Chờ...

Trung thu 2023 ngày mấy? Nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Trung thu

VOH - Trung thu 2023 ngày mấy? Ý nghĩa của Tết Trung thu là gì? Đừng bỏ qua bài viết sau để khám phá những thông tin hấp dẫn.

Khi ánh trăng Rằm tháng 8 tròn đầy, mọi người dân Việt Nam sẽ cùng nhau quây quần bên gia đình, ăn bữa cơm đoàn viên, thưởng thức hương vị của bánh nướng, bánh dẻo cùng nhiều hoạt động ý nghĩa khác. Vậy Trung thu 2023 ngày mấy? Trung thu xưa và nay khác nhau như thế nào? Tất cả thông tin về ngày lễ đặc biệt này sẽ có trong bài viết sau!

Trung thu ngày mấy?

Đến nay, nhiều người vẫn đang thắc mắc: “Trung thu 2023 là ngày bao nhiêu?” hay “Còn bao nhiêu ngày nữa đến Trung thu?”... Sau đây, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi này.

Trung thu là ngày bao nhiêu âm?

Ngày 15/8 Âm lịch hằng năm là Trung thu. Đây là ngày Mặt Trăng tròn và sáng nhất. Ngoài ra, đây cũng là thời gian thu hoạch xong mùa vụ, thời tiết dịu đi, “muôn vật thảnh thơi”, người dân sẽ mở hội cầu mùa, ca hát vui chơi, trong đó tiêu biểu là lễ hội Trăng Rằm. 

Tết Trung thu 2023 là ngày bao nhiêu dương lịch?

Theo lịch vạn niên, Trung thu 2023 sẽ rơi vào Thứ Sáu, ngày 29 tháng 9 Dương lịch, tức ngày 15/8 Âm lịch. 

Trung thu 2023 ngày mấy? Nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Trung thu 1
Trung thu 2023 rời vào thứ Sáu, ngày 29/9 Dương lịch

Xem thêm:
Nguồn gốc và ý nghĩa của tục lệ phá cỗ Trung thu trong văn hóa Việt Nam
Hướng dẫn cách bày trí mâm cỗ tết Trung thu đơn giản, đẹp mắt
Tại sao múa lân Trung thu trở thành phong tục lâu đời của người Việt?

Cúng Trung thu ngày bao nhiêu?

Bên cạnh hoạt động vui chơi trong ngày 15/8 Âm lịch, tín ngưỡng thờ cúng thần linh, gia tiên cũng được các gia đình đặc biệt chú ý. Vậy cúng Rằm Trung thu nên được tổ chức vào thời gian nào là hợp lý?

Cúng Trung thu ngày nào?

Theo quan niệm dân gian, các vị thần thường dùng bữa sớm. Vì vậy, bạn cần xác định gia đình mình muốn cúng sáng hay chiều. Trong đó:

  • Nếu cúng vào chiều 14, 15 Âm lịch: xong trước 6 - 7h. 
  • Nếu cúng vào sáng 15 Âm lịch: xong trước 9h - 10h. 

Mâm ngũ quả ngày Trung thu

Mâm cỗ Trung thu thông thường sẽ cần 5 loại hoa quả sau với ý nghĩa đặc biệt gồm: nải chuối chín vàng, quả hồng (ý nghĩa no đủ), quả na (có nhiều mắt mang ý nghĩa sinh sôi), quả bưởi (mang ý nghĩa cầu điềm lành), quả lựu (may mắn). 

Ngoài ra, để tăng thêm sự hấp dẫn, vẻ đẹp cho mâm cỗ, bạn có thể lựa chọn các loại quả khác. Lưu ý, chỉ nên chọn loại hoa quả có xanh, có chín, ngụ ý âm - dương hòa hợp, cân bằng theo quan niệm người xưa. 

Trung thu ngày mấy? Khám phá nét đẹp của Tết Trung thu xưa và nay 2
Một mâm ngũ quả Tết Trung Thu đẹp mắt

Trung thu là ngày gì?

Trung thu, tức giữa mùa thu, rơi vào ngày 15/8 Âm lịch hằng năm và đã trở thành nét đẹp trong văn hóa truyền thống của người Việt. 

