Phòng chống lây nhiễm liên cầu lợn bằng cách nào hiệu quả, an toàn?

VOH - Liên cầu lợn hiện chưa có vaccine phòng nhiễm cho người. Vậy làm thế nào để phòng chống lây nhiễm liên cầu khuẩn lợn, đặc biệt là ở những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao?

Theo ThS. BS Nguyễn Văn Huynh, bác sĩ Khoa nội tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Sài Gòn, những người chăn nuôi, giết mổ và buôn bán là những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh liên cầu khuẩn lợn cao. Do đó, đây là những nhóm người cần chú ý trong việc phòng chống bệnh.

Nhóm đối tượng làm công việc giết mổ, chăn nuôi và buôn bán vì thường xuyên tiếp xúc với dịch tiết, máu hay thịt của lợn gây bệnh nên cần lưu ý:

  • Mang găng tay, đeo khẩu trang, đồ bảo hộ lao động.
  • Rửa tay chân sạch sau khi tiếp xúc
  • Không mua bán thịt lợn nếu lợn có dấu hiệu hoặc nghi ngờ bị bệnh. 
voh-phong-chongpbenh-lien-cau-lon-khi-chua-co-vaccine
Nên rửa tay chân sạch sẽ sau khi tiếp xúc trực tiếp với thịt lợn - Ảnh: Internet

Nhóm người tiêu dùng:

  • Không ăn thịt lợn bị bệnh hoặc lợn, gà chết
  • Không ăn các loại thức ăn sống chưa được chế biến kỹ như tiết canh, lòng lợn, nem, và cháo lòng không đảm bảo vệ sinh.
  • Nên mua thịt lợn từ những nguồn tin cậy, có dấu kiểm định rõ ràng.

Trong trường hợp xuất hiện các biểu hiện nghi ngờ, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

ThS.BS Nguyễn Văn Huynh

Bác sĩ Khoa Nội tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Sài Gòn

voh-lien-cau-lon-nsk

Theo dõi chuyên mục Khỏe của voh.com.vn để cập nhật những bài viết hữu ích.

Bình luận