nam Á  tử năm 2025.

Dự báo này cho thấy các tổ chức uy tín quốc tế đánh giá rất cao triển vọng thương mại điện tử và triển vọng kinh tế số của Việt Nam.

Ông Bùi Huy Dũng, Tổng giám đốc Accesstrade Việt Nam cho biết, tăng trưởng của Việt Nam đến năm 2025 là đạt 37 tỷ đô la Mỹ. Tốc độ tăng trưởng khoảng 30%. Đây là kênh nên tập trung nhiều hơn trong giai đoạn tới.

Theo ông Nguyễn Ngọc Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, khi nền kinh tế suy thoái, tiền không còn nhiều để chi cho các hoạt động truyền thông, quảng bá.

Giải pháp thông minh hơn sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí hiệu quả hơn, giúp gia tăng hoạt động với chi phí thấp hơn.

Thương mại điện tử: Lĩnh vực tiên phong của kinh tế số 1
Các diễn giả khách mời tại sự kiện - Ảnh: Lệ Loan

Đề cập đến xu hướng tiêu dùng hiện nay, ông Trần Minh Đức, Associate Director Ecommerce - Nielsen IQ cho biết, kinh tế khó khăn chung hiện nay, trên thế giới, mọi người cẩn trọng hơn trong chi tiêu và đã giảm đến 70% tiêu dùng mua sắm.

Theo ông Đức, có sự chuyển hướng từ kênh truyền thống sang việc mua bán hàng đa kênh: Có 4 chuyển dịch chính mà nhà bán lẻ tập trung vào.

Đầu tiên sẽ mang đến sự thuận lợi bằng việc giao hàng trực tiếp, lập app bán hàng, gia tăng sự trải nghiệm, gia tăng chuyên môn cho nội bộ để áp dụng nhiều hơn xu hướng công nghệ mới vào mô hình kinh doanh, mở rộng việc bán hàng đa kênh.

Bà Lê Hoàng Oanh, Cục trưởng Cục thương mại Kinh tế số - Bộ Công thương nhận định, nền kinh tế đang đứng trước sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ bởi các công nghệ trí tuệ nhân tạo, các mô hình kinh doanh mới và xu hướng thương mại điện tử thông minh.

Hành vi của người tiêu dùng cũng đang có xu hướng thay đổi, dự kiến sẽ có tác động lớn đến sự phát triển của thương mại điện tử, bà Oanh nói.

Các doanh nghiệp cần phải cập nhật những xu hướng mới này, nắm bắt kịp thời xu thế và không bị tụt hậu so với đối thủ cạnh tranh như là các xu hướng của thương mại điện tử thông minh, mô hình phân phối mới và phương pháp sự dụng hiệu quả KOL, KOC.

Bình luận