Sự tích ngày Trung thu

Theo tích xưa, Tết Trung thu bắt đầu từ đời nhà Ðường, thời vua Duệ Tôn, niên hiệu Văn Minh. Năm ấy vào đêm khuya Rằm tháng Tám, gió mát, trăng tròn thật đẹp, trong khi ngự chơi ngoài thành, nhà vua gặp một vị tiên giáng thế trong lốt một ông lão đầu bạc phơ như tuyết. Vị tiên hóa phép tạo một chiếc cầu vồng, một đầu giáp cung trăng, một đầu chạm mặt đất, nhà vua sau đó trèo lên cầu vồng đi đến cung trăng và dạo chơi nơi cung Quảng. Trở về trần thế, vua luyến tiếc cảnh cung trăng đầy thơ mộng nên đã đặt ra Tết Trung thu. 

Theo các nhà khảo cổ học, Tết Trung thu ở Việt Nam có từ thời xa xưa, đã được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Còn theo văn bia chùa Đọi năm 1121 thì từ đời nhà Lý, Tết Trung thu đã được chính thức tổ chức ở kinh thành Thăng Long với các hội đua thuyền, múa rối nước và rước đèn. Đến đời Lê - Trịnh thì Tết Trung thu đã được tổ chức cực kỳ xa hoa trong phủ Chúa mà “Tang thương ngẫu lục” đã miêu tả.

Học giả P.Giran (trong Magiet Religion, Paris, 1912) khi nghiên cứu về nguồn gốc Tết Trung thu đã chỉ ra rằng, từ xa xưa, người Á Đông coi trọng Mặt Trăng và Mặt Trời như một cặp vợ chồng. Họ quan niệm Mặt Trăng chỉ sum họp với Mặt Trời một lần mỗi tháng (vào cuối tuần trăng). Sau đó, từ ánh sáng của chồng, nàng trăng mãn nguyện đi ra và dần dần nhận được ánh dương quang - trở thành trăng non, trăng tròn, để rồi lại đi sang một chu kỳ mới. Do vậy, trăng là âm tính, chỉ về nữ và đời sống vợ chồng. Và ngày Rằm tháng 8, nàng trăng đẹp nhất, lộng lẫy nhất, nên dân gian làm lễ mở hội ăn Tết mừng trăng. Còn theo sách “Thái Bình hoàn vũ ký” thì: “Người Lạc Việt cứ mùa thu tháng Tám mở hội, trai gái giao duyên, ưng ý nhau thì lấy nhau”. Như vậy, mùa thu là mùa của thành hôn.

Tết Trung thu là ngày tết dành riêng cho ai?

Tết Trung thu hay còn gọi là Tết Thiếu nhi vì trong ngày ngày, có rất nhiều hoạt động thú vị, hấp dẫn dành riêng cho các bé. Vào dịp này, người lớn sẽ dành tặng những món quà ý nghĩa, thường là đèn ông sao, mặt nạ, đèn kéo quân, súng phun nước... rồi bánh nướng, bánh dẻo cho các bé; tổ chức bày cỗ, trông trăng. Khi trăng lên cao, trẻ em sẽ vừa múa hát vừa ngắm trăng phá cỗ. Ở một số nơi, người ta còn tổ chức múa lân, múa sư tử để các em vui chơi thỏa thích.

Trung thu ngày mấy? Khám phá nét đẹp của Tết Trung thu xưa và nay 3
Tết Trung thu là ngày Tết dành cho các em nhỏ

Ngày Trung thu có ý nghĩa rất quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Đây không chỉ là cơ hội để các bậc phụ huynh thể hiện tình cảm với con em mình, giúp gia đình trở nên khăng khít, mà còn giáo dục trẻ về phong tục truyền thống của người Việt.

Ngoài ra, Trung thu cũng là một trong những lễ hội sau mùa vụ của người nông dân, để cảm tạ đất trời, cầu mong mùa màng bội thu. 

Xem thêm:
80 câu đố Trung Thu, chú Cuội, chị Hằng, ông Trăng, ông Sao hay nhất
Stt thả thính Trung thu, caption thả thính Trung thu “thả là dính”
20 bài hát đêm tết Trung thu hay để bé và người lớn vui liên hoan

Tết Trung thu còn có tết gọi khác là gì?

