Cảnh giác: Ngoài ngứa và sẹo, biến chứng bệnh thủy đậu gây vô sinh, bội nhiễm?

(VOH) - Bệnh thủy đậu vốn lành tính, có thể tự khỏi sau khoảng 1-2 tuần. Tuy nhiên nếu người mắc bị suy giảm miễn dịch hoặc được chăm sóc không đúng cách thì có thể xảy ra biến chứng nặng.

Bệnh thủy đậu là bệnh lây qua đường hô hấp, thường gặp ở trẻ em nhưng nếu người lớn chưa mắc bệnh/chưa được tiêm phòng thì vẫn có thể bị lây nhiễm và nếu mắc có thể bị nặng hơn so với trẻ em.

Bệnh thường xảy ra quanh năm, nhưng thường xuất hiện nhiều vào dịp đông – xuân. Thông thường bệnh diễn biến lành tính, có thể tự khỏi sau khoảng 1-2 tuần. Nhưng đối với những người bị suy giảm miễn dịch hoặc không được chăm sóc, chữa trị đến nơi đến chốn thì có thể xảy ra biến chứng từ nhẹ đến nặng như nhiễm khuẩn da, hay viêm phổi, viêm não...

Bệnh thủy đậu gây biến chứng gì?

Biến chứng thường thấy của bệnh thủy đậu là để lại sẹo, viêm não, viêm cầu thận, viêm phổi… thậm chí dẫn đến tử vong. Do đó, việc nhận biết sớm các biến chứng của bệnh thủy đậu là vô cùng cần thiết để có biện pháp phòng tránh kịp thời.

bệnh thủy đậu,  trái rạ,  phỏng dạ,  thủy đậu,  nổi mụn nước, biến chứng thủy đậu, viêm màng não, vô sinh

Ca sĩ Bảo Anh cũng mắc bệnh thủy đậu hồi tháng 4/2018 (Ảnh: Kênh 14)

Dưới đây là một số biến chứng thường thấy khi mắc bệnh thủy đậu:

  • Sẹo thâm, sẹo rỗ do bội nhiễm. Đây là biến chứng thường gặp nhất và có nguy cơ xảy ra cao, đặc biệt với trẻ em.
  • Viêm não, viêm màng não. Các biến chứng này có nguy cơ xuất hiện trong vòng 1 tuần sau khi da nổi bóng nước gây ngứa. Trường hợp bệnh nhân gặp biến chứng này và được chữa khỏi thì vẫn có thể bị di chứng nặng như điếc, chậm phát triển, động kinh.
  • Viêm cầu thận cấp. Viêm cầu thận có thể ảnh hưởng đến toàn bộ chức năng lọc máu của thận và gây suy thận nhanh chóng. 
  • Viêm phổi. Viêm phổi thường biểu hiện qua các triệu chứng ho ra máu, khó thở, ho, sốt cao… ảnh hưởng lớn đến đường hô hấp và khả năng hồi phục của bệnh nhân.
  • Thủy đậu chu sinh. Đây là biến chứng xuất hiện ở các thai phụ đang trong thời gian mang thai. Thai nhi bị nhiễm thủy đậu từ trong bụng mẹ có thể tử vong, sinh ra bị khuyết tật, đầu nhỏ, hoặc bị thủy đậu cấp nghiêm trọng khi mới sinh ra, ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe.

bệnh thủy đậu,  trái rạ,  phỏng dạ,  thủy đậu,  nổi mụn nước, biến chứng thủy đậu, viêm màng não, vô sinh

Phụ nữ mang thai mắc bệnh thủy đậu có thể dẫn tời nhiều biến chứng nguy hiểm cho thai nhi (Ảnh: MomJunction)

  • Tổn thương thần kinh trung ương. Biến chứng này có thể gây ra các tình trạng rối loạn ngôn ngữ, liệt thần kinh…
  • Nhiễm trùng huyết, xuất huyết. Biến chứng này do vi khuẩn xâm nhập từ mụn nước (bị vỡ, trầy xước) vào mạch máu.
  • Viêm tai. Biến chứng thủy đậu có thể là viêm tai, viêm tai ngoài, tai giữa do các nốt mụn rộp trong tai lở loét, bội nhiễm.
  • Zona. Vi rút gây bệnh thủy đậu cũng là vi rút gây ra bệnh zona thần kinh. Đây là chứng bệnh ngoài da, nhưng có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
  • Viêm thanh quản. Các nốt thủy đậu nếu mọc cả trong họng, niêm mạc có thể gây viêm nhiễm, sưng tấy dẫn tới viêm họng, viêm thanh quản.

Bệnh thủy đậu gây ngứa và để lại sẹo

Biến chứng thường gặp và mất thẩm mỹ nhất của bệnh thủy đậu đó là để lại sẹo thâm, sẹo rỗ trên da do bội nhiễm.

