Chờ...

Giá cà phê hôm nay 5/7/2022: xuất khẩu và tiêu thụ cùng tăng

(VOH)-Giá cà phê ngày 5/7 giảm nhẹ, xuất khẩu cà phê robusta tháng 6 tăng so với tháng trước và tăng trưởng 2 con số so với cùng kỳ năm 2021, tăng tới 21,7%.

Giá cà phê trong nước sáng nay giảm 100 đồng/kg, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 42.300 đồng/kg, giá thấp nhất  tại tỉnh Lâm Đồng là 41.700 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng giảm 100 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 41.800 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 41.700 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk giảm 100 đồng/kg, cụ thể ở tại Cư M'gar ở mức 42,300 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 42,200 đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai giảm 100 đồng/kg, giá ở Pleiku là 42,200 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 42,200 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông giảm 100 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 42,200 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum  giảm 100 đồng/kg, dao động ở mức 42,200 đồng/kg.

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM giảm 100 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 46,200 đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

Bảo Lộc (Robusta)

41,800

-100

Lâm Hà (Robusta)

41,800

-100

 Di Linh (Robusta)

41,700

-100

ĐẮK LẮK

 

 

Cư M'gar (Robusta)

42,300

-100

Buôn Hồ (Robusta)

42,200

-100

GIA LAI

 

 

Pleiku (Robusta)

42,200

-100

Ia Grai (Robusta)

42,200

-100

ĐẮK NÔNG

 

 

39,900

42,200

-100

KON TUM

 

 

Đắk Hà (Robusta)

42,200

-100

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

46,200

-100

FOB (HCM)

2.054

Trừ lùi: +55


Giá cà phê hôm nay 5/7/2022
Ảnh minh họa: internet

Tại Việt Nam, xuất khẩu cà phê robusta tháng 6 tăng so với tháng trước và tăng trưởng 2 con số so với cùng kỳ năm 2021, tăng tới 21,7% so với cùng kỳ, trong bối cảnh Brazil vừa hoàn tất thu hoạch vụ mùa Conilon robusta năm nay với dự kiến sản lượng đạt mức kỷ lục 17,72 triệu bao, theo khảo sát lần 2 của Conab.

Tại Việt Nam, sản lượng dự báo đạt 30,9 triệu bao, giảm 700.000 bao so với vụ thu hoạch kỷ lục của năm ngoái. Diện tích canh tác được dự báo không thay đổi so với năm trước, với hơn 95% tổng sản lượng vẫn là robusta.

Tại cảng khu vực thành phố Hồ Chí Minh, cà phê robusta xuất khẩu loại 2, tỷ lệ đen vỡ 5% giao dịch ở mức giá 2.095 USD/tấn, chênh lệch +55 USD/tấn, giảm 57 USD/tấn (tương đương mức giảm 2,6%) so với ngày 28/5, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương).

Trong bối cảnh một mình một chợ, cà phê Robusta giao dịch ảm đạm và trượt nhẹ, lần đầu tiên đưa mức giá tháng 9/2022 xuống dưới mốc nguy hiểm 2.000 USD/tấn. Ngoài những thông tin bất lợi như đã phân tích trong tuần trước, tình hình lạm phát tại Anh tăng cao cũng đang đẩy giá Robusta gặp bất lợi.

Theo nhận định, mùa hè thường là giai đoạn giao dịch cà phê khá trầm lắng. Năm nay, thị trường không nằm ngoài tình hình chung ấy nhưng…chỉ có cà phê thực, tức thị trường xuất khẩu. Còn giá cả trên các sàn tài chính cà phê vẫn dao động rất mạnh do những lần thay đổi chính sách tiền tệ các nước mang lại.

Chuyên gia Nguyễn Quang Bình phân tích, đến nay, hàng Robusta Brazil với vụ mùa bội thu đã có mặt trên thị trường hơn 2 tháng. Kết hợp với lượng Robusta Việt Nam xuất mạnh và đồng nội tệ Brazil mất giá đã làm lung lạc thị trường thời gian qua. Và cà phê Arabica Brazil hiện đang còn treo trên cây với một thị trường đang ngóng tin rét đậm rét hại. Nên giá cà phê có tăng khi có tin Brazil giá lạnh, thì phần ưu tiên đổ dồn lên sàn Arabica hơn Robusta.

Mặt khác, lượng tồn kho đạt chuẩn Robusta càng lúc càng đến các kho thuộc sở giao dịch nhiều hơn, trong khi Arabica thì bị rút đi. Dù hai sàn cà phê có tuần trước giảm, nhưng giá Robusta có phần dễ bị thương tổn hơn và giá mất đi khó được đền bù hơn là Arabica.

Giá cà phê thế giới suy yếu

Khảo sát phiên giao dịch sáng ngày 5/7, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 7/2022 giảm 7 USD/tấn ở mức 1.984 USD/tấn, giao tháng 9/2022 giảm 7 USD/tấn ở mức 1.999 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York hôm qua nghỉ lễ Quốc khánh Mỹ nên không giao dịch, giá cà phê Arabica giao tháng 7/2022 ở mức 228,45 cent/lb, giao tháng 9/2022 ở mức 224,65 cent/lb.

Giá cà phê hôm nay 5/7/2022: Suy yếu trên cả hai sàn, xuất khẩu và tiêu thụ cùng tăng 2
Giá cà phê hôm nay 5/7/2022: Suy yếu trên cả hai sàn, xuất khẩu và tiêu thụ cùng tăng 3

Theo USDA, xuất khẩu cà phê toàn cầu dự báo tăng 1 triệu bao, lên 141,5 triệu bao nhờ xuất khẩu của Brazil và Indonesia cao hơn. Trong đó, xuất khẩu cà phê nhân là 118,2 triệu bao, tăng từ mức 117,3 triệu bao của vụ trước. Còn lại 18,3 triệu bao là cà phê hòa tan và 5 triệu bao là cà phê rang xay.

Dự trữ cuối kỳ dự kiến ​​sẽ tăng 2,1 triệu bao lên 34,7 triệu bao sau khi giảm mạnh vào vụ trước.

Trong khi đó, tiêu thụ cà phê toàn cầu dự kiến ​​sẽ tăng 1,8 triệu bao lên 167 triệu bao, với mức tăng lớn nhất ở Liên minh châu Âu, Mỹ, Nhật Bản và Brazil.

Nhập khẩu cà phê của Liên minh châu Âu trong niên vụ 2022-2023 được dự báo sẽ tăng 1 triệu bao lên 46 triệu bao và chiếm 40% lượng cà phê nhân nhập khẩu của thế giới. Các nhà cung cấp hàng đầu bao gồm Brazil (40%), Việt Nam (20%), Uganda (8%) và Honduras (7%).

Các kho dự trữ cuối kỳ của châu Âu dự kiến ​​sẽ giảm 400.000 bao xuống 12,4 triệu bao để duy trì mức tăng khiêm tốn trong tiêu thụ.

Mỹ, nước nhập khẩu cà phê nhân lớn thứ hai được dự báo sẽ tăng 500.000 bao nhập khẩu trong vụ 2022-2023, lên mức 25,5 triệu bao. Các nhà cung cấp hàng đầu bao gồm Brazil (30%), Colombia (19%), Việt Nam (10%) và Honduras (7%). Dự trữ cuối kỳ được dự báo sẽ tăng 300.000 bao lên 6,5 triệu bao.

Bình luận