Ngoài tên gọi Trung thu, ngày 15/8 Âm lịch còn được gọi là Tết Đoàn viên, Tết Trông trăng hay Tết Thiếu nhi.

Tết Đoàn viên

Tên gọi này bắt nguồn từ ý nghĩa của Tết Trung thu. Theo quan niệm, vào ngày Trăng Rằm tháng 8, mọi người sẽ cố gắng quay trở về nhà, sum họp bên gia đình, chia nhau chiếc bánh Trung thu thơm ngon, cùng nhau trò chuyện, quây quần bên mâm cỗ đầy bánh trái cùng với tiếng vui chơi nô đùa của trẻ con.

Tết Thiếu nhi

Như đã nói ở trên, vào ngày này, các bé sẽ được tặng bánh kẹo, đồ chơi, cùng bạn bè rước đèn lồng, phá cỗ Trung thu, xem múa Lân, múa Rồng và cùng tham gia nhiều hoạt động thú vị khác. Bên cạnh đó, hình ảnh của chú Cuội, chị Hằng trên cung trăng cũng dành cho thiếu nhi. Vì điều này mà cái tên Tết Thiếu nhi ra đời. 

Tết Trông trăng

Theo phong tục dân gian, vào ngày ngày, các gia đình sẽ chuẩn bị mâm cỗ đầy, trong đó, không thể thiếu bánh Trung thu rồi cùng nhau ngồi lại tâm tình, ngắm trăng, phá cỗ. Cũng vì lẽ đó mà cái tên Tết Trông trăng ra đời. 

Trung thu ngày mấy? Khám phá nét đẹp của Tết Trung thu xưa và nay 4
Tết Trung thu còn được gọi là Tết Trông trăng

Ý nghĩa ngày tết Trung thu

Giữa con người và vầng trăng luôn có mối liên kết rất đặc biệt. Trăng theo ta từ thời tấm bé đến lúc trưởng thành rồi già đi. Trăng khuyết rồi trăng lại tròn đầy, cũng như sự chia ly rồi sum họp. Cũng vì vậy mà trăng tròn là biểu tượng của Tết Trung thu hay còn được gọi là Tết đoàn viên. 

Theo phong tục của người Việt, vào ngày này, các thành viên trong gia đình sẽ cùng nhau quây quần, làm mâm cúng cỗ cúng dâng lên thần linh, gia tiên. Để rồi khi màn đêm buông xuống, phố phường ngập ánh trăng, cả nhà sẽ cùng nhau tụ họp, ăn bánh, uống nước chè xanh, ngắm trăng và bày hoa quả, bánh kẹo cho trẻ em vui chơi, rước đèn, múa Lân, trông trăng, phá cỗ...

Ý nghĩa của ngày tết Trung thu không chỉ dừng lại ở việc vui chơi cho trẻ em và người lớn, mà còn là dịp để người dân tiên đoán về mùa màng, thiên tai và vận mệnh quốc gia. Theo quan niệm dân gian, nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ, nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai, và nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị.

Xem thêm:
Tổng hợp 75 bức tranh vẽ tết Trung thu đơn giản và ấn tượng nhất
40 món quà tặng Trung thu phù hợp cho các bé, người yêu, bạn bè, đồng nghiệp, đối tác
105 lời chúc mừng Tết Trung thu ý nghĩa dành cho người thân, bạn bè, đồng nghiệp

Khám phá tết Trung thu ngày xưa

Trung thu xưa là những đêm trăng rằm mất điện, là những đêm mấy đứa nhỏ trong xóm nối đuôi nhau cầm chiếc đèn lồng hát vang câu hát "Chiếc đèn ông sao sao năm cánh tươi màu" (Chiếc Đèn Ông Sao - Phạm Tuyên), cùng gia đình ăn bữa cơm đoàn viên, háo hức thưởng thức những chiếc bánh Trung thu thơm ngon, đeo mặt nạ Tôn Ngộ Không kéo nhau đi xem múa lân phun lửa…

Thời gian trôi qua, những hoạt động đêm Trung thu cũng chỉ còn là ký ức. Hãy cùng chúng tôi quay ngược về tuổi thơ thông qua những hình ảnh Trung thu ngày xưa sau. 

