Chờ...

Giá cà phê hôm nay 12/9/2022: Thế giới tăng

(VOH) Giá cà phê thế giới tăng trong bối cảnh tồn kho thấp nhất trong nhiều năm. Nguồn cung eo hẹp cản trở tham vọng xuất khẩu 4 tỷ USD của ngành cà phê Việt.

Giá cà phê trong nước hôm nay đứng yên, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 48.400 đồng/kg, giá thấp nhất  tại tỉnh Lâm Đồng là 47.700 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 47.800 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 47.700 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk, cụ thể ở tại Cư M'gar ở mức 48,400 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 48,300 đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai, giá ở Pleiku là 48,300 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 48,300 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông , dao động ở ngưỡng 48,300 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum, dao động ở mức 48,300 đồng/kg.

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM, dao động ở ngưỡng 52,300 đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

Bảo Lộc (Robusta)

47,800

0

Lâm Hà (Robusta)

47,800

0

 Di Linh (Robusta)

47,700

0

ĐẮK LẮK

 

 

Cư M'gar (Robusta)

48,400

0

Buôn Hồ (Robusta)

48,300

0

GIA LAI

 

 

Pleiku (Robusta)

48,300

0

Ia Grai (Robusta)

48,300

0

ĐẮK NÔNG

 

 

39,900

48,300

0

KON TUM

 

 

Đắk Hà (Robusta)

48,300

0

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

52,300

0

FOB (HCM)

2,319

Trừ lùi: +55

 

Giá cà phê hôm nay 12/9/2022
Ảnh minh họa: internet

Xuất khẩu cà phê tăng mạnh trong 8 tháng đầu năm và được kỳ vọng sẽ mang về 4 tỷ USD trong năm nay. Tuy nhiên, mục tiêu này được cho là không dễ đạt được do nguồn cung dành cho xuất khẩu không còn nhiều.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong 8 tháng đầu năm, Việt Nam đã xuất khẩu 1,2 triệu tấn cà phê với giá trị thu về 2,8 tỷ USD, tăng 15,3% về lượng và 40,4% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.

Như vậy, kim ngạch xuất khẩu cà phê trong 8 tháng đã gần bằng con số 3,1 tỷ USD thực hiện trong cả năm ngoái. Và với tốc độ tăng trưởng cao trong thời gian qua, ngành cà phê đặt kỳ vọng mang về 4 tỷ USD từ xuất khẩu trong năm 2022, con số cao kỷ lục từ trước đến nay.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia vấn đề lớn nhất cản trở tham vọng 4 tỷ USD của ngành cà phê là nguồn cung dành cho xuất khẩu hiện không còn nhiều sau khi tăng mạnh trong những tháng đầu năm.

Số liệu cho thấy, lượng cà phê xuất khẩu của nước ta đã liên tục giảm từ đầu quý III đến nay. Trong tháng 8 lượng cà phê xuất khẩu giảm 4% so với cùng kỳ, xuống còn 112.531 tấn; trước đó xuất khẩu tháng 7 cũng chỉ đạt 113.852 tấn, giảm 6,8%.

Trả lời Bloomberg, ông Phan Hùng Anh, Giám đốc điều hành của Công ty Cổ phần Thương mại Cà phê Quang Minh tại tỉnh Bình Dương, cho biết: “Chúng tôi lo ngại tình trạng thiếu hụt hàng sẽ kéo dài đến tháng 11. Lượng hàng nằm trong tay người dân có lẽ chỉ khoảng 2% sản lượng hàng năm, thấp hơn nhiều so với mức trung bình 13%”.

Theo ước tính của một số thương nhân, tồn kho tính đến cuối tháng 9 có thể chỉ bằng một nửa so với cùng kỳ năm ngoái.  Theo dự kiến phải đến tháng 11-12 mới có thể thu hoạch cà phê niên vụ 2022-2023.      

