Chờ...

Ý thức xã hội là gì? Liệu khái niệm này có quá xa lạ đối với chúng ta?

(VOH) – Con người và thế giới quan đã tạo nên nhiều vấn đề chung được nghiên cứu bởi bộ môn triết học. Hãy cùng tìm hiểu kĩ hơn về một khái niệm hay được nhắc đến: Ý thức xã hội là gì?

Cộng đồng người đã hình thành và phát triển theo thời gian. Tại thời điểm mà chúng ta đang sống hiện nay, nhận thức của con người về thế giới xung quanh ngày càng được nâng cao hơn. Việc hiểu rõ chủ đề ý thức xã hội là gì cũng giúp cho ta có cơ sở lý luận về những mối liên hệ giữa bản thân với cộng đồng.

1. Ý thức xã hội là gì?

Ý thức xã hội là một trong những khái niệm tiêu biểu của triết học được dùng để phản ánh đời sống tinh thần con người thông qua hệ tư tưởng, quan điểm, phong tục tập quán, thói quen, truyền thống,.. của cộng đồng được sinh ra trong suốt quá trình xã hội hình thành, tồn tại và phát triển.

y-thuc-xa-hoi-la-gi-voh-0

Ý thức xã hội là gì? (Nguồn: Internet)

Hình thành nên tư tưởng lớn của cộng đồng là bởi sự đóng góp của từng cá nhân. Mỗi cá nhân có những suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng với mỗi thời đại, ý thức cá nhân sẽ được nâng cao, phổ biến thành ý thức của cả cộng đồng, xã hội. Từ đó, ý thức xã hội mang tính chất tập thể, được phản ánh rộng rãi về nhiều mặt trong đời sống tinh thần của con người.

Kết cấu của ý thức xã hội được phân chia thành các dạng:

1.1 Ý thức xã hội thông thường và ý thức lý luận

Ý thức xã hội thông thường bao gồm những quan điểm, tri thức, trí tuệ của con người được hình thành thông qua hoạt động thực tiễn hằng ngày. Vì mang tính trực tiếp nên ý thức xã hội thông thường chưa có sự khái quát, hệ thống hóa như ở ý thức lý luận. 

Ý thức lý luận bao gồm những hệ tư tưởng đã được trình bày dưới dạng khái niệm từ đó có khả năng phản ánh hiện thực xã hội một chính xác. Trong đó, ý thức lý luận sẽ chứng minh cho ta thấy được mối liên hệ về bản chất giữa sự vật và hiện tượng.

1.2 Tâm lý xã hội và hệ tư tưởng xã hội

Tâm lý xã hội biểu hiện cho đời sống tình cảm, niềm tin, ý chí, khát khao của con người ở những cộng đồng nhất định, có tính tự phát và được phản ánh trực tiếp thông qua hoàn cảnh sống.

Hệ tư tưởng xã hội được thể hiện thông qua các phạm trù, khái niệm, quan điểm của triết học, chính trị, tôn giáo, đạo đức,... là sự phản ánh gián tiếp của sự tồn tại về mặt vật chất của xã hội.

Xem thêm: Khát vọng là gì? Bí quyết giúp bạn 'ươm mầm' khát vọng bản thân mỗi ngày

2. Ý thức xã hội và tồn tại xã hội có mối quan hệ như thế nào với nhau?

Bàn về “ý thức xã hội là gì”, thì không thể không nhắc đến cụm từ “tồn tại xã hội”. Vậy thì khái niệm ý thức xã hội và tồn tại xã hội có quan hệ gì với nhau?

y-thuc-xa-hoi-la-gi-voh-1

Ý thức xã hội và tồn tại xã hội là đại diện cho hai khía cạnh khác nhau đối với sự tồn tại và phát triển của loài người. Trong đó, tồn tại xã hội chỉ phương diện vật chất và ra đời trước ý thức. Ý thức xã hội là phương diện tinh thần và được quyết định bởi sự tồn tại xã hội qua từng giai đoạn lịch sử.