Bánh Trung thu xưa

Trung thu ngày mấy? Khám phá nét đẹp của Tết Trung thu xưa và nay 5
Chiếc bánh Trung thu nướng truyền thống vừa ra lò
Trung thu ngày mấy? Khám phá nét đẹp của Tết Trung thu xưa và nay 6
Bánh Trung thu trước khi được đưa vào lò nướng
Trung thu ngày mấy? Khám phá nét đẹp của Tết Trung thu xưa và nay 7
Khuôn đúc bánh được làm thủ công
Trung thu ngày mấy? Khám phá nét đẹp của Tết Trung thu xưa và nay 8
Một vài khuôn đúc bánh Trung thu truyền thống

Rước đèn Trung thu ngày xưa

Trung thu ngày mấy? Khám phá nét đẹp của Tết Trung thu xưa và nay 9
Tết trung thu tại miền Nam vào khoảng năm 1969
Trung thu ngày mấy? Khám phá nét đẹp của Tết Trung thu xưa và nay 10
Trung thu những năm bao cấp tại Hà Nội
Trung thu ngày mấy? Khám phá nét đẹp của Tết Trung thu xưa và nay 11
Hình ảnh quen thuộc với 8X và 9X đời đầu
Trung thu ngày mấy? Khám phá nét đẹp của Tết Trung thu xưa và nay 12
Hình ảnh em bé xưa rước đèn Trung thu

Đồ chơi Trung thu ngày xưa

Trung thu ngày mấy? Khám phá nét đẹp của Tết Trung thu xưa và nay 13
Cửa hàng bán đồ chơi trẻ trung thu tại phố cổ Hà Nội
Trung thu ngày mấy? Khám phá nét đẹp của Tết Trung thu xưa và nay 14
Đồ chơi Trung thu đầu thế kỷ 20 với truyền thống dân tộc
Trung thu ngày mấy? Khám phá nét đẹp của Tết Trung thu xưa và nay 15
Múa lân thời xưa
Trung thu ngày mấy? Khám phá nét đẹp của Tết Trung thu xưa và nay 16
Trẻ em nhà giàu đi múa lân rước đèn

Mâm cỗ Trung thu ngày xưa

Trung thu ngày mấy? Khám phá nét đẹp của Tết Trung thu xưa và nay 17
Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Trịnh Bách tái hiện không gian đón Tết Trung thu truyền thống của gia đình Hà Nội tại Ngôi nhà di sản (số 87 Mã Mây, quận Hoàn Kiếm) năm 2020
Trung thu ngày mấy? Khám phá nét đẹp của Tết Trung thu xưa và nay 18
Mâm cỗ trung thu nhà giàu xưa
Trung thu ngày mấy? Khám phá nét đẹp của Tết Trung thu xưa và nay 19
Đại gia đình quây quần bên mâm cỗ Trung thu đầu thế kỷ 20

Xem thêm:
Hướng dẫn 6 cách làm đèn Trung thu bằng giấy đẹp mê ly
Hướng dẫn 5 cách làm đèn Trung thu bằng chai nhựa đơn giản
Hướng dẫn 15 cách làm đèn Trung thu handmade đẹp đơn giản ngay tại nhà

Món ăn ngày Trung thu

Nhắc đến Tết Trung thu, không chỉ có những màn rước đèn ông sao lung linh màu sắc mà còn có những món ăn đặc trưng không thể thiếu. Hãy cùng chúng tôi khám phá các món ăn ngày Trung thu cực hấp dẫn sau.

Bánh Trung thu

Món ăn đặc trưng đứng đầu danh sách này phải kể đến bánh Trung thu. Trong đó, bánh hình tròn là biểu tượng của Mặt Trăng trong ngày Rằm tháng Tám, gắn liền với quan niệm vẹn nguyên, đủ đầy, đoàn tụ và viên mãn; còn bánh hình vuông đại diện cho hình dáng của đất trời, thể hiện sự tự do và hạnh phúc của con người. Với hương vị thơm ngon, biến tấu mới lạ theo từng năm tháng, bánh Trung thu đã dần chinh phục khẩu vị của mọi người Việt. 

