Chờ...

Giải thích ý nghĩa câu nói ‘Chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng’ dạy điều gì?

(VOH) - Bạn đã nghe thấy câu nói “chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng” bao giờ chưa? Cùng tìm hiểu về câu nói đó qua bài viết của chúng tôi ngay nhé!

“Chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng” là câu nói dân gian nhắc nhở con người ta về đức tính khiêm tốn, cẩn trọng. Đây là đức tính tốt cần được giữ gìn dù ở bất cứ thời đại nào. 

1. “Chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng” là gì?

chua-do-ong-nghe-da-de-hang-tong-voh-1
Thế nào là "chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng"

Được bắt nguồn từ câu chuyện dân gian, câu nói “chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng” mang nhiều ý nghĩa và bài học rất sâu sắc. 

Đầu tiên, “ông nghè” là tên gọi xưa dành cho những người họ rộng, đỗ cao trong các cuộc thi ở thời phong kiến như kỳ thi Hương, thi Hội,…Từ “tổng” trong cụm “hàng tổng” được lấy từ “Tổng trấn”, là một đơn vị hành chính thời phong kiến, trong đó bao gồm một số xã, nhiều tổng sẽ hợp thành.

Theo tục lệ xưa, khi đỗ các kỳ thi và trở thành “ông nghè”, người đỗ đạt sẽ được cả “tổng” mang kiệu ra rước khi trở về quê nhà. Đây là hành động thể hiện sự chúc mừng, tôn trọng với những người đỗ đạt cao trong các kỳ thi xưa. 

Câu nói “chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng” được sử dụng để ám chỉ những người chưa đỗ đạt, chưa thành công mà đã huênh hoang, tự kiêu, coi thường những người xung quanh. 

Mượn hình ảnh “ông nghè” và “hàng tổng”, câu nói dân gian này cho chúng ta thấy bài học sâu sắc hơn, về việc trong cuộc sống có những người có chức, có quyền hay giàu có hơn người khác, nên sinh ra thói kiêu căng, hách dịch. Những kẻ tự phụ này thích khoe khoang về bản thân, bắt nạt những kẻ yếu thế hơn mình, thậm chí coi thường người có công giúp đỡ mình trong quá khứ. 

Xem thêm: Tìm hiểu về ý nghĩa của thành ngữ ‘Ở bầu thì tròn ở ống thì dài’ và bài học gửi gắm phía sau

2. Bài học về đức tính khiêm nhường qua “chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng” 

chua-do-ong-nghe-da-de-hang-tong-voh-2

Không chỉ là một bài học phê phán những kẻ tự cao, tự đại, sống huênh hoang không có kỷ luật, câu nói “chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng”, cha ông ta còn muốn gửi gắm lời nhắc nhở đầy ân tình về lối sống và đức tính khiêm nhường, khiêm tốn.

Khiêm nhường chính là một bản chất, một đức tính đạo đức tốt cần phải liên tục trau dồi, thể hiện trong cuộc sống hàng ngày. Đó là thái độ không tự kiêu, tự đại, không huênh hoang, trịch thượng và đối xử với những người xung quanh bằng thái độ đúng mực. 

Mỗi chúng ta chỉ là những cá thể rất nhỏ trong cuộc sống, ai cũng có những ưu, khuyết điểm. Lối sống khiêm nhường sẽ giúp ta hoàn thiện và phát triển bản thân, cũng như tạo cho ta cơ hội để thu hút những mối quan hệ, những công việc tốt. 

Giống như câu nói “lúa chín cúi đầu”, những người giỏi càng khiêm tốn, giữ mình, càng nhận được nhiều sự tôn trọng, yêu mến từ những người xung quanh.

Sự khiêm tốn đó không đồng nghĩa với tự ti, mà ngược lại, khiêm tốn, khiêm nhường là việc ta tự nhận thức được giá trị của bản thân, ta cống hiến và luôn tự hào về bản thân mình. “Thắng không kiêu bại không nản”, khiêm nhường thực sự là đức tính góp phần nâng cao giá trị của mỗi con người.

Trong cuộc sống hiện nay không khó để bắt gặp câu chuyện hay hình ảnh về những người mới chỉ có quyền nhỏ mà đã tự đắc, bắt nạt dân lành. Tuy nhiên, các hành vi như vậy đều phải trả giá và nhận về những sự ghét bỏ của người đời. Dù sớm hay muộn, sự huênh hoang hoặc “chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng” luôn mang đến cho ta những rắc rối và sự coi thường của người xung quanh. 

Cuộc sống chính là một hành trình dài mà trong hành trình đó luôn có những điều bất ngờ. Nếu chúng ta tự cao tự đại với thành công trước mắt, ngủ quên trên chiến thắng, thì chính là ta tự giết chết tương lai của bản thân mình. Hãy nỗ lực hết mình nhưng không quên giá trị cốt lõi của bản thân, học cách khiêm tốn, đối nhân xử thế để đạt được thành công hơn nữa. 

Xem thêm: ‘Cần cù bù thông minh’ - đức tính tốt để thành công trong cuộc sống

3. Câu nói dân gian nhắc nhở ta về sự khiêm nhường trong kho tàng văn học Việt

Thái độ khiêm nhường, giản dị luôn được coi là đức tính tốt cần có ở mọi thời đại. Cùng suy ngẫm kỹ hơn qua những câu nói của thế hệ cha ông ta nhắc nhở về bài học” chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng” nhé!

  1. Một lần khiêm tốn bằng bốn lần tự cao​
  2. Ếch ngồi đáy giếng
  3. Biết người, biết ta trăm trận, trăm thắng!
  4. Cậy tài, cậy khéo, khoe khôn
    Đừng cậy có của đa ngôn quá lời
    Của thời mặc của ai ơi
    Đừng cậy có của coi người mà khinh
  5. Nhún nhường quý trọng biết bao
    khoe khoang kiêu ngạo ai nào có ưa
     
    chua-do-ong-nghe-da-de-hang-tong-voh-3
  6. Ôi thôi quần tím , ống dài 
    Dây lưng mua chịu khoe giàu với ai
  7. Con gà rừng tốt mã khoe lông
    Chẳng cho đi chọi, nhốt lồng làm chi!
  8. Khiêm tốn bao nhiêu vẫn thấy thiếu
    Tự kiêu một chút đã thấy thừa

“Chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng” cho thấy sự ngạo mạn, huênh hoang khiến ta đánh mất giá trị của bản thân mình, hãy học cách giản dị, khiêm tốn để đạt được thành công lớn hơn nữa. 

Sưu tầm

Nguồn ảnh: Internet

Bình luận