Tác hại của bệnh trầm cảm đối với trẻ em

(VOH) - Một thời gian dài người ta vẫn tin rằng trầm cảm chỉ gặp phải ở người lớn nhưng khoảng 2 thập kỷ trở lại đây, khoa học nhìn nhận nghiêm túc rằng trẻ em, kể cả trẻ nhỏ, cũng có thể bị trầm cảm.

Tác hại của bệnh trầm cảm có thể từ mức độ nhẹ nhất cho đến mức độ nặng nhất. Biểu hiện lâm sàng trầm cảm ở trẻ em và vị thành niên có thể thoáng qua hay "khủng hoảng" ở thời kỳ dậy thì, chứ chưa phải hoàn toàn là bệnh lý.

1. Trầm cảm ở trẻ em để lại hậu quả nặng nề

Bệnh trầm cảm có thể để lại hậu quả lâu dài và nặng nề cho trẻ em về mặt phát triển xã hội, cảm xúc và học tập. Nếu không được điều trị, một đợt trầm cảm có thể kéo dài 9 tháng, tương đương một năm học, vì vậy rất khó để trẻ theo kịp các bạn.

Ngoài ra, tác hại của bệnh trầm cảm với trẻ em là sau này dễ nghiện rượu, thuốc lá, ma túy.

Tác hại của bệnh trầm cảm đối với trẻ em

Trẻ, đặc biệt là trẻ vị thành niên nếu không bị trầm cảm nặng dễ dẫn đến hành động tiêu cực (Ảnh: Shutterstock).

Tác hại của bệnh trầm cảm đối với trẻ em 2Nguy cơ mắc bệnh và biến chứng của bệnh trầm cảm. Biến chứng đáng sợ nhất của trầm cảm là tự hủy hoại cơ thể, tự tử vì cho rằng mình không còn giá trị.

Một nghiên cứu của Mỹ so sánh giữa nhóm người bắt đầu trầm cảm ở tuổi trưởng thành với nhóm người từng bị trầm cảm ở tuổi ấu thơ cho thấy nhóm thứ hai gặp nhiều thiệt hòi hơn như:

  • Thu nhập trung bình thấp hơn, tỷ lệ tốt nghiệp đại học thấp hơn, khó tìm việc làm hơn, quan hệ gia đình và xã hội ít thành công hơn.
  • Bị các đợt trầm cảm nhiều gấp đôi, tiên lượng bệnh nặng nề hơn.
  • Tỷ lệ toan tính tự tử và tự tử thành công cao hơn hẳn (34% người bị trầm cảm khi còn nhỏ có toan tính tự vẫn và 7% tự tự thành công, so với tỷ lệ 0% ở nhóm trầm cảm khi trưởng thành). 

2. Biểu hiện trầm cảm ở trẻ em

Các bậc cha mẹ có thể nghĩ tới việc trẻ bị trầm cảm nếu thấy có một số biểu hiện sau:

  • Khí sắc: Trẻ có cảm giác buồn chán nhẹ không rõ rệt, không giải thích được nguyên cớ, hay cáu kỉnh. Giảm hứng thú trong học tập, sinh hoạt nhóm hay đoàn thể…
  • Hoạt động xã hội: Trẻ thu mình cô lập không muốn giao tiếp hay tham gia các hoạt động đoàn thể, không có bạn thân hoặc khó chia sẻ với bạn; thờ ơ, ít quan tâm đến các hoạt động diễn ra xung quanh, kể cả với những người thân thiết nhất.
  • Ăn uống: Chán ăn, không có hứng thú trong ăn uống, mất cảm giác ngon miệng, hậu quả là trẻ bị giảm cân. Hoặc ngược lại, trẻ có dấu hiệu ăn nhiều hơn bình thường hay ăn vô độ dẫn đến tăng cân.
  • Rối loạn giấc ngủ, trẻ ngủ nhiều hơn bình thường hoặc ngủ ít, trẻ thường xuyên gặp ác mộng; khó ngủ, hay thức giấc…
  • Cơ thể: đau đầu, đau bụng, đau ngực, ngột ngạt kèm cảm giác lo buồn chán nản… Đa phần các trường hợp này khi được cha mẹ đưa đi khám và điều trị bệnh lý cơ thể về tim mạch, tiêu hoá, thần kinh… bằng các thuốc chuyên khoa đặc hiệu nhưng không thấy kết quả.
  • Tư duy: Khó tập trung chú ý, khó tiếp thu, kết quả học giảm sút, quá trình này có thể diễn ra từ từ hoặc nhanh chóng, đây cũng là lý do quan trọng mà các bậc cha mẹ đưa trẻ đến các cơ sở khám bệnh hoặc tư vấn tâm lý.
  • Hành vi: biểu hiện rối loạn hành vi như quậy phá, hành vi chống đối xã hội, chống đối bố mẹ, trốn học, trộm cắp, lập băng đảng hay nhóm bạn xấu và sử dụng các chất gây nghiện.

Cha mẹ cần quan tâm, phát hiện kịp thời rối loạn này ở trẻ để có biện pháp can thiệp, tránh những tác hại của bệnh trầm cảm ở trẻ em, nhằm nâng cao chất lượng sống cho trẻ, cải thiện thành tích học tập và định hướng cho trẻ phát triển lành mạnh.

Tác hại của bệnh trầm cảm đối với trẻ em 3Cha mẹ cần làm gì khi con bị trầm cảm? Sự quan tâm của cha mẹ chính là chìa khóa giúp trẻ phòng ngừa trầm cảm hoặc điều trị trầm cảm hiệu quả hơn.
Bình luận