Trung thu ngày mấy? Khám phá nét đẹp của Tết Trung thu xưa và nay 22
Cặp bánh nướng, bánh dẻo đã gắn liền với tuổi thơ của biết bao người

Xôi cốm

Món ăn này khá quen thuộc với người dân miền Bắc mỗi khi đất trời vào thu. Xôi cốm không chỉ có vị dẻo thơm ngọt bùi mà màu sắc cũng rất đẹp mắt khiến bất kỳ ai thưởng thức cũng phải xiêu lòng. Ngoài ra, món ăn này còn thể hiện sự trân trọng biết ơn của người dân với tổ tiên, trời đất đã đem đến cho họ một mùa màng tươi tốt và bội thu.

Trung thu ngày mấy? Khám phá nét đẹp của Tết Trung thu xưa và nay 23
Xôi cốm

Món ăn từ ngó sen

Ngó sen là nguyên liệu đặc trưng bao đời của gia đình Việt, mang ý nghĩa cát tường và trọn vẹn. Do đó, từ nguyên liệu giản dị này, người xưa đã chế biến nên các món ăn đỉnh cao, đậm đà hương vị hương vị như xôi, ngó sen, ngó sen xào… cho ngày Đoàn viên thêm ấm áp.

Trung thu ngày mấy? Khám phá nét đẹp của Tết Trung thu xưa và nay 24
Gỏi ngó sen

Gỏi bưởi

Mâm cỗ ngày Trung thu không thể thiếu hương vị thanh mát của gỏi bưởi. Từ những múi bưởi mọng nước được bóc tách, xé tơi, sau đó trộn cùng tôm sú luộc, thịt ba, lớp hành phi vàng ươm chỉ kết hợp với nước trộn gỏi chua cay mặn ngọt khiến ai cũng mê mẩn. 

Trung thu ngày mấy? Khám phá nét đẹp của Tết Trung thu xưa và nay 25
Gỏi bưởi tôm thịt

Chè trôi nước

Chè trôi nước còn được gọi là chè đoàn viên. Đây là món ăn truyền thống trong ngày Rằm tháng Tám với ý nghĩa gắn kết các thành viên trong gia đình. Sau bữa ăn tối, đừng quên cùng gia đình ngồi lại để ăn chén chè đoàn viên, ngắm trăng và trải qua khoảnh khắc Trung thu ý nghĩa nhé!

Trung thu ngày mấy? Khám phá nét đẹp của Tết Trung thu xưa và nay 26
Chè trôi nước

Canh khoai môn

Theo quan niệm dân gian, canh khoai môn giúp diệt ác, trừ tà, tôn sùng cái thiện. Chính vì vậy, ăn khoai môn vào ngày Tết Trung thu nhằm ngụ ý xua đuổi những điều không may, cầu mong mọi chuyện “thuận buồm xuôi gió”.

Trung thu ngày mấy? Khám phá nét đẹp của Tết Trung thu xưa và nay 27
Canh khoai môn

Heo quay

Đây cũng là món ăn phổ biến trong mùa tết Trung thu, thể hiện sự đầy đủ và sung túc. Thịt heo quay có hương vị thơm ngon, béo ngậy sẽ khiến cho bữa cơm gia đình thêm vui vẻ. 

Trung thu ngày mấy? Khám phá nét đẹp của Tết Trung thu xưa và nay 28
Thịt heo quay giòn, mềm thịt, ngon hết nấc

Câu đố về ngày tết Trung thu

Tết Trung thu - ngày Tết thiếu nhi là cơ hội để tạo nên sân chơi bổ ích cho các bé. Lưu ngay 15 câu đố vui dành cho trẻ mầm non sau để hoạt động thêm phần hấp dẫn. 

Câu 1: Tết Trung thu là ngày tết dành cho ai?

A. Các bạn nhỏ

B. Bố mẹ

C. Ông bà

Đáp án

Câu 2: Chúng mình thường ăn bánh gì vào ngày Tết Trung thu?

