Giá cà phê hôm nay 30/8: 'Lặng sóng' phiên đầu tuần

(VOH) - Giá cà phê ngày 30/8 đi ngang tại hầu hết các địa phương vùng trồng cà phê trọng điểm Tây Nguyên và Miền Đông Nam Bộ. Giá cà phê thế giới cũng ổn định.

Giá cà phê trong nước hôm nay cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 41.000 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 39.000 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê tại Lâm Đồng đi ngang  đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 39.100 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 39.000 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk ổn định, cụ thể tại tại Cư M'gar ở mức 40.100 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 40.000 đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai không đổi, giá tại Pleiku là 39.9000 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 39.900 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông đứng yên, dao động ở ngưỡng 39.900 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum ổn định, dao động ở  mức 39.800 đồng/kg

Riêng giá cà phê giao tại cảng TP HCM đi ngang, dao động ở  ngưỡng  41.300 đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

Bảo Lộc (Robusta)

39,100

0

Lâm Hà (Robusta)

39,100

                0

 Di Linh (Robusta)

39,000

0

ĐẮK LẮK

 

 

Cư M'gar (Robusta)

40.100

                0

Buôn Hồ (Robusta)

40.000

0

GIA LAI

 

 

Pleiku (Robusta)

39,900

0

Ia Grai (Robusta)

39,900

0

ĐẮK NÔNG

 

 

Gia Nghĩa (Robusta)

39,900

0

KON TUM

 

 

Đắk Hà (Robusta)

39.800

0

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

41,300

               0

Giá cà phê hôm nay 30/8/2021
Ảnh minh họa: internet

Giá cà phê Việt Nam đang bước vào chu kỳ tăng mới khi chạm mốc 40.000 đồng/kg vào cuối tháng 8, kết thúc chu kỳ giảm giá 4 năm liên tiếp. Tuy nhiên, giá cà phê có thể trở về 47.000 đồng/kg phụ thuộc vào tình hình kiểm soát COVID-19 và tốc độ phục hồi kinh tế thế giới.

Giá cà phê trong những tháng qua đã có những chuyển biến tích cực. Đáng chú ý trong tháng 7, giá cà phê arabica đạt mức cao nhất trong 7 năm nhờ nguồn cung giảm mạnh từ các nước lớn trong khi nhu cầu đang dần phục hồi sau đại dịch.

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) giá cà phê toàn cầu có xu hướng tăng nhờ nguồn cung giảm, nhu cầu tiêu thụ ở các thị trường lớn như Mỹ, EU phục hồi.

Theo đó, giá cà phê nhân xô tại Việt Nam ngày 27/8 cũng biến động cùng chiều với giá cà phê thế giới, tăng mạnh 10.200 – 10.600 đồng/kg so với thời điểm giá cà phê chạm đáy vào tháng 4/2019, chỉ còn 28.400 – 30.300 đồng/kg.

Trao đổi với người viết, ông Lương Văn Tự, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam (VICOFA) cho biết: "Giá cà phê nội địa chạm mốc hơn 40 triệu đồng/tấn và kết thúc chu kỳ giảm giá 4 năm liên tiếp.

Tuy nhiên, giá cà phê có thể trở về thời kỳ hoàng kim 45 – 47 triệu đồng/tấn hay không phụ thuộc vào tình hình kiểm soát COVID-19 và tốc độ phục hồi kinh tế thế giới. Mà các yếu tố này đang thay đổi từng ngày", ông Tự nói.

Ngoài ra, giá cà phê còn phụ thuộc vào yếu tố mùa màng và thời tiết của các nước trồng. Đại diện VICOFA dự báo vụ thu hoạch cà phê của Việt Nam vào tháng 11 sắp tới có thể bị giảm 10 - 15% sản lượng do mưa nhiều, quả chín bị rụng, thối hỏng.

Trong khi nhu cầu các thị trường chính như Mỹ, EU đang phục hồi nhờ chiến dịch tiêm chủng vắc xin và mở cửa kinh tế, sản lượng cà phê giảm là cơ sở để kỳ vọng giá cà phê tiếp tục tăng trong thời gian tới.

"Nếu COVID-19 được kiểm soát tốt, ngành du lịch trỗi dậy sau đại dịch thì xu hướng tăng giá cà phê trên thế giới sẽ ổn định", ông Tự nói.

