Chờ...

39+ câu ca dao tục ngữ, thành ngữ nói về cái đẹp đặc sắc nhất

(VOH) - Cái đẹp trong nghệ thuật là thuật ngữ không đơn thuần nhìn ngắm bằng thị giác mà còn để cảm nhận bằng trái tim. Cùng điểm qua những câu thành ngữ, tục ngữ nói về cái đẹp ý nghĩa dưới đây.

Đẹp là một khái niệm thuộc phạm trù mỹ học được biểu hiện dưới hình thức cảm tính. Một số cái đẹp ta có thể nhìn thấy bằng mắt, nhưng đôi khi chỉ cảm nhận bằng trái tim. Ralph Waldo Emerson từng nói về cái đẹp trong văn chương nghệ thuật “Yêu cái đẹp là thưởng thức, tạo ra cái đẹp là nghệ thuật”. 

Chúng ta dễ dàng bắt gặp những cái đẹp của thiên nhiên, cái đẹp của con người được tạo ra trong quá trình lao động - sản xuất. Đồng thời, ta cũng không khó  nhìn thấy “cái đẹp” đến từ vẻ bề ngoài lẫn phẩm chất bên trong của con người. 

Từ đó, thành ngữ, tục ngữ nói về cái đẹp được ra đời mang đến giá trị sâu sắc, không chỉ để ca ngợi mà còn là bài học dạy dỗ con cháu đời sau. 

1. Thành ngữ tục ngữ nói về cái đẹp của thiên nhiên, làng quê Việt Nam 

Mẹ thiên nhiên đã cho không chỉ ban tặng sự sống đến cho vạn vật trên hành tinh này, mà còn mang đến những tuyệt tác thiên thiên. Để con người được sinh sống và tận hưởng những điều tốt đẹp nhất. 

Những câu ca dao dân ca, thành ngữ nói về cái đẹp của thiên nhiên giản dị đã tạo nên bức tranh phong cảnh làng quê hữu tình. Song song đó là chứa đựng tình cảm sâu sắc với quê hương, đất nước Việt Nam. 

