Chờ...

Giải thích ý nghĩa câu thành ngữ ‘Nhất tự vi sư, bán tự vi sư’ nói lên điều gì?

(VOH) - Câu tục ngữ ‘nhất tự vi sư, bán tự vi sư’ là gì? Người xưa muốn răn dạy chúng ta bài học nhân sinh gì qua câu thành ngữ này? Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay bài viết dưới đây.

Chúng ta học rộng hiểu cao, đạt được chức vị cao trong xã hội không phải do bẩm sinh mà nhờ vào quá trình học tập rèn luyện của bản thân. Trong đó, không thể không nhắc đến công lao của thầy cô. 

Những người đã cầm tay ta nắn nót từng nét chữ, đã dạy từng phép tính cộng, trừ đơn giản nhất. ‘Nhất tự vi sư, bán tự vi sư’ chính là lời dạy về đạo nghĩa biết ơn của người học trò đối với người đã dạy dỗ mình. 

1. ‘Nhất tự vi sư, bán tự vi sư’ nói lên điều gì? 

‘Nhất tự vi sư, bán tự vi sư’ là gì? Tại sao người ta lại hay đề cập đến câu tục ngữ này trong giáo dục cũng như trong đời sống? Tục ngữ này có gốc Hán, được đọc theo phiên âm Hán - Việt. Trước tiên, chúng ta cần phân tích các thành tố sau: nhất = một, tự = chữ, vi = là/coi như là, bán = nửa, sư = thầy. 

nhat-tu-vi-su-ban-tu-vi-su-voh-1

Từ đó, câu tục ngữ “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” nghĩa là người dạy ta một chữ là thầy, dạy nửa chữ cũng là thầy. Mang hàm ý nhắc nhớ nhắc mọi người về truyền thống tôn sư trọng đạo, biết ơn những người đã có công dạy dỗ, dìu dắt mình. Đó là đạo lý được lưu truyền từ xưa đến nay mà bất kỳ ai khi ngồi trên ghế nhà trường cũng đều được giảng dạy.

Bên cạnh sự nỗ lực, phấn đấu của bản thân mỗi ngày. Chúng ta cũng không thể phủ nhận sự thành công của một người trong sự nghiệp lẫn cuộc sống luôn có sự dạy dỗ của những người “tiền bối” đi trước. 

Thầy cô luôn là người chúng ta phải tôn kính, và không bao giờ được quên công ơn dạy dỗ. Tục ngữ “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” cũng cho thấy vai trò quan trọng của thầy cô trong sự nghiệp giáo dục các thế hệ kế thừa và phát triển đất nước. 

Tục ngữ “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” nói lên truyền thống tôn sư trọng đạo tốt đẹp của dân tộc ta. Quan niệm sâu sắc của dân gian về sự học, về đạo thầy trò từ bao đời nay. 

Xem thêm: ‘Tiên học lễ hậu học văn’ dạy chúng ta học làm người trước rồi mới tới học kiến thức 

2. “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” - Đạo nghĩa giữa thầy và trò

Trong nên giáo dục Việt Nam từ xưa đến nay luôn đề cao việc học lễ nghĩa, đạo nhân trước, rồi mới đến học chữ và bổ sung kiến thức. Bất kỳ ai, đã bước vào giảng đường thì đều cần phải học bắt đầu từ những kiến thức cơ bản nhất. Từ đó, tạo tiền đề để tiếp tục mở mang kiến thức đi tiến xa hơn. Và trong quá trình học tập ấy, người thầy chính là đối tượng mà chúng ta cần phải tôn kính.

Người xưa cũng có câu “Tiên học lễ, hậu học văn” như một nhắc nhở chúng ta về thái độ ứng xử “phải đạo” với những người xung quanh, nhất là với thầy cô giáo. Trong học đường, phải phân biệt rạch ròi: thầy ra thầy, trò ra trò. Kính trọng thầy cô là biểu hiện cao nhất của những người học sinh trên con đường tiếp thu tri thức, kiến thức.

Ngẫm nghĩ sẽ thấy, trong kho tàng văn học sở hữu không ít những câu tục ngữ, thành ngữ về sự biết ơn đối với thầy cô. Song song đó, ngày 20/11 hàng năm cũng chính là ngày đặc biệt để tôn vinh những “người đưa đò” đã trau dồi kiến thức làm hành trang cho biết bao thế hệ học trò “sang sông”.

Chưa dừng lại, để ghi nhớ công ơn dạy dỗ của người thầy vào ngày tết Nguyên đán chúng ta thường xuyên nghe câu “Mùng một tết cha, mùng hai tết mẹ, mùng ba tết thầy”. Đây cũng là dịp để học trò về thăm lại người thầy đã cất công dạy kiến thức, dưỡng tâm hồn cho mình năm xưa. 

nhat-tu-vi-su-ban-tu-vi-su-voh-2
Truyền thống tôn sư trọng đạo là nét đẹp văn hóa của người Việt 

Bấy nhiêu thôi đủ thấy được tình nghĩa giữa thầy và trò luôn là tình cảm thiêng liêng, mà ai nấy đều phải trân quý. Do đó cần thể hiện lòng biết ơn, tôn trọng với những người đã dành thời gian quan tâm và chỉ dạy mình. 