Chia sẻ với người viết, ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch HĐQT CTCP Xuất nhập khẩu Intimex cho biết trước đây, giá cà phê robusta trên sàn London lên tới 2.600 USD/tấn thì giá cà phê ở thị trường Việt Nam mới chỉ 40 triệu đồng/tấn.

"Đến nay, giá cà phê trên sàn London chỉ khoảng 2.000 USD/tấn, giá cà phê Việt Nam đã đạt hơn 40 triệu đồng/tấn. Đây là mức giá được mơ ước của người Việt trong nhiều năm nay", ông Nam nói.

Gần 8 tháng đầu năm, giá cà phê trong nước tăng mạnh là tín hiệu tích cực cho ngành cà phê khi COVID-19 bủa vây toàn nền kinh tế.

Tuy nhiên, chưa kịp mừng đã vội lo khi ngành hàng này đang đối mặt với tình trạng thiếu container và chi phí vận chuyển tăng cao, đặc biệt là các tuyến đi Mỹ và châu Âu.

Điều này khiến cho cà phê của Việt Nam khó cạnh tranh với các sản phẩm của Brazil hay các nước Nam Mỹ khác.

Để hạn chế rủi ro vì giá cước vận tải tăng, VICOFA khuyến cáo các doanh nghiệp xuất khẩu nên xem xét chuyển sang hình thức xuất khẩu FOB (giá giao tại cảng xuất), thay vì chọn hình thức chịu chi phí giao hàng tận nơi.

Hiện, giá cà phê robusta xuất khẩu của Việt Nam khoảng 1.900 USD/tấn (FOB) và Brazil nhỉnh hơn với khoảng 2.000 USD/tấn (FOB).

Ông Nam nhận định dù COVID-19 cũng ảnh hưởng tiêu cực đến xuất khẩu cà phê song mức độ ảnh hưởng không lớn như những ngành khác. Đợt giãn cách ở 19 tỉnh phía Nam không trùng vụ thu hoạch cà phê, nhà máy tự động hóa nên cần ít công nhân nên vẫn duy trì được sản xuất và chế biến.

Khó khăn lớn nhất vẫn là việc vận chuyển cà phê từ kho ra đến cảng, từ cảng Việt Nam đến điểm giao hàng chưa thực sự thông suốt. Song đại diện Intimex cho rằng xuất khẩu cà phê sẽ tăng tốc trong những tháng cuối năm.

Giá cà phê thế giới đứng yên

Phiên giao dịch ngày 30/8, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London, kỳ hạn giao ngay tháng 11 đi ngang ở mức 2.018 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 1/2022 là  1.983 USD/tấn.

Tương tự, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York cùng xu hướng đi ngang. Kỳ hạn giao ngay tháng 12 ở mức 192,20 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 3/2022 ở mức 194,75 cent/lb.

Tính chung cả tuần qua, thị trường London có 5 phiên tăng liên tiếp. Giá cà phê Robusta kỳ hạn giao ngay tháng 11 tăng tất cả 136 USD, tức tăng 7,23 %, lên 2.018 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 1/2022 tăng tất cả 109 USD, tức tăng 5,82 %, lên 1.983 USD/tấn, các mức tăng rất mạnh. Khối lượng giao dịch trên mức trung bình.

Tương tự, thị trường New York cũng có 5 phiên tăng liên tiếp. Giá cà phê Arabica kỳ hạn giao ngay tháng 12 tăng tất cả 10,70 cent, tức tăng 5,90 %, lên 192,20 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 3/2022 tăng tất cả 10,50 cent, tức tăng 5,70 %, lên 194,75 cent/lb, các mức tăng mạnh. Khối lượng giao dịch rất cao trên mức trung bình.

Giá cà phê trên cả hai sàn kỳ hạn nối tiếp đà tăng trong suốt cả tuần do lo ngại khô hạn ở vành đai cà phê Brasil sẽ kéo giảm sản lượng vụ mùa năm tới, trong khi những thiệt hại do sương giá mùa đông gây ra vẫn chưa thể thống kê được nhưng thị trường ước đoán là sẽ trong khoảng 6 đến 10 triệu bao.

Đồng thời, dịch bệnh covid-19 biến chủng mới bùng phát khắp nơi khiến nguồn cung từ các nhà sản xuất Robusta ở khu vực Đông Nam Á bị đình trệ và giá cước vận tại biển cao ngất ngưởng cũng khiến thị trường cà phê thế giới phải điều chỉnh mặt bằng giá cả để bù đắp phần nào.

Bình luận