Chờ...

Giá cà phê hôm nay 21/4/2022: Phục hồi tăng nhẹ khi giá Robusta tăng

(VOH) Giá cà phê ngày 21/4 điều chỉnh tăng nhẹ 100 đồng/kg khi giá cà phê Robusta thế giới quay đầu tăng. Dự báo giá cà phê sẽ sớm hồi phục do nhu cầu của các thị trường tiêu thụ vẫn còn cao.

Giá cà phê trong nước sáng nay tăng nhẹ 100 đồng/kg, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 41.000 đồng/kg, giá thấp nhất  tại tỉnh Lâm Đồng là 40.300 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng tăng 100 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 40.400 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 40.300 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk tăng 100 đồng/kg, cụ thể ở tại Cư M'gar ở mức 41,000 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 40,900đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai tăng 100 đồng/kg, giá ở Pleiku là 40,900 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 40,900 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông tăng 100 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 40,900 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum tăng 100 đồng/kg, dao động ở  40,800 đồng/kg.

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM tăng 100 đồng/kg, dao động ở  ngưỡng  44.900 đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

Bảo Lộc (Robusta)

40,400

+100

Lâm Hà (Robusta)

40,400

+100

 Di Linh (Robusta)

40,300

+100

ĐẮK LẮK

 

 

Cư M'gar (Robusta)

41,000

+100

Buôn Hồ (Robusta)

40,900

+100

GIA LAI

 

 

Pleiku (Robusta)

40,900

+100

Ia Grai (Robusta)

40,900

+100

ĐẮK NÔNG

 

 

Gia Nghĩa (Robusta)

40.900

+100

KON TUM

 

 

Đắk Hà (Robusta)

40,800

+100

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

44,900

+100

FOB (HCM)

2.147

Trừ lùi: +55

 

Giá cà phê hôm nay 21/4/2022
Ảnh minh họa: internet

Thống kê cho thấy xuất khẩu cà phê trong nửa đầu tháng 4/2022 đạt 72.358 tấn (khoảng 1,2 triệu bao), tăng 29,28% so với cùng kỳ năm trước. Điều này góp phần gây sức ép lên thị trường Robusta trong ngắn hạn. Trong khi đó thị trường nội địa vẫn duy trì sự trầm lắng do nhà nông tiếp tục kháng giá, khi mức giá tham chiếu sàn cà phê Robusta London vẫn còn quá thấp.

Giá cà phê có xu hướng giảm nhưng xuất khẩu cà phê của Việt Nam vẫn lập kỷ lục trong quý I/2022. Theo đó, xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng 3/2022 đạt trên 211.000 tấn, trị giá 474,44 triệu USD, tăng 51,4% về lượng và tăng 47,7% về trị giá so với tháng 2/2022; so với tháng 3/2021 tăng 24,4% về lượng và tăng 52% về trị giá. Tính chung quý I/2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 581.700 tấn, trị giá 1,3 tỷ USD, tăng 28,3% về lượng và tăng 60,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021

Châu Âu là thị trường mua cà phê của Việt Nam nhiều nhất, như: Đức (quý I/2022, Đức mua của Việt Nam 73.382 tấn, trị giá 163 triệu USD); Bỉ (65.861 tấn, trị giá 135 triệu USD): Italy, Hà Lan, Tây Ban Nha... Theo đánh giá người tiêu dùng Đức ưa chuộng cà phê hữu cơ nhẹ, chất lượng cao do nhận thức về các sản phẩm bền vững và tác dụng đối với sức khỏe ngày càng tăng, do vậy cà phê Việt Nam đang có lợi thế lớn từ thị trường này.

Giá cà phê thế giới trái chiều

Khảo sát phiên giao dịch sáng ngày 21/4, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 5/2022 tăng 1 USD/tấn ở mức 2.075 USD/tấn, giao tháng 7/2022 tăng 4 USD/tấn ở mức 2.092 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 5/2022 giảm 2,5 cent/lb, ở mức 218,8 cent/lb, giao tháng 7/2022 giảm 2,25 cent/lb, ở mức 219,45 cent/lb.