Trong khi đó, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn nguồn tin từ Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam (Vicofa), cho biết sản lượng cà phê niên vụ 2021-2022 của nước ta chỉ đạt 1,5 triệu tấn, thấp hơn khoảng 120.000 tấn so với 1,62 triệu tấn của niên vụ 2020-2021.

Giá xuất khẩu bình quân cà phê trong tháng 8 cũng tăng 2,9% so với tháng trước và tăng 17,6% so với cùng kỳ năm ngoái, lên mức 2.365 USD/tấn. Đây là mức giá cao nhất ghi nhận được kể từ tháng 5/2011.

Tính chung 8 tháng đầu năm nay, giá xuất khẩu cà phê của nước ta đã tăng 21,8% so với cùng kỳ, đạt bình quân 2.271 USD/tấn. Lo ngại thiếu hụt nguồn cung được cho là nguyên nhân chính đẩy giá cà phê trong nước và xuất khẩu tăng cao trong thời gian qua.

Giá cà phê thế giới hôm nay

Khảo sát giá cà phê thế giới ngày 12/9/2022, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 9/2022 ở mức 2.258 USD/tấn, giao tháng 11/2022 ở mức 2.264 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 9/2022 ở mức 231,5 cent/lb, giao tháng 12/2022  ở mức 228,5 cent/lb.

Tổng kết tuần trước, giá cà phê trong nước tăng trung bình 500 đồng/kg; giá cà phê Robusta giao tháng 9/2022 tăng 38 USD/tấn; giá cà phê Arabica giao tháng 9/2022 giảm 1,1 cent/lb. Cà phê thế giới thể hiện sự trái chiều khi Robusta tăng trong khi Arabica tiếp đà giảm.

Theo ICO, sau khi giảm trong tháng 7, giá cà phê thế giới đã tăng trở lại vào tháng 8 do tồn kho toàn cầu giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều năm qua. Bên cạnh đó, xuất khẩu cà phê toàn cầu cũng ghi nhận sự sụt giảm đáng kể trong tháng trước.

Theo Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), trong tháng 8/2022 chỉ số giá cà phê toàn cầu tăng 4,9% so với tháng trước, lên mức trung bình 200,1 US cent/pound. Trong đó giá cà phê Robusta tăng mạnh nhất 9,2%. Giá cà phê Arabica Colombia và Arabica khác cũng tăng lần lượt là 3,4% và 4,9%.

Giá cà phê tăng cao trở lại trong bối cảnh tồn kho cà phê toàn cầu sụt giảm mạnh. Đóng cửa tháng 8/2022, tồn kho cà phê được chứng nhận trên sàn New York ở mức 0,7 triệu bao, giảm 6,5% so với tháng trước và là mức thấp nhất trong hơn 20 năm. Trong khi đó, tồn kho cà phê Robusta trên sàn London cũng giảm tới 10,9%, xuống chỉ còn 1,6 triệu bao.

Theo Bloomberg, tồn kho cà phê của Việt Nam đang giảm dần và đây là dấu hiệu cho thấy giá mặt hàng này trên toàn cầu có thể còn tăng cao hơn nữa trong thời gian tới.

Ước tính của một số thương nhân, tồn kho tính đến cuối tháng 9/2022 có thể chỉ bằng một nửa so với cùng kỳ năm ngoái. Sản lượng cà phê Robusta của Việt Nam cũng được dự đoán sẽ giảm khoảng 6% trong niên vụ 2022 - 2023 xuống 1,72 triệu tấn. Hiện Việt Nam là quốc gia sản xuất cà phê Robusta lớn nhất thế giới và đứng thứ hai về xuất khẩu cà phê.

Theo chuyên gia Nguyễn Quang Bình, mức trừ lùi của cà phê xuất khẩu so với giá niêm yết trên sàn London đã giảm mạnh, hiện chỉ còn 200 - 250 USD/tấn, so với mức cao điểm 500 USD/tấn.

Bình luận