Đừng chủ quan trước các biến chứng nguy hiểm của bệnh trầm cảm

(VOH) - Theo dự báo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đến năm 2020, trầm cảm là căn bệnh xếp thứ hai trong số những căn bệnh phổ biến toàn cầu với 121 triệu người mắc bệnh.

Tại Việt Nam, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính có khoảng 3,6 triệu người mắc căn bệnh này, chiếm 4% dân số (số liệu 2015). Trong đó có khoảng 5.000 người chết vì tự tử do người trầm cảm có nguy cơ tự tử cao gấp 25 lần so với người khác.

Phổ biến nhất ở độ tuổi từ 18-45, tỷ lệ ở phụ nữ lớn gấp đôi nam giới.

Trầm cảm sẽ là căn bệnh xếp thứ hai trong số những căn bệnh phổ biến toàn cầu vào năm 2020

Trầm cảm sẽ là căn bệnh xếp thứ hai trong số những căn bệnh phổ biến toàn cầu vào năm 2020. Ảnh: Psych Central

Bệnh trầm cảm muốn chết là gì

Bệnh trầm cảm là gì và những phát hiện không ngờ về căn bệnh này? Bệnh trầm cảm không phải là khi bạn thấy buồn vì mọi thứ không xảy ra theo ý bạn mà là bạn thấy buồn mặc cho mọi việc vẫn diễn ra tốt đẹp.

1. Những biến chứng của trầm cảm

Người bệnh trầm cảm thường ngủ không yên, ngủ không sâu, hay mộng mị. Họ thường trong trạng thái chán nản, bi quan, thường bỏ dở nửa chừng và thấy việc gì cũng khó.

Tội lỗi, mặc cảm thua kém, khiến người bệnh thu mình lại, không muốn tiếp xúc với xung quanh. Điều này làm bệnh ngày càng nặng thêm.

Ngoài ra, bệnh nhân thường có những biểu hiện như nặng đầu, nhức đầu, choáng váng, đau lưng, tức ngực, đau mỏi vai gáy, hồi hộp, tim đập nhanh, tay chân lạnh, toát mồ hôi, đặc biệt vào ban đêm (lúc bừng tỉnh dậy sau một cơn ác mộng), ham muốn tình dục giảm đi rõ rệt.

Điều này không chỉ ảnh hưởng tới người bệnh mà còn ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình.

Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy, trầm cảm có thể dẫn đến bệnh tim, thậm chí làm tăng nguy cơ đau tim, cộng với thói quen hút thuốc, uống rượu cùng với lối sống không lành mạnh, không tập thể dục thường xuyên cũng có hại cho sức khỏe tim mạch.

Trầm cảm cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2, nếu bệnh làm cho bạn tăng cân. Thống kê cho thấy, có khoảng 20% người bệnh tiểu đường cũng có trầm cảm.

Nếu không điều trị kịp thời, hai bệnh này kết hợp với nhau sẽ gây nhiều biến chứng nguy hại cho sức khỏe.

Trầm cảm trong thời gian dài có thể làm cho người bệnh sa sút về trí tuệ

Trầm cảm trong thời gian dài có thể làm cho người bệnh sa sút về trí tuệ. Ảnh: internet

Nguy cơ béo phì ở những người mắc chứng trầm cảm, chán nản rất cao. Thực tế cho thấy, 58% người mắc trầm cảm đều bị béo phì. Ngược lại, nếu đang bị béo phì thì khả năng mắc bệnh trầm cảm cũng cao hơn so với những người không chịu áp lực về cân nặng.

Trầm cảm trong thời gian dài có thể làm cho người bệnh sa sút về trí tuệ, đặc biệt với người cao tuổi. Theo một nghiên cứu của Mỹ cho biết, những người bị trầm cảm vào cuối đời có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer tăng gấp 2 lần so với người bình thường.

Còn các bệnh nhân tuổi trung niên mắc bệnh trầm cảm lại có nguy cơ sa sút trí tuệ gấp 3 lần. Nếu bị trầm cảm mà không được hỗ trợ điều trị kịp thời, người bệnh sẽ có nguy cơ lạm dụng các chất gây nghiện như: rượu, bia, thuốc lá, ma túy...

Thống kê cho thấy, 25% bệnh nhân ung thư có biểu hiện của trầm cảm. Một số nghiên cứu cho thấy, tác dụng của bệnh trầm cảm trên hệ thống miễn dịch của người bệnh có thể làm cho bệnh ung thư nặng hơn, nguy cơ tái phát cao hơn.

Việc hỗ trợ điều trị trầm cảm giúp bệnh nhân có tâm lý ổn định hơn, lạc quan hơn và kéo dài tuổi thọ hơn.

Đau mạn tính có thể dẫn đến trầm cảm và những người bị bệnh trầm cảm nếu không được hỗ trợ điều trị có thể làm cho cảm giác đau đớn thể xác rõ rệt hơn.

Cuối cùng, rủi ro nguy hiểm nhất do bệnh trầm cảm mang lại nếu không được hỗ trợ điều trị kịp thời và đúng cách đó là tự tử, nguy cơ tăng cao hơn khi lạm dụng các chất gây nghiện. Theo thống kê, 2/3 trường hợp tự tử đều có liên quan đến trầm cảm.

