Ăn dặm kiểu Nhật - Nguyên tắc và cách thực hiện chuẩn theo từng giai đoạn

(VOH) - Ăn dặm kiểu Nhật đang là phương pháp phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, để áp dụng thành công pháp này mẹ cần nắm được nguyên tắc, các giai đoạn cũng như cách tiến hành cho trẻ ăn dặm.

1. Ăn dặm kiểu Nhật là gì?

Ăn dặm theo kiểu Nhật là cách cho bé ăn dặm theo phương pháp kích thích trẻ ăn một cách đầy đủ các chất dinh dưỡng và giúp hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động một cách trơn tru hơn.

Ưu điểm của phương pháp này chính là sự phối hợp các loại thực phẩm khác nhau để tạo ra một thực đơn ăn dặm đa dạng, ngon miệng và phù hợp với từng giai đoạn phát triển của bé.

1.1 Nguyên tắc cơ bản của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật

  • Không dùng bột xay từ gạo mà dùng gạo, ngũ cốc, mì làm từ lúa mạch... để chế biến thành các món ăn phù hợp với từng giai đoạn.
  • Ngay khi mới tập cho trẻ ăn dặm, người Nhật cố gắng cho bé ăn riêng từng món ăn, không trộn chung với nhau để giúp trẻ làm quen với nhiều mùi vị khác nhau, từ đó kích thích vị giác của trẻ.
  • Cho trẻ ăn đa dạng thực phẩm, rau quả, trừ các loại thực phẩm dễ gây dị ứng và khó tiêu.

an-dam-kieu-nhat-nguyen-tac-va-cach-thuc-hien-chuan-theo-tung-giai-doan-voh

Tạo môi trường phù hợp để tạo sự thoải mái khi tập trẻ ăn dặm (Nguồn: Internet)

  • Khi cho trẻ ăn dặm, luôn tạo cho trẻ một môi trường phù hợp, yên tĩnh. Không bật tivi, không cho chạy lung và không ép buộc...
  • Tập cho trẻ tự ăn và chủ động trong ăn uống, giúp trẻ hình thành thói quen lành mạnh khi ăn.
  • Mẹ cần có sự kiên nhẫn và chuẩn bị tâm lý khi cho trẻ ăn, không nên đặt áp lực quá lớn về tâm lý hay chỉ tiêu cân nặng của con.

1.2 Nên cho trẻ ăn dặm kiểu Nhật khi nào?

Ở mỗi trẻ khác nhau sẽ có một tốc độ phát triển khác nhau, tuy nhiên, mẹ có thể cho bé ăn dặm khi bé được 5 - 6 tháng tuổi và có các biểu hiện cho thấy trẻ đã có thể ăn dặm được. 

Việc cho trẻ ăn dặm đúng thời điểm sẽ giúp bé phát triển vượt trội cả về thể chất và trí tuệ.

2. Các giai đoạn ăn dặm cơ bản kiểu Nhật

Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật được chia thành 4 giai đoạn tập ăn cơ bản. Ở từng giai đoạn cho trẻ ăn dặm kiểu Nhật sẽ có những sự điều chỉnh độ cứng của thức ăn để phù hợp với sự phát triển của trẻ.

2.1 Giai đoạn 1 từ 5 – 6 tháng tuổi: Giai đoạn tập nuốt

Đây là giai đoạn bắt đầu cho trẻ làm quen với thức ăn ngoài sữa mẹ hoặc sữa công thức. Mẹ hãy quan sát tình trạng của trẻ và cho trẻ ăn dần mỗi ngày 1 lần, mỗi lần 1 thìa (chỉ cho trẻ ăn khi trẻ đói). Thức ăn cho trẻ là những loại đồ ăn nhuyễn và dễ nuốt.

an-dam-kieu-nhat-nguyen-tac-va-cach-thuc-hien-chuan-theo-tung-giai-doan-3-voh

Trẻ 5 - 6 tháng tuổi ăn dặm với mục đích để làm quen với "thức ăn mới" ngoài sữa mẹ (Nguồn: Internet)

Đặc trưng

Trước tiên, mẹ cho trẻ ăn cháo theo tỉ lệ 1:10 đã nghiền miện, bắt đầu từ 1 thìa và ăn 1 ngày 1 bữa.

Khi trẻ đã quen với cháo, mẹ sẽ dần tăng số lượng lên. Mới đầu, mỗi ngày chỉ nên cho trẻ ăn 1 loại thực phẩm, luộc cà chua hay cải bó xôi thật mềm rồi nghiền mịn cho vào cùng cháo.