A. Bánh chưng

B. Bánh rán

C. Bánh nướng và bánh dẻo

Đáp án

C

Câu 3: Vào ngày Tết Trung thu, ông trăng có hình gì?

A. Hình vuông

B. Hình tròn

C. Hình tam giác

Đáp án

B

Câu 4: Tết Trung thu chúng mình thường được làm gì nhỉ?

A. Rước đèn

B. Gói bánh chưng

C. Đi chợ hoa

Đáp án

A

Câu 5: Loại đèn nào thường được rước vào ngày Tết Trung thu?

A. Đèn ông sao

B. Đèn pin

C. Đèn cầy

Đáp án

A

Câu 6: Trên cung trăng có ai?

A. Chú Cuội và chị Hằng Nga

B. Tôn Ngộ Không

C. Siêu nhân

Đáp án

A

Câu 7: Con gì đuôi ngắn tai dài, mắt hồng lông mượt, có tài chạy nhanh?

A. Con mèo

B. Con thỏ

C. Con nai

Đáp án

B

Câu 8: Mùa gì bé đón trăng rằm, rước đèn phá cỗ, chị Hằng cùng vui?

A. Mùa Xuân

B. Mùa Hạ

C. Mùa Thu

Đáp án

C

Câu 9: Bánh gì vui tết trẻ con, trông trăng cắt bánh thơm ngon cả nhà?

A. Bánh dẻo

B. Bánh chưng

C. Bánh Trung thu

Đáp án

C

Câu 10: Khi bị kéo lên Cung Trăng, chú cuội mang theo vật gì?

A. Cây sáo

B. Cây búa

C. Cây rìu

Đáp án

C

Câu 11: Theo bé, sự tích Chú Cuội gắn liền với cây gì?

A. Cây sung

B. Cây đa

C. Cây bồ đề

Đáp án

B

Câu 12: Đêm Tết Trung thu còn được gọi là đêm hội gì?

A. Hội Đèn lồng

B. Hội Trăng rằm

C. Hội Múa lân

Đáp án

B

Câu 13: Theo dân gian, cùng sống với Hằng Nga và chú Cuội trên cung trăng là ai?

A. Trư Bát Giới

B. Thỏ ngọc

C. Tôn Ngộ Không

Đáp án

B

Câu 14: Loại đồ chơi nào phổ biến nhất trong Tết Trung Thu tại Việt Nam?

A. Mặt nạ

B. Đèn ông sao

C. Cả 2 đáp án trên

Đáp án

C

Câu 15: Đêm Tết Trung Thu có 2 sinh hoạt vui chơi nào đặc biệt?

A. Rước Đèn và Phát bánh Trung Thu

B. Phát bánh Trung Thu và Múa Lân

C. Rước Đèn và Múa Lân

Đáp án

C

Xem thêm:
90 câu đố cho bé, câu đố vui cho trẻ em mầm non, tiểu học (kèm đáp án)
'Bộ sưu tập' các câu đố con vật cho trẻ cực thú vị, giúp bé vừa học vừa chơi
Những câu đố vui trí tuệ có đáp án “hại não”

Kể về ngày hội Trung thu

Trung thu là một ngày lễ lớn trong năm. Với chủ đề kể về một ngày hội Trung thu, các bạn nhỏ rất háo hức để chia sẻ những trải nghiệm thú vị của bản thân trong ngày đặc biệt này. 

Kể về ngày hội Trung thu mẫu 1

Tết trung thu rước đèn đi chơi, em rước đèn đi khắp phố phường. Trung thu đã đến thật rồi. Không khí đêm nay thật tưng bừng và náo nhiệt. Mới chỉ có tám giờ tối thôi mà ngoài đường đã thật rộn ràng với tiếng của các bạn nhỏ đang nô đùa. Trẻ nhỏ kéo nhau ra đường để đi rước đèn trung thu cùng tất cả mọi người. Em nhanh chóng chạy ra ngoài đường hòa mình cùng lũ bạn đáng yêu này. Em có mang theo kẹo để chia cho mọi người cùng ăn nữa. Những chiếc đèn lồng với thật nhiều hình thù khác nhau. Mỗi một chiếc lại có một hoa văn họa tiết khác nhau cùng những âm thanh phát ra vui nhộn. Em rất thích chiếc đèn lồng hình đôi cánh thần tiên của mình. Em đã xin mẹ mua cho em ngày hôm qua. Em cùng các bạn vừa đi vừa bật nhạc hát, vui đùa cùng nhau. Quả là một đêm đi chơi vui vẻ và đáng nhớ đối với em.