Đừng chủ quan trước các biến chứng nguy hiểm của bệnh trầm cảm 4Biểu hiện của bệnh trầm cảm.(VOH) - Nếu bạn hoặc người thân của mình đang phải đối mặt với chứng trầm cảm, hãy nhớ rằng vẫn luôn có nhiều người luôn sát cánh và chia sẻ cùng bạn trong cuộc chiến này.

2. Các yếu tố nguy cơ gây trầm cảm

Công bố trên tạp chí Tâm thần học Úc và New Zealand, Tiến sĩ Joanna Dipnall thuộc Đại học Swinburne (Úc) cho biết đã phân tích dữ liệu của hơn 5.500 người trưởng thành và xem xét mối liên quan giữa trầm cảm với 5 yếu tố của Chỉ số Nguy cơ Trầm cảm (RID) gồm: nhân khẩu học, lối sống, chế độ ăn uống, các chỉ dấu sinh học và rối loạn soma.

Chế độ ăn uống nổi lên như yếu tố liên quan nhiều nhất đến trầm cảm

Chế độ ăn uống nổi lên như yếu tố liên quan nhiều nhất đến trầm cảm. Ảnh: shutterstock

Tiến sĩ Dipnall phát hiện, mặc dù các yếu tố khác trực tiếp hoặc gián tiếp làm tăng nguy cơ trầm cảm, song chế độ ăn uống nổi lên như yếu tố liên quan nhiều nhất.

Cụ thể, những người thường xuyên tiêu thụ trái cây tươi, rau củ, đặc biệt rau lá xanh, ngũ cốc nguyên cám và bánh mì làm từ ngũ cốc nguyên cám ít có nguy cơ bị trầm cảm, trong khi những người có chế độ ăn chứa nhiều đường và thực phẩm chế biến thì dễ mắc bệnh hơn.

Sau chế độ ăn uống, yếu tố về lối sống (như khả năng làm việc, hoạt động thể chất, giấc ngủ, thói quen hút thuốc, tình dục và sử dụng thuốc hoặc chất gây nghiện) có tác động đáng kể đến nguy cơ trầm cảm.

Tiếp đến là rối loạn triệu chứng thực thể, biểu hiện bằng những cơn đau, sự mệt mỏi, ảnh hưởng tới khớp, sức khỏe đường ruột, chức năng thị giác, thính giác, hô hấp cũng như chức năng gan, tuyến giáp.

Tóm lại, một người có nguy cơ cao bị trầm cảm nếu có chế độ ăn uống kém lành mạnh, lối sống thất thường và không vận động thể chất.

3. Chẩn đoán bệnh trầm cảm

Bệnh trầm cảm cần được phát hiện và điều trị sớm để tránh các biến chứng nguy hiểm về sau

Bệnh trầm cảm cần được phát hiện và điều trị sớm để tránh các biến chứng nguy hiểm về sau. Ảnh: Internet

Theo Phó giáo sư, Bác sĩ chuyên khoa II Bùi Quang Huy, Chủ nhiệm khoa Tâm thần, Bệnh viện 103 (Hà Nội), để biết mình hoặc người thân có các dấu hiệu trầm cảm hay không, có thể kiểm tra trong hai tuần liên tiếp, triệu chứng nào dưới đây thường xuyên xuất hiện?

1. Khó ngủ, ngủ ít, thức dậy sớm hoặc ngủ nhiều

2. Cảm giác mệt mỏi, mất sinh lực, uể oải

3. Ăn mất ngon, ăn ít hoặc ăn quá nhiều

4. Mất hứng thú hoặc mất quan tâm trong sinh hoạt, công việc, giải trí

5. Cảm giác buồn bã, bực bội, khó chịu

6. Ý nghĩ chán nản, buông xuôi, bỏ mặc bản thân hoặc gia đình, hoặc tự buộc tội bản thân

7. Khó khăn khi tập trung vào một việc, chẳng hạn như tập trung đọc báo, xem ti vi

8. Cảm giác bứt rứt, bồn chồn, đứng ngồi không yên, lo lắng nhiều hơn bình thường, hoặc bạn nói, cử động chậm chạp hơn bình thường

9. Trong hai tuần lễ đó, bạn đã từng có ý nghĩ chán sống, muốn chết hoặc muốn tự gây thương tích cho mình không?

10. Thường xuyên lo lắng về rối loạn trong cơ thể mình không (nhức đầu, đau bụng, đau ngực, đánh trống ngực, đau cơ, đổ mồ hôi)?

Nếu có từ 5 triệu chứng trở lên, có thể bạn có những dấu hiệu của trầm cảm. Bạn nên mang bảng kết quả này tới bác sĩ tâm thần để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Người bệnh trầm cảm, ngoài việc được chẩn đoán chính xác thì phải được điều trị và chăm sóc một cách hiệu quả, đúng cách. Mời các bạn đọc phần tiếp theo của chuyên đề Bệnh trầm cảm. 

Bình luận