thanh-ngu-tuc-ngu-noi-ve-cai-dep-voh-1
  1. Mặn nồng một vẻ thiên nhiên
    Đất ta cảnh đẹp càng nhìn càng say.
    Ý nghĩa: phong cảnh đất nước Việt Nam rất thơ mộng, khiến đắm say lòng người. 
  2. Gia Lâm có đất Cổ Bi
    Muôn đời cảnh đẹp còn ghi rành rành.
    Ý nghĩa: Gia Lâm là một huyện thuộc Hà Nội là nơi có di tích đền chùa như: chùa Bà Tấm, chùa Kiến Sơn,... được xây dựng từ thời nhà Lý. Cùng với làng nghề gốm truyền thống lâu đời. 
  3. Nhất cao là núi Ba Vì,
    Nhất lịch, nhất sắc kinh kỳ Thăng Long.
    Ý nghĩa: Ngợi ca vẻ đẹp của kinh thành Thăng Long cùng núi Ba Vì (Hà Nội). Theo đó, Ba Vì là dãy núi đất, đá vôi lớn trải trên một phạm vi rộng khoảng 5000 ha ở ba huyện Ba Vì (Hà Nội). Thăng Long tức "rồng bay lên" là tên gắn liền với truyền thuyết dời đô của vua Lý Thái Tổ. 
  4. Vọng Phu cảnh đẹp núi Nhồi
    Có người chinh phụ phương trời đăm đăm.
    Ý nghĩa: Trên đỉnh núi Nhồi ở Thanh Hóa xuất hiện cột đá to lớn giống người phụ nữ ôm con, gắn liền với truyền thuyết người đàn bà chung thủy chờ chồng đến hoá đá. Trở thành biểu tượng hình ảnh đẹp cho bức tranh phong cảnh thiên nhiên. 
  5. Hải Phòng là chốn hữu tình,
    Thuyền buôn, thuyền bán rập rình bờ sông.
    Ý nghĩa: Hải Phòng không chỉ sở hữu bức tranh thiên nhiên nên thơ mà còn là nơi lưu thông buôn bán mang đến giá trị kinh tế. 
  6. Bắc Kạn có suối đãi vàng,
    Có hồ Ba Bể, có nàng áo xanh.
    Ý nghĩa: Mẹ thiên nhiên đã ban tặng cho Bắc Kạn tuyệt phẩm thiên nhiên với những cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn, dòng nước hồ xanh màu ngọc bích, và tài nguyên vô cùng phong phú.  
  7. Đường nào vui bằng đường Thượng Tứ
    Cảnh mô đẹp bằng núi Ngự, sông Hương.
    Ý nghĩa: Thể hiện cái đẹp của Huế, được mệnh danh là “xứ sở mộng mơ” với cảnh đẹp thiên nhiên vô cùng hiền hòa, thanh bình. 
  8. Ai ơi đứng lại mà trông
    Kìa núi thành Lạng, kìa sông Tam Cờ.
    Ý nghĩa: Gợi lên bức tranh thiên nhiên hùng vĩ xứ Lạng. 
thanh-ngu-tuc-ngu-noi-ve-cai-dep-voh-2
  1. Tháp Mười đẹp nhất bông sen,
    Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ.
    Ý nghĩa: Tháp Mười hay Đồng Tháp từ lâu trở thành xứ sở của hoa sen tô điểm cho bức tranh phong cảnh làng quê Việt, và là biểu tượng cho văn hóa của người dân Việt Nam. 
  2. Cần Thơ gạo trắng nước trong
    Ai đi đến đó lòng không muốn về.
    Ý nghĩa: Cần Thơ mang vẻ đẹp sông nước yên lành, hòa cùng không khí náo nhiệt của chợ nổi Cái Răng. Hơn thế nữa, Cần Thơ còn là vựa lúa gạo lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long gắn với hình ảnh đồng lúa mênh mông, cánh cò,.. mang đến cảm giác yên bình, quyến luyến không thôi. 
  3. Ai về Gia Định thì về,
    Nước trong gạo trắng dễ bề làm ăn.
    Ý nghĩa: Gia Định xưa, nay là Thành phố Hồ Chí Minh là nơi giao thông thuận tiện, cửa ngõ ra vào của nam kỳ lục tỉnh, thuận tiện cho việc trao đổi buôn bán. 
  4. Ai đi Châu Đốc, Nam Vang,
    Ghé qua Đồng Tháp bạt ngàn bông sen.
    Ý nghĩa: Ngợi ca vẻ đẹp hữu tình với bạt ngàn hoa sen tại Đồng Tháp 

Xem thêm: 40 câu tục ngữ về con người và xã hội được dùng hằng ngày, bạn có hiểu hết nghĩa?  

2. Thành ngữ tục ngữ nói về “cái đẹp” trong lao động, sản xuất của người dân 

Thành ngữ, tục ngữ nói về cái đẹp trong lao động sản xuất chính là những kinh nghiệm lâu đời của ông cha ta. Bởi nó mang đến bài học thiết thực cho thế hệ trẻ đời sau nhằm nâng cao trình độ và tạo ra sản phẩm chất lượng.

Hơn thế, ta còn thấy “cái đẹp” trong lao động của người dân qua đức tính cần cù, chịu thương chịu khó không ngại vất vả mà bám trâu, giữ đất. 