Sau 1 tháng, khi trẻ có thể ăn với lượng nhiều hơn thì chuyển sang 1 ngày ăn 2 bữa. Có thể dùng các thực phẩm giàu protein như rau, đậu hay cá trắng... Tuy nhiên, lúc đầu chỉ nên cho trẻ ăn từng loại thức ăn một và chỉ thử 1 thìa rồi quan sát xem trẻ có có bị dị ứng hay không.

Lựa chọn thực phẩm

Giai đoạn này, mẹ nên lựa chọn những loại thực phẩm có thể chế biến mềm, mịn để trẻ dễ tiêu hóa nhưng vẫn cung cấp đủ dưỡng chất. Chẳng hạn như:

  • Cháo, khoai tây giúp cung cấp chất đường bột.
  • Đậu phụ, cá thịt trắng giúp cung cấp chất đạm.
  • Bí đỏ, cà rốt, cải bó xôi, củ cải trắng, táo, chuối giúp cung cấp vitamin và khoáng chất.

Lưu ý: Các món ăn dặm cho bé trong giai đoạn này đều phải nấu mềm, mịn; tận dụng vị ngọt tự nhiên của nguyên liệu và để đồ ăn âm ấm như nhiệt độ cơ thể.

Xem thêm: Gợi ý thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 5 – 6 tháng tuổi trong 30 ngày đầu

2.2 Giai đoạn 2 từ 7 – 8 tháng tuổi: Giai đoạn nhai trệu trạo

Ở giai đoạn này, trẻ có thể nghiền nát thức ăn dạng hạt mềm bằng lưỡi. Mẹ cho trẻ ăn 2 lần/ngày và có thể dùng nhiều loại thực phẩm khác nhau để giúp trẻ biết được nhiều vị và khả năng cảm nhận bằng lưỡi.

an-dam-kieu-nhat-nguyen-tac-va-cach-thuc-hien-chuan-theo-tung-giai-doan-4-voh

Thức ăn dặm cho trẻ 7 - 8 tháng tuổi sẽ được chế biến tăng độ thô (Nguồn: Internet)

Đặc trưng

Sau 2 tháng ăn dặm, bé đã có thể ăn 1 ngày 2 bữa, 1 lần vào buổi sáng và 1 lần vài buổi tối.

Mẹ có thể tập cho bé ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau bởi bé đã quen với việc cử động lưỡi, đẩy thức ăn vào sâu trong cổ họng và đã làm được rất nhiều cử động nhai.

Ở giai đoạn này, mẹ có thể không cần làm mịn thức ăn, dù có lợn cợn thì bé vẫn có thể ăn được bằng cách sử dụng lưỡi và hàm trên để nghiền nát.

Lưu ý: : Lượng dinh dưỡng và năng nặng bé lấy được từ thức ăn vẫn còn rất ít, chính vì thế, sau bữa ăn dặm mẹ nên cho bé bú thêm sữa mẹ hoặc sữa công thức theo nhu cầu,

Lựa chọn thực phẩm

Bé đã ăn được rất nhiều loại thức ăn nên thực phẩm trong giai đoạn này cũng trở nên phong phú và đa dạng hơn. Mẹ có thể chuẩn bị các loại rau, hoa quả, thịt, ức gà, sữa chua, bí đỏ, cà rốt, trứng, chuối,.... trong thực đơn ăn dặm để cung cấp đủ tinh bột, đạm, vitamin và khoáng chất cho cơ thể bé.

Luộc thức ăn hơi cứng hơi so với giai đoạn đầu nếu mẹ muốn để lại hình dạng của thức ăn.

Có thể thái nhỏ một số loại thực phẩm thai vì nghiền nát như trước.

Xem thêm: Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 7 – 8 tháng với 36 món ăn

2.3 Giai đoạn 3 từ 9 – 11 tháng tuổi: Giai đoạn tập nhai

Lúc này, trẻ đã ăn được cháo nguyên hạt nấu mềm, đặc hơn dạng sệt một chút. Thức ăn không cần nghiền nát nhưng phải cắt nhỏ, mỏng và ninh mềm.

Mẹ hãy tạo cho trẻ thói quen về bữa ăn (có thể ăn 3 lần/ngày) và tạo không khí ăn uống vui vẻ để khơi gợi “ham muốn ăn” ở trẻ.

an-dam-kieu-nhat-nguyen-tac-va-cach-thuc-hien-chuan-theo-tung-giai-doan-5-voh

Trẻ 9 - 11 tháng tuổi đã có thể dùng răn để cắn thức ăn nên độ thô món ăn sẽ càng được tăng lên (Nguồn: Internet)

Đặc trưng

Bé sẽ ăn 1 ngày 3 bữa nên mẹ có thể tạo cơ hội để bé được ăn cùng với gia đình.