Ở từng thời kỳ khác nhau, các điều kiện tự nhiên ra đời giúp con người có cuộc sống tốt hơn, từ đó hình thành nên những suy nghĩ, tư tưởng, truyền thống ở trong từng cộng đồng người. Khi khía cạnh sinh hoạt vật chất, điều kiện sống càng tốt thì đời sống tinh thần của loài người càng được nâng cao, phát triển hơn. Và ngược lại, nếu xã hội loài người không ngừng cải tiến thì sẽ bị thụt lùi, lạc hậu dần.

Khi lịch sử ghi lại về tồn tại xã hội, chúng ta sẽ nhận thấy sự hoàn thiện về mặt vật chất sẽ giúp cho sự phát triển về mặt tinh thần. Ngày nay, con người càng chú trọng hơn về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, những truyền thống tốt đẹp của ông bà đã để lại và phát huy những điều tốt đẹp cho những thế hệ tiếp theo kế thừa.

Tuy nhiên, cũng có những giai đoạn việc phát triển tinh thần, ý thức xã hội bị hạn chế bởi sự thống trị của các giai cấp bảo thủ. Ở một khía cạnh khác, con người cũng có thể vươn xa hơn so với sự phát triển về mặt vật chất, khi khoa học càng ngày càng năng động, tiên tiến hơn.

Ý thức xã hội được hình thành từ tồn tại xã hội, một mặt ý thức thúc đẩy con người sống phù hợp với quy luật vận động của vật chất, một mặt cũng có thể kìm hãm sự phát triển của tồn tại xã hội nếu như quy luật vận động bị biến đổi.

Xem thêm: Quan điểm sống là gì? Top 15 quan điểm sống tích cực giúp bạn vượt qua khó khăn

3. Ý thức xã hội và ví dụ

Thông qua sự khái quát về khái niệm ý thức xã hội nêu trên, chúng ta hãy cùng đến với những ví dụ sau để hiểu rõ hơn nhé!

y-thuc-xa-hoi-la-gi-voh-2

Trước hết, bởi vì ý thức xã hội ra đời nhờ sự có mặt của đời sống vật chất, cụ thể như ở thời tiền sử, con người với phương thức sản xuất bằng công cụ là đá cuội, và họ săn bắn, hái lượm để tồn tại. Khi đó ý thức của các bộ lạc còn lạc hậu, chỉ bao gồm các thói quen, tập quán cũng như nhận biết các nguyên liệu: đá, tre, gỗ,… nhằm phục vụ đời sống. 

Cho đến thời đại ngày ngay, ý thức xã hội đã phát triển bao gồm các hình thái cơ bản được kể đến như ý thức chính trị, ý thức đạo đức, ý thức tôn giáo, ý thức thẩm mỹ…

Từ những cuộc chiến tranh bảo vệ lãnh thổ dân tộc, ý thức chính trị được thể hiện nổi bật qua truyền thống yêu nước, truyền thống hiếu học được truyền từ đời ông cha ta đến nay. 

Ý thức xã hội gắn liền với đạo đức của con người. Lương tâm và đạo đức giúp con người trở nên có trách nhiệm đối với xã hội mình đang sống. Các cá nhân, doanh nghiệp có lương tâm sẽ tự biết họ có thể tạo ra lợi ích cho mình đồng thời cũng mang lại những điều lợi cho xã hội.

Nghệ thuật bộc lộ được vẻ đẹp bên trong của con người, và ý thức thẩm mỹ tồn tại với nét riêng của mình. Sự ra đời của các tác phẩm nghệ thuật không phải nhằm trình bày về những chuẩn mực đạo đức hay tín ngưỡng tôn giáo. Bản thân nghệ thuật đã tạo ra một thế giới đặc thù mà trong đó chỉ đơn giản là sự có mặt của các tác phẩm.

Khái niệm “ý thức xã hội là gì” đã giúp chúng ta hình dung rõ hơn về sự tồn tại và phát triển, tác động qua lại lẫn nhau giữa vật chất và ý thức. Khi nhận biết sâu sắc về thế giới xung quanh, con người sẽ có những suy nghĩ và hành động phù hợp với đạo đức, với thời đại. 

Sưu tầm
Nguồn ảnh: Internet

Bình luận