Tìm hiểu về thóp trẻ sơ sinh và những bất thường hay gặp

Nhiều bé khi vừa mới sinh ra đã được mẹ cho đội nón vì sợ ‘lạnh thóp’. Vậy thóp trẻ sơ sinh là gì và vì sao cha mẹ nên quan tâm đến thóp của trẻ? Hãy cùng tìm hiểu vấn đề này qua bài viết sau đây.

Phần lớn chúng ta khi nghe nói đến thóp trẻ sơ sinh thường sẽ nghĩ ngay đến thóp nằm phía trên đỉnh đầu của trẻ (dân gian hay gọi là mỏ ác). Một số người khác lại quan sát thóp sau của trẻ - nằm ở vùng chẩm trên gáy của trẻ. Bởi mặc dù chỉ chiếm một diện tích nhỏ trên cơ thể nhưng những sự thay đổi của thóp lại phản ánh được tình trạng cơ thể của bé.

1. Thóp trẻ sơ sinh là như thế nào ?

Theo BS. Trần Thị Huyền Thảo chia sẻ trong sách Chào con! Ba mẹ đã sẵn sàng, khi trẻ vừa mới sinh ra, trên đầu trẻ có đến 6 thóp: 1 thóp trước, 1 thóp sau, 2 thóp xương nằm ngay vùng thái dương và 2 thóp chẩm nằm ở góc sau tai trẻ. Tuy nhiên, 4 thóp nhỏ ở thái dương và xương chẩm rất nhỏ và chúng sẽ đóng lại trước khi trẻ được sinh ra đời.

1.1 Về mặt cấu trúc và chức năng

Thóp trẻ sơ sinh có cấu trúc màng sợi để gắn kết xương đầu lại với nhau, là đường nối đàn hồi giữa các xương hộp sọ. Chính nhờ những lớp màng sợi này nên đầu bé dễ thay đổi kích thước và hình dạng phù hợp với đường âm đạo của mẹ để giúp việc 'chui' ra ngoài của trẻ được thuận lợi hơn.

Bên cạnh đó, khi trẻ lọt lòng, thóp còn đóng vai trò như một ‘cái đệm’ để bảo vệ não trẻ khỏi những chấn động từ bên ngoài khi trẻ ngã.

1.2 Kích thước thóp trẻ sơ sinh

Thóp sau trẻ sơ sinh: Khi trẻ vừa mới sinh ra thóp sau của trẻ có kích thước trung bình khoảng 0,5cm và thường đóng lại khi bé được 2 tháng tuổi.

Thóp trước trẻ sơ sinh: Kích thước phần thóp phía trước thường thay đổi rất nhanh và rất nhiều. Khi mới sinh ra thóp trước trẻ sơ sinh có kích thước trung bình khoảng 21cm, nhưng có thể thay đổi từ 0,6 – 3,6cm tùy từng bé.

tim-hieu-ve-thop-tre-so-sinh-va-nhung-bat-thuong-thuong-gap-VOH

Thông thường thóp trẻ sơ sinh sẽ đóng hoàn toàn sau 14 - 15 tháng tuổi (Nguồn: Internet)

Trong những tháng đầu đời, thóp trước của bé có thể lớn dần và thời gian đóng thóp cũng không theo một thời gian cố định, phần lớn thóp trẻ sơ sinh sẽ đóng khi bé được 14 – 15 tháng tuổi.

Với những trường hợp bé sau 2 tuổi nhưng vẫn còn thóp phía trước thì cha mẹ nên đưa bé đi thăm khám để bác sĩ kiểm tra và đánh giá cụ thể.

2. Những bất thường ở thóp trẻ sơ sinh

Thóp trẻ sơ sinh sẽ thay đổi liên tục cho đến khi nó hoàn thiện. Nếu trong quá trình chăm sóc trẻ, mẹ thấy thóp trẻ có những sự thay đổi bất thường giống như dưới đây thì mẹ cần hết sức lưu ý.