Giá cà phê hôm nay 21/4/2022: Phục hồi tăng nhẹ khi giá Robusta thế giới tăng vì nhu cầu vẫn còn cao 2
Giá cà phê hôm nay 21/4/2022: Phục hồi tăng nhẹ khi giá Robusta thế giới tăng vì nhu cầu vẫn còn cao 3

Giá cà phê thế giới diễn biến trái chiều trong phiên vừa qua. Cà phê Robusta quay đầu tăng sau chuỗi dài giảm giá từ tuần trước. Các nhà quan sát kỳ vọng giá cà phê sẽ sớm hồi phục khi hoàn tất hợp đồng quyền chọn kỳ hạn tháng 5/2022, do nhu cầu của các thị trường tiêu thụ vẫn còn cao.

Trong khi đó, giá cà phê Arabica tiếp tục bất lợi khi chứng khoán Mỹ và USDX tăng mạnh, do lo ngại lạm phát tăng cao và xung đột ở Đông Âu. Còn giá vàng và giá dầu thô vẫn duy trì ở mức cao.

Thị trường hàng hóa nói chung, cà phê nói riêng đang chờ đợi phiên họp đầu tháng 5/2022 của FED, với dự đoán tổ chức này tiếp tục tăng lãi suất để khống chế lạm phát.

Theo Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), tiêu thụ cà phê toàn cầu trong niên vụ 2021 - 2022 dự kiến đạt 170,3 triệu bao, tăng 3,3% so với con số 164,9 triệu bao của niên vụ trước.

Do đó, thị trường cà phê toàn cầu sẽ thâm hụt khoảng 3,1 triệu bao trong niên vụ 2021 - 2022, trái ngược với mức thặng dư gần 6 triệu bao trong niên vụ 2020 - 2021. Đây đồng thời là mức thâm hụt lớn nhất từ trước đến nay.

Sự sụt giảm này chủ yếu là do nhà sản xuất số một thế giới là Brazil, đã thu hoạch một vụ mùa nhỏ hơn. Tuy nhiên, tình hình cung cầu có thể thay đổi do kinh tế thế giới tiềm ẩn nguy cơ suy thoái, chi phí đầu vào và sản xuất tăng, trong khi tiêu thụ giảm do cuộc xung đột tại Ukraine.

Trong tháng 2, xuất khẩu cà phê nhân toàn cầu đạt 9,9 triệu bao (loại 60 kg/bao), giảm nhẹ so với con số 10,2 triệu bao của cùng kỳ năm ngoái.

Như vậy, sau 5 tháng đầu niên vụ 2021 - 2022 (tháng 10/2021 đến tháng 2/2022), xuất khẩu cà phê nhân toàn cầu đã giảm 3% so với cùng kỳ niên vụ trước xuống còn 47,2 triệu bao.

Trong đó, xuất khẩu của nhóm cà phê arabica Brazil giảm 15,7% xuống 16,2 triệu bao; nhóm arabica Colombia giảm 12,7% xuống 5,4 triệu bao. Tuy nhiên, xuất khẩu của nhóm cà phê arabica khác tăng mạnh 17,8% lên mức 8,2 triệu bao; xuất khẩu nhóm cà phê robusta cũng tăng 6,7%, đạt 17,4 triệu bao.

Trái ngược với sự sụt giảm cà phê nhân, xuất khẩu cà phê hòa tan lại đang cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ. Tổng khối lượng cà phê hòa tan xuất khẩu toàn cầu đã tăng tới 64,9% trong tháng 2, lên 1,5 triệu bao so với 888.000 bao của tháng 2/2021.

Tính chung 5 tháng đầu niên vụ 2021 - 2022, đã có tổng cộng 5,7 triệu bao cà phê hòa tan được xuất khẩu trên toàn thế giới, tăng mạnh 21,7% so với mức 4,7 triệu bao cùng kỳ niên vụ trước.

Đóng góp vào sự tăng trưởng này là hai quốc gia Brazil và Indonesia, với mức tăng trưởng xuất khẩu là 14,6% và 50,4%. Xuất khẩu cà phê đã rang xay cũng tăng 4,2% trong tháng 2, lên 61.182 bao từ 58.733 bao vào tháng 2/2021.

Bình luận