Bé đã có thể ăn được một số ăn mềm và có vị nhạt trong thực đơn của người lớn.

Ở giai đoạn này bé sẽ có nhu cầu tự ăn bằng cách bốc tay vào thức ăn. Bốc ăn bằng tay thể hiện việc bé đang tìm hiểu hình dáng của thức ăn và các cảm giác bằng ngón tay vì thế mẹ không nên ngăn cản bé.

Lựa chọn thực phẩm

Từ tháng thứ 9 trở đi lượng sắt mà bé nhận được khi ở trong bụng mẹ đã giảm, vì thế mẹ nên ưu tiên lựa chọn những loại thực phẩm có nguồn sắt phong phú như thịt đỏ, gan động vật, cá...Sử dụng sữa công thức để chế biến món ăn cũng là một cách để bổ sung nguồn sắt cho bé.

Bé đã có thể sử dụng lưỡi để đưa thức ăn hơi cứng đến hàm. Do đó, mẹ hãy chế biến những món ăn hơi to một chút. Tuy nhiên, trong quá trình bé ăn hãy quan sát xem bé đã nhai kỹ trước khi ăn hay chưa.

Xem thêm: Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật 60 món cho bé 9-11 tháng

2.4 Giai đoạn 4 từ 12 tháng đến 18 tháng tuổi: Giai đoạn nhai khỏe

Giai đoạn này, bé đã bắt đầu cai sữa và có thể ăn một ngày 3 bữa chính kèm theo 2 bữa ăn phụ. Trẻ ăn được cơm nhão và các loại thức ăn được thái dày, to hơn. Trẻ cũng ăn được hầu hết các loại thực phẩm, trừ các loại nhiều dầu mỡ, thức ăn sống hoặc khó nhai, khó tiêu.

Đây là thời điểm để mẹ tạo nhịp điệu sinh hoạt xung quanh bữa ăn của trẻ. Trẻ bắt đầu ăn bằng tay nên giai đoạn này cũng cần tạo cho trẻ hứng thú tự mình ăn.

an-dam-kieu-nhat-nguyen-tac-va-cach-thuc-hien-chuan-theo-tung-giai-doan-6-voh

Thức ăn dặm của trẻ 12 - 18 tuổi vẫn chú trọng đến lượng thức ăn và độ thô (Nguồn: Internet)

Đặc trưng

Kỹ năng bốc thức ăn của bé ngày càng giỏi hơn. Bé cũng có thể dùng răng cửa để cắt đứt thành miếng vừa miệng và có thể nhai bằng lợi.

Hãy cho bé được ăn cùng với gia đình, đều này sẽ giúp bé cảm thấy vui vẻ hơn khi ăn.

Mẹ có thể thực hiện cai sữa cho bé ở giai đoạn này vì năng lượng và dinh dưỡng mà bé hấp thụ chủ yếu từ thức ăn, không phải là sữa mẹ hay sữa công thức.

Ngoài 3 bữa ăn chính thức, mẹ nên chuẩn bị thêm các bữa ăn phụ bằng bánh sandwich hay cơm nắm.

Lựa chọn thực phẩm

Giai đoạn này răng bé đã mọc, bé đã có thể cắt đứt thức ăn nên mẹ hãy làm cho thức ăn to dần từng chút một. Độ thô và cứng củ thức ăn cũng cần tăng lên để phù hợp với trạng thái mọc của răng hàm.

Nên chế biến những loại thức ăn để bé dễ cầm bằng tay và dễ gặm bằng răng.

Có thể sử dụng một lượng nhỏ xì dầu, nước tương, dầu vừng để thay đổi vị món ăn.

Xem thêm: Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 12-18 tháng với 43 món

Lưu ý: Khi lên thực đơn ăn dặm cho trẻ hãy đảm bảo đủ các nhóm chất cơ bản:

  • Chất đường bột có trong cơm, bánh mì, các loại mì, khoai...
  • Chất đạm có trong các thực phẩm trứng, sữa, đậu tương, sữa....
  • Vitamin và khoáng chất thường có trong các loại rau, củ, quả...
group-me-va-be-voh-nhung-ba-me-thong-thai-0
Group Mẹ và Bé VOH - Những bà mẹ thông thái