2.1 Thóp trẻ sơ sinh bị phồng

Nếu mẹ thấy thóp trẻ sơ sinh phồng lên, bé hay khóc kèm theo sốt, nôn mửa và co giật thì mẹ nên đưa bé tới bệnh viện ngay, vì bé có thể bị viêm não, viêm màng não hay một số bệnh lý khác gây áp lực trong não.

group-me-va-be-voh-nhung-ba-me-thong-thai-0
Group Mẹ và Bé VOH - Những bà mẹ thông thái

2.2 Thóp trẻ sơ sinh bị lõm

Đối với những bé có thóp lõm thì phần nhiều là do bé bị mất nước cấp tính do tiêu chảy thời gian dài, sốt cao, ra mồ hôi nhiều… Bên cạnh đó, bé cũng có thể bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng, sút cân nhanh chóng do không hấp thu đầy đủ canxi, vitamin cần thiết cho cơ thể.

2.3 Thóp trẻ sơ sinh quá lớn

Trường hợp này thường xảy ra ở bé mới sinh và gặp nhiều hơn ở những bé bị còi xương. Thóp trẻ sơ sinh lớn sẽ tác động tiêu cực đến não bộ của trẻ gây tràn dịch não rất nguy hiểm.

tim-hieu-ve-thop-tre-so-sinh-va-nhung-bat-thuong-thuong-gap-1-VOH

Thóp trẻ sơ sinh lớn thường gặp nhiều ở trẻ bị còi xương (Nguồn: Internet)

2.4 Thóp trẻ sơ sinh quá nhỏ

Nếu thóp trẻ quá nhỏ sẽ khiến đầu trẻ bị dị tật do bị thu hẹp chỏm đầu, ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ của bé sau này.

2.5 Thóp trẻ sơ sinh đóng sớm

Thóp trẻ sơ sinh đóng sớm có thể do nhiều lý do như: bẩm sinh, não hoặc xương đầu cốt hóa sớm hoặc mẹ bị phơi nhiễm tia X-quang trong thời gian dài và hậu quả của việc này là làm cản trở não phát triển và giảm trí tuệ của trẻ.

2.6 Thóp đóng muộn

Thóp trẻ đóng muộn chứng tỏ khả năng xương chậm cốt hóa cho chức năng của tuyến giáp kém hoặc trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng, thậm chí do não to lên bất thường.

3. Chăm sóc thóp trẻ sơ sinh như thế nào?

Nhiều cha mẹ thường bảo vệ thóp trẻ sơ sinh bằng cách cho bé đội nón trong vài ngày đầu sau sinh hoặc khi thời tiết trở lạnh và theo BS. Trần Thị Huyên Thảo thì đây là một việc làm rất tốt để giúp giữ thân nhiệt cho trẻ.

Tuy nhiên, bác sĩ Thảo cũng cho biết, hành động đội mũ thóp trẻ sơ sinh sẽ không liên quan trực tiếp đến việc bảo vệ thóp và giữ ấm cho não. Bởi trong khung xương đầu, não của trẻ luôn được ‘ủ’ bằng một loại dịch đặc biệt, gọi là dịch não tùy để giúp não được giữ cân bằng nhiệt độ và bảo vệ não khi có chấn thương.

tim-hieu-ve-thop-tre-so-sinh-va-nhung-bat-thuong-thuong-gap-2-VOH

Đội mũ thóp cho trẻ sơ sinh chỉ giúp giữ thân nhiệt của bé (Nguồn: Internet)

Do đó, cách chăm sóc và bảo vệ thóp trẻ tốt nhất chính là:

  • Mẹ có thể dùng dầu để giữ ấm.
  • Đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ để bổ vitamin D và canxi khi cần thiết.
  • Phòng chống còi xương bằng cách cho trẻ đi tắm nắng vào buổi sáng. Không tắm nắng vào thời gian từ 10 giờ đến 2 giờ chiều vì sẽ gây hại làn da trẻ.
  • Không cho trẻ ặn dặm quá sớm, khi trẻ đến tuổi ăn dặm nên cho trẻ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng.
  • Chú ý không để vật nhọn chạm vào thóp trẻ.

Tóm lại, thóp trẻ sơ sinh là một bộ phận của cơ thể, tuy nhiên nếu quan sát con và thấy thóp trẻ có những bất thường như trên thì mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để được thăm khám cụ thể.

group-me-va-be-voh-nhung-ba-me-thong-thai-1
Group Mẹ và Bé VOH - Những bà mẹ thông thái
Bình luận