  1. Chuồng gà hướng đông cái lông chẳng còn
    Ý nghĩa: Kinh nghiệm của người xưa trong việc bố trí chuồng trại trong chăn nuôi. Tránh làm cửa chuồng về hướng Đông, gà bị gió tạt vào dễ sinh bệnh.
  2. Ăn kỹ no lâu, cày sâu tốt lúa
    Ý nghĩa: Người nào nhai kỹ trong lúc ăn sẽ no lâu, giống như cày sâu sẽ tốt cho cây lúa phát triển tốt nhất.
  3. Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa.
    Ý nghĩa: Trời nắng thì tốt cho cây dưa, trời mưa giúp cho cây lúa phát tăng trưởng tốt cho hạt to chắc. 
  4. Trồng khoai đất lạ, gieo mạ đất quen
    Ý nghĩa: Kinh nghiệm của cha ông trong khi trồng cây trái. Trồng khoai nên lựa mảnh đất mới, chưa từng trồng loại cây nào trước đó. Khi gieo mạ nên ưu tiên ở mảnh đất cũ, quen thuộc đã từng trồng. 
  5. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống
    Ý nghĩa: Trong trồng trọt cần chú ý đến đầu tiên là cung cấp lượng nước phù hợp cho cây. Thứ hai là phân bón. Yếu tố thứ ba là sự chuyên cần của người nông dân thường xuyên chăm sóc theo dõi sự phát triển của cây. Cuối cùng là chú trọng đến việc lựa chọn giống cây chất lượng, hạn chế sâu bệnh.
  6. Làm ruộng ba năm, không bằng chằm tăm một lứa.
    Ý nghĩa: Nuôi tằm sinh ra lợi nhuận nhiều hơn trồng lúa. 
  7. Tháng bảy heo may, chuồn chuồn bay thì bão. 
    Ý nghĩa: Theo kinh kinh nghiệm dân gian dự báo thời tiết vào tháng 7 âm lịch có gió heo mây và chuồn chuồn bay cao thì có thể có bão đến. Giúp người dân phòng tránh thiên tai thiệt hại mùa màng. 
thanh-ngu-tuc-ngu-noi-ve-cai-dep-voh-3
  1. Muốn no thì phải chăm làm,
    Một hột thóc vàng, chín hột mồ hôi.
    Ý nghĩa: Muốn gia đình ấm no thì phải chăm chỉ, siêng năng làm việc. Có bỏ công sức lao động làm việc thì mới mong có ăn. 
  2. Muốn cho lúa nảy bông to
    Cày sâu bừa kĩ phân tro cho nhiều.
    Ý nghĩa: Lời khuyên giúp mùa lúa bội thu phải chịu khó cày sâu, cuốc bẩm kỹ lưỡng và chăm bón phân tro cho cây lúa. 
  3. Gà đen chân trắng mẹ mắng cũng mua
    Gà trắng chân chì mua chi giống ấy.
    Ý nghĩa: Kinh nghiệm giúp người nông dân lựa được giống gà khỏe, tăng trưởng tốt và hạn chế bệnh tật. 
  4. Được mùa lúa, úa mùa cau
    Ý nghĩa: Năm nào được mùa lúa thì năm đó mùa cau lại mất mùa. 
  5. Bao giờ đom đóm bay ra,
    Hoa gạo rụng xuống thì tra hạt vừng.
    Ý nghĩa: Từ kinh nghiệm dân gian xa xưa của ông cha báo hiệu thời điểm để ta bắt đầu mùa vụ mới. 
  6. Lợn ăn xong lợn nằm lợn béo
    Lợn ăn xong lợn réo lợn gầy.
    Ý nghĩa: Trong chăn nuôi lợn, nếu được ăn no xong lợn nằm yên thì nhanh béo, mau chóng xuất chuồng. Còn khi lợn còn bị đói, ăn xong lại réo thì chậm lớn, nuôi lâu dễ lỗ vốn. 

Xem thêm: 122 câu thành ngữ hay về cuộc sống mà bạn dùng hằng ngày 

3. Thành ngữ tục ngữ nói về “cái đẹp” của người phụ nữ 

Bên cạnh “cái đẹp” của người phụ nữ đến từ ánh mắt, nụ cười duyên dáng thì nó còn là phẩm chất đạo đức. Bởi, giá trị của một con người không bao giờ đánh giá qua vẻ bề ngoài, mà còn phải hội tụ cả nhân cách tốt đẹp. Cùng tham khảo một số câu thành ngữ, tục ngữ nói về cái đẹp của người phụ nữ ý nghĩa sau đây: 