Kể về ngày hội Trung thu mẫu 2

Tết Trung thu đã đến. Em thích nhất là được ngồi bên cửa sổ ngắm trăng cùng bà. Vui thật! Bánh kẹo được bày ra một chiếc mâm. Cả nhà cùng ngồi ăn với nhau. Thế mới gọi là đêm Rằm Trung Thu! Được ăn bánh Trung Thu, được xem ánh trăng rằm. Sau đó, em còn được chơi lồng đèn. Những chiếc đèn lồng thắp sáng giữa đêm trăng ở quê em. Ôi Tết trung Thu thật là thích biết bao! Tết Trung thu năm nào cũng thật vui vẻ. Em hy vọng năm nào cũng được vui như thế này.

Kể về ngày hội Trung thu mẫu 3

Tối hôm rằm tháng Tám, khi nghe thấy trống ếch dồn dập ngoài ngõ, em vội xách đèn lồng ra nhập vào đoàn quân tí hon tiến về bãi cỏ rộng đầu xóm rồi quây thành vòng tròn quanh bãi. Sau lời tuyên bố của chị phụ trách, chúng em xếp thành hàng dài đi vòng quanh xóm, đi đầu là hai con rồng.

Đàn rước đèn đèn đi đến đâu, tiếng trống vang lên đến đó, làm cả xóm náo nhiệt lên như ngày hội lớn. Đi được một vòng, chúng em quay lại bãi cỏ để chuẩn bị phá cỗ. Tiết mục phá cỗ cũng không kém phần vui vẻ như khi rước đèn. Chúng em vừa ăn bánh kẹo, hoa quả, vừa tiến hành văn nghệ. Khi ông trăng đã lên cao, chúng em mới ra về.

Trung thu ngày mấy? Khám phá nét đẹp của Tết Trung thu xưa và nay 20
Hình ảnh Trung thu xưa rất quen thuộc với thế hệ 8x - 9x

Giáo án trò chuyện về ngày tết Trung thu

Dưới đây là giáo án tìm hiểu về ngày Tết Trung thu dành cho trẻ mầm non được chúng tôi sưu tầm. Hy vọng sẽ giúp bạn tổ chức một ngày hội Trung thu ý nghĩa và trọn vẹn cho các bé. 

HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC

ĐỀ TÀI: TRÒ CHUYỆN VỀ NGÀY TẾT TRUNG THU

I. Mục đích - yêu cầu:

1. Kiến thức:

  • Trẻ hiểu được ý nghĩa về ngày Tết Trung thu

2. Kỹ năng:

  • Trẻ biết khám phá về ngày trung thu     
  • Rèn luyện khả năng tư duy, trí nhớ, sự chú ý.

3. Thái độ:

  • Giáo dục trẻ yêu thiên nhiên và giữ gìn vệ sinh môi trường.

II. Chuẩn bị:

1. Đồ dùng của cô:

  • Một số tranh ảnh về các hoạt động vui chơi trong ngày Tết Trung thu như: Múa lân, phá cỗ, rước đèn.
  • Tivi, đầu đĩa, băng nhạc. 

2. Đồ dùng của trẻ:

  • Mỗi cháu 1 đèn ông sao.
  • 1 ít kẹo và bánh Trung thu để các cháu phá cỗ.
  • Đầu lân, mặt nạ ông địa.
  • Mỗi cháu 1 rổ tranh lô tô về các hoạt động vui chơi trong ngày Tết Trung thu.

3. Địa điểm: 

  • Trong lớp.

III. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động 1: Ổn định, tổ chức:

* Cho cả lớp hát bài : "Rước đèn dưới ánh trăng"

* Trò chuyện:

  • Các con vừa hát bài gì?
  • Khi nào thì các con được đi rước đèn dưới trăng?
  • Mỗi năm, cứ đến rằm tháng tám là tết trung thu lại về, ngày đó có rất nhiều trò chơi và các cháu được đi rước đèn, được phá cổ rất vui. Thế hôm nay các cháu có muốn cùng cô trò chuyện về ngày tết trung thu không?

Hoạt động 2: Hướng dẫn hoạt động:

1. Cho trẻ làm quen với các đối tượng: Cô cho trẻ xem một số hình ảnh về ngày tết trung thu.

a. Đối tượng 1: Đội múa lân

Hằng năm cứ đến ngày rằm tháng tám, các cháu được xem gì nào?

Các cháu kể cho cô và các bạn nghe trong đội múa lân có gì nào?

b. Đối tượng 2: Một số lồng đèn các bạn rước trong ngày tết trung thu

Các con ơi khi được xem múa lân xong các con làm gì?  

Khi đi trước đèn có các loại đèn gì?

c. Đối tượng 3: Phá cổ

Sau khi xem múa lân, rước đèn các cháu làm gì nữa?

Các cháu kể xem trong mâm cỗ có gì nào?

* Giáo dục: Ăn bánh kẹo xong phải bỏ rác vào thùng rác?

2. Luyện tập củng cố:

* Trò chơi 1: “Làm theo yêu cầu của cô”

Cô phát cho mỗi cháu 1 rổ tranh lô tô, khi nghe cô yêu cầu đưa tranh gì lên thì các cháu chọn và giơ cao lên

Ví dụ: Cô nói trung thu các cháu được xem gì mà có ông địa – Trẻ đưa tranh múa lân lên và nói múa lân.

* Trò chơi 2: “ Ngày hội trung thu”

Cách chơi: Cô gọi 1 vài trẻ lên đội đầu lân để múa cho cả lớp cùng xem, sau đó cô cho trẻ chơi rước đèn và cùng nhau phá cổ.

Hoạt động 3 : Kết thúc

  • Cô nhận xét, tuyên dương.
  • Cho trẻ hát bài " Rước đèn”.

Hoạt động ngoài trời

  • Quan sát có mục đích: Bác làm vườn.
  • Trò chơi vận động: Mèo và chim sẻ.
  • Trò chơi dân gian: Gieo hạt

Hoạt động tự do:

  • Chơi với cát, nước, cầu trượt, vẽ phấn, nhặt lá vàng

Hoạt động chiều

  • Chơi trò chơi: Ai nhanh nhất
  • Nêu gương cuối ngày
  • Đánh giá cuối ngày
Trung thu ngày mấy? Khám phá nét đẹp của Tết Trung thu xưa và nay 21
Tết Trung thu cùng các bé

Xem thêm:
40 lời chúc mừng Tết Trung thu cho bạn bè hay và ý nghĩa nhất
40 lời chúc mừng Tết Trung thu cho các bé đong đầy tình cảm
30 lời chúc mừng tết Trung thu bằng Tiếng Anh ngắn gọn cực hay và ý nghĩa

Hình ảnh Trung thu ngày nay

Sau đây, hãy cùng chúng tôi chiêm ngưỡng một vài hình ảnh ngày Tết Trung thu các năm gần đây. 

Trung thu ngày mấy? Khám phá nét đẹp của Tết Trung thu xưa và nay 29
Bánh Trung thu hiện nay khá đa dạng về hương vị với nhiều kiểu bánh bắt mắt
Trung thu ngày mấy? Khám phá nét đẹp của Tết Trung thu xưa và nay 30
Lồng đèn Trung thu hiện nay có nhiều mẫu mã đa dạng
Trung thu ngày mấy? Khám phá nét đẹp của Tết Trung thu xưa và nay 31
Các con phố lồng đèn thu hút rất nhiều bạn trẻ đến chụp hình

Tết Trung thu là một ngày lễ quan trọng đối với người Việt. Nhân dịp Trung thu đang đến gần, hãy thu xếp thời gian để quay trở về sum họp cùng gia đình, người thân và trao cho nhau những món quà ý nghĩa nhé!

Ảnh: Internet

Bình luận