3. Những dụng cụ cần thiết để chế biến đồ ăn dặm

Để có thể chuẩn bị được những món ăn dặm cho trẻ mẹ không nhất thiết phải có những đồ chuyên dụng cho trẻ, tuy nhiên, mẹ cần phải có các vật dụng cần thiết như:

an-dam-kieu-nhat-nguyen-tac-va-cach-thuc-hien-chuan-theo-tung-giai-doan-1-voh

Các vật dụng cần phải có khi tập cho trẻ ăn dặm (Nguồn: Internet)

Bên cạnh đó, mẹ cần có thêm các loại đồ dùng bảo quản bởi với phương pháp ăn dặm kiểu Nhật mẹ có thể nấu với lượng nhiều và trữ đông. Những dụng bảo quản đồ ăn mẹ cần có là:

an-dam-kieu-nhat-nguyen-tac-va-cach-thuc-hien-chuan-theo-tung-giai-doan-2-voh

Mẹ cần mua thêm các loại đồ dùng bảo quản thức ăn (Nguồn: Internet)

3.1 Mẹo nhỏ cần biết khi chế biến món ăn dặm

  • Sử dụng lò vi sóng để rút ngắn thời gian gian chế biến món ăn.
  • Sử dụng nồi cơm điện để làm mềm thực phẩm.
  • Sử dụng máy xay để xay nhỏ, trộn đều,.... thức ăn.
  • Sử dụng kéo làm bếp sẽ tiện lợi hơn dao rất nhiều khi mẹ muốn cắt nhỏ thực phẩm với lượng ít.
  • Sử dụng túi ni-lông để giảm bớt những đồ dùng phải rửa và giúp mẹ chế biến mà không bẩn tay.

4. Giúp mẹ hình dung độ thô của thức ăn trong từng giai đoạn ăn dặm kiểu Nhật

Trong 4 giai đoạn của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, độ thô và liều lượng thức ăn sẽ có sự khác nhau rõ rệt. Mẹ có thể tham khảo 2 mô hình về độ thô và liều lượng của thức ăn trong từng giai đoạn để có thể chế biến thức ăn được chính xác hơn.

4.1 Mô hình về độ thô thức ăn trong từng giai đoạn

an-dam-kieu-nhat-nguyen-tac-va-cach-thuc-hien-chuan-theo-tung-giai-doan-7-voh

4.2 Mô hình về liều lượng thức ăn trong một bữa ăn

an-dam-kieu-nhat-nguyen-tac-va-cach-thuc-hien-chuan-theo-tung-giai-doan-8-voh

5. Những lưu ý mẹ cần nhớ khi cho trẻ ăn dặm kiểu Nhật

Khi tập cho bé ăn dặm kiểu Nhật, mẹ cũng cần lưu ý đến những điều sau:

  • Nấu cháo cho trẻ bắt đầu bằng tỷ lệ 1 gạo: 10 nước, độ đặc của cháo sẽ tăng dần theo độ tuổi của bé.
  • Bữa ăn của trẻ sẽ đầy đủ 3 nhóm thực phẩm: tinh bột, đạm, vitamin (rau quả) theo chuẩn ‘vàng – đỏ - xanh'. Những món ăn này sẽ được thay đổi thường xuyên để bé quen dần với nhiều loại thực phẩm khác nhau.
  • Xây dựng bữa ăn ăn cân bằng dinh dưỡng cho trẻ theo đơn vị 2 – 3 ngày.
  • Hạn chế tối đa việc thêm gia vị vào thức ăn cho trẻ dưới 1 tuổi.
  • Tập cho bé ăn đúng bữa, khi bé biết ngồi hãy để bé ngồi ăn cùng với ba mẹ.
  • Nên tập cho bé sử dụng muỗng để giúp bé có khả năng tự lập hơn.
  • Không thúc ép trẻ ăn. Thay vào đó, hãy tạo trẻ niềm vui khi ăn uống để nuôi dưỡng tâm hồn ăn uống của trẻ.
  • Mẹ cần cho trẻ thử một loại thức ăn mới trong 3 – 4 ngày trước khi phối hợp vào thực đơn để nhận biết trẻ có bị dị ứng với loại thức ăn đó hay không.
  • Căn cứ vào thể trạng của con thể thực hiện việc cho trẻ ăn dặm. Không ép buộc trẻ vào một tiêu chuẩn ăn dặm nào bởi sự phát triển ở mỗi trẻ là khác nhau.

Ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp khá phổ biến hiện nay vì có thể khuyến khích trẻ tự lập sớm trong việc ăn uống. Ngoài ra, khi áp dụng đúng cách bé yêu của mẹ sẽ tăng cân đều và phát triển khỏe mạnh. 

group-me-va-be-voh-nhung-ba-me-thong-thai-1
Group Mẹ và Bé VOH - Những bà mẹ thông thái
Bình luận