  1. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn 
    Ý nghĩa: Phẩm chất đạo đức bên trong của con người quan trọng hơn vẻ bề ngoài. 
  2. Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người.
    Ý nghĩa: Tướng mạo của con người dù có xấu xí, nhưng nhân cách tốt đẹp. Vẫn hơn vẻ bề ngoài xinh đẹp nhưng đạo đức không tốt, tâm hồn thì rỗng tuếch. 
thanh-ngu-tuc-ngu-noi-ve-cai-dep-voh-4
  1. Công dung ngôn hạnh.
    Ý nghĩa: Theo quan niệm xưa, nói về vẻ đẹp và tài đức của người phụ nữ. Theo đó, “công” là nữ công gia chánh, tề gia nội trợ. “Dung” ám chỉ dung nhan, vẻ đẹp thùy mị, duyên dáng và kín đáo. Chữ “ngôn” có nghĩa là lời nói chuẩn mực dễ nghe, phải phép khi giao tiếp với mọi người xung quanh. Cuối cùng, “hạnh” là đức hạnh của người phụ nữ với lòng yêu thương, thủy chung với chồng con. 
  2. Tề gia nội trợ. 
    Ý nghĩa: Người phụ nữ đảm đang, tháo vát công việc gia đình.
  3. Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân.
    Ý nghĩa: Con người sẽ đẹp hơn khi biết cách ăn diện, trau chuốt cho bản thân như mặc lụa là, gấm vóc là con người trở nên quý phái hơn. 
  4. Cái nết đánh chết cái đẹp
    Ý nghĩa: Tính nết của chúng ta quan trọng hơn rất nhiều so với vẻ đẹp đơn thuần bên ngoài. 
  5. Ngó lên lỗ miệng em cười
    Như búp sen nở, như mặt trời mới lên. 
    Ý nghĩa: Vẻ đẹp đằm thắm, dịu dàng và tràn đầy năng lượng của người phụ nữ. 
  6. Chân mày vòng nguyệt có duyên
    Tóc mây gợn sóng đẹp duyên tơ hồng.
    Ý nghĩa: Cái đẹp của người con ấy đến từ nét chân mày duyên dáng và mái tóc thướt tha. 
  7. Mình về mình nhớ ta chăng
    Ta về ta nhớ hàm răng mình cười.​ 
    Ý nghĩa: Nụ cười chính là nét duyên ngầm mang đến nỗi nhớ, niềm thương cho không ít chàng trai/ cô gái, thể hiện tình yêu ngọt ngào và da diết. 
  8. Đàn bà con mắt lá răm
    Đôi mày lá liễu đáng trăm quan tiền.
    Ý nghĩa: Ca ngợi cái đẹp của đôi mắt và dáng chân mày của người đàn bà theo tiêu chuẩn đánh giá phụ nữ thời xưa. 

Xem thêm: Tổng hợp 60 câu ca dao tục ngữ về phụ nữ - tôn vinh những 'bóng hồng' trong cuộc đời

  1. Chồng em áo rách em thương
    Chồng người áo gấm, sông hương mặc người.
    Ý nghĩa: Đề cao đức tính thủy chung son sắt, và thương chồng của người phụ nữ. 
  2. Ai xui em có má hồng
    Để người quân tử chưa trông đã thèm.
    Ý nghĩa: Đôi má ửng hồng của người thiếu nữ khiến bao chàng say đắm. 
  3. Bảy thương nết ở khôn ngoan
    Tám thương ăn nói lại càng thêm xinh.
    Ý nghĩa: Nét đẹp của người con gái qua tính nết, lời ăn tiếng nói hàng ngày với mọi người xung quanh. 
  4. Nuôi con chẳng quản chi thân,
    Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con lăn.
    Ý nghĩa: Thiện hiện tình yêu thương to lớn của mẹ dành cho đứa con bé bỏng của mình, chẳng ngại gian lao vất vả. 
  5. Yêu em không phải em giòn
    Yêu em chất phác việc làm siêng năng.
    Ý nghĩa: Thể hiện đức tính chịu thương chịu khó của người phụ nữ 

Mong rằng những câu thành ngữ, tục ngữ nói về cái đẹp đã cho bạn thấy vẻ đẹp đích thực không đến từ vẻ bề ngoài, mà nó còn ẩn chứa bên trong sự vật/hiện tượng mà ta không nhìn thấy được bằng mắt. Hơn thế, ta cảm nhận giá trị từ chính “cái đẹp” ấy mang đến cho cuộc sống ngày càng văn minh tiến bộ và tốt đẹp hơn nữa. 

Sưu tầm 
Nguồn ảnh: Internet 

Bình luận