Nguồn cơn của những vết sẹo chính là từ những nốt mụn nước gây ngứa, lan từ thân lên cổ, mặt và các chi khi mắc bệnh thủy đậu. Mụn nước có thể xuất hiện trên miệng, da đầu, xung quanh mắt hoặc trên bộ phận sinh dục và có thể rất ngứa.

bệnh thủy đậu,  trái rạ,  phỏng dạ,  thủy đậu,  nổi mụn nước, biến chứng thủy đậu, viêm màng não, vô sinh

Gãi ngứa trong quá trình mắc thủy đậu có thể gây vỡ mụn nước, bội nhiễm và để lại sẹo (Ảnh: Dr. Mercola)

Quá trình nổi mụn nước kéo dài từ 7 đến 10 ngày, bắt đầu từ các nốt ban đỏ chuyển sang dạng mụn nước, sau đó khô đi và đóng vảy.

Làm cách nào giảm ngứa khi mắc bệnh thủy đậu là điều thắc mắc của nhiều người. Thực tế, nếu đi khám bác sĩ, bạn sẽ được kê đơn thuốc bôi giảm ngứa mà không phải suy nghĩ nhiều. Tuy nhiên, ngoài việc bôi thuốc, bạn cần chú ý giảm ngứa bằng cách:

  • Không gãi vì nó sẽ khiến mụn nước ngứa thêm. Nếu móng tay không sạch sẽ thì việc gãi cũng có thể gây vỡ các mụn nước, khiến da bội nhiễm và để lại sẹo sau khi đã khỏi bệnh.
  • Tắm nước ấm mỗi ngày. Sử dụng nước ấm để tắm (nước sạch hoặc nước pha muối nở, bột ngô hay yến mạch) từ 3 đến 4 tiếng trong những ngày đầu. Nếu dùng sữa tắm hãy dùng loại dịu nhẹ để vệ sinh da và giặt quần áo bẩn. Bôi kem dưỡng ẩm cho da để da dễ chịu hơn.
  • Ăn đồ có tính mát, mềm, nhạt để giúp vùng mụn nước quanh miệng không bị đau. (tránh ăn một số món ăn có thể gây sẹo như thịt bò, thịt gà, hải sản, trứng, rau muống, sữa…)
  • Nên mặc những trang phục bằng vải cotton hoặc lụa để tạo cảm giác thoải mái.

Ngoài việc giảm ngứa, các bước chăm sóc trên còn giúp bạn tránh tình trạng bội nhiễm (nốt mụn nước mưng mủ, bị vỡ và gây viêm nhiễm, sưng tấy, nhiễm khuẩn da, lở loét…), đồng thời tránh được biến chứng sẹo thâm, sẹo rỗ mảng lớn trên da.

Các biến chứng nặng cần chú ý khi mắc thủy đậu

Bệnh thủy đậu vốn lành tính, song nếu bệnh nhân thủy đậu bị các bệnh suy giảm miễn dịch/yếu/chăm sóc không tốt thì có thể gặp biến chứng viêm phổi nặng, thậm chí tử vong. Trong đó, các ca có biến chứng viêm phổi, viêm não nguy cơ tử vong cao.

Do đó, các trường hợp bệnh nhân mắc bệnh thủy đậu nặng (nổi nhiều nốt, có sốt cao...) cần đưa đến bệnh viện để điều trị, theo dõi và phát hiện kịp thời các biến chứng, giữ gìn vệ sinh và tránh tự ý sử dụng các thuốc có thể gây bệnh nặng hơn như corticoides...

Người bị thủy đậu nếu có nốt phỏng dạng nước đục không trong, nghĩa là có bội nhiễm vi khuẩn. Đây cũng là con đường để các vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, gây ra các biến chứng như nhiễm trùng huyết hoặc viêm phổi, viêm bể thận và các cơ quan nội tạng khác.

Đặc biệt, virus gây thủy đậu cũng có thể xâm nhập vào máu, gây viêm não - rất nguy hiểm.

Một số người lo ngại bệnh thủy đậu có thể gây vô sinh nam, tuy nhiên các bác sĩ khẳng định thủy đậu không gây vô sinh nam (dù quá trình mắc bệnh mụn có xuất hiện ở phần bìu). Các biến chứng nguy hiểm của bệnh này vẫn là tình trạng bội nhiễm do chăm sóc các vết mụn nước không tốt hoặc chủ quan trong quá trình điều trị.

Trẻ em có phải là đối tượng chính của bệnh thủy đậu hay không? Cách nhận biết triệu chứng thủy đậu ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ? -  hãy đón xem bài 5 của loạt bài này “Trẻ em: Đối tượng chính của bệnh thủy đậu nguy hiểm”.

Bệnh thủy đậu là gì? Phân biệt bệnh thủy đậu, phỏng dạ, trái rạ và đậu mùa?: (VOH) - Bệnh thủy đậu là một bệnh cấp tính do nhiễm vi rút Varicella Zoter. Đây là bệnh lành tính nhưng rất dễ gây ra nhiễm trùng da, nhiễm trùng huyết, viêm não, thậm chí là dẫn đến tử vong.
Phát hiện bệnh thủy đậu (phỏng dạ) qua các triệu chứng: (VOH) - Thủy đậu là căn bệnh phổ biến mà rất nhiều người đã từng mắc phải.
Bình luận