Trong thực tế cuộc sống, câu “nhất tự vi sư, bán tự vi sư” càng làm chúng ta thấm thía hơn những bài học về sự đạo thầy trò. Mà ở đây, “người thầy” không nhất định phải là những người đứng trên bục giảng, họ có thể chỉ là những người bình thường, đôi lần giúp ta tháo “gỡ” những khúc mắc trong lòng mà nếu không có họ, chúng ta không thể nào “gỡ” được. 

Như vậy, để làm một người thầy không chỉ phải có kiến thức chuyên môn sâu rộng mà còn phải có lương tâm, trách nhiệm. Để có thể vừa dạy chữ, vừa giáo dục đạo đức cho học trò của mình. Bởi một người có trình độ hiểu biết cao thôi chưa đủ mà còn phải có lối sống đạo lý, thuận theo lẽ phải.  

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, sự phát triển của xã hội đã mang lại không ít tiêu cực tác động vào ngành giáo dục. Một số “con sâu” đã tạo nên suy nghĩ trăn trở của học trò lẫn phụ huynh về hình ảnh của người thầy “đạo cao đức trọng” bởi sự xuất hiện những trường hợp như: thầy giáo xâm hại tình dục trò, cô thẳng tay tát vào mặt học sinh, mua điểm để lên lớp, … 

Phải chẳng chính mối quan hệ thầy trò ở xã hội hiện đại đang được “kéo gần” lại với nhau đã dẫn đến nhiều hệ lụy?! Sự gần gũi, thân thiết  giữa thầy cô giáo và học sinh đã khiến cho một bộ phận học sinh hình thành nên thói hỗn hào, hay thái độ vô lễ với chính những người thầy cô đang giảng dạy mình. 

Sự thoải mái trong quá trình học tập giúp xóa bỏ khoảng cách thầy - trò là điều tốt bởi có thể giúp học sinh kích thích tư duy phản biện, sáng tạo và tính chủ động trong học tập. Các em cũng có thể dễ dàng trao đổi với thầy cô về các bài học ngay tại trên lớp. Thậm chí, nếu có thắc mắc vẫn có thể liên lạc để được thầy cô chỉ dạy. 

Tuy nhiên, mỗi học sinh nên nằm lòng câu “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư’ bởi sự tự do trong học tập và trong mối quan hệ thầy - trò không có nghĩa là gạt đi lễ nghĩa, dẫn đến cách hành xử không chuẩn mực.  

Xem thêm: Những câu tục ngữ về thầy cô giáo hay nhất dạt dào ý nghĩa công ơn trồng người 

3. Tuyển chọn câu ca dao, tục ngữ ý nghĩa về ‘tôn sư trọng đạo’ 

Bên cạnh, “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” chúng ta cùng điểm qua những câu ca dao, tục ngữ cũng mang đến bài học đạo nghĩa thầy trò, biết ơn đối với những người đã truyền đạt nhiều điều bổ sung trong cuộc sống. 

nhat-tu-vi-su-ban-tu-vi-su-voh-3
  1. Dạy con từ thuở tiểu sinh
    Gần thầy gần bạn tập tành lễ nghi
    Học cho “cách vật trí tri”
    Văn chương chữ nghĩa nghề gì cũng thông.
  2. Muốn sang thì bắc cầu kiều
    Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy. 
  3. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
    Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa.
  4. Con ơi ghi nhớ lời này
    Công cha, nghĩa mẹ, công thầy chớ quên.
  5. Tạ ơn thầy đã dẫn con vào rừng trí thức
    Cảm nghĩ cô đã dắt trò đến biển yêu thương
  6. Gươm vàng rớt xuống Hồ Tây
    Ơn cha nghĩa trọng công thầy cũng sâu.
  7. Ơn Thầy không bằng gốc bễ,
    Nghĩa Thầy Gánh vác cuộc đời học sinh.
  8. Ơn thầy soi lối mở đường
    Cho con vững bước dặm trường tương lai.
  9. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
    Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa.
  10. Thời gian dẫu bạc mái đầu
    Tim trò vẫn tạc đậm câu ơn thầy
  11. Mẹ cha công đức sinh thành
    Ra trường thầy dạy học hành cho hay.

Tục ngữ “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” giúp chúng ta luôn nhớ tôn trọng, kính yêu người thầy. Chính người thầy đã dạy dỗ cho ta những kiến thức và đạo đức để ta vào đời làm người tử tế.

Sưu tầm

Nguồn ảnh: Internet 

Bình luận