Chờ...

Giá cà phê hôm nay 6/4/2022: Xuất khẩu cà phê dần về tay đối thủ

(VOH) - Giá cà phê ngày 6/4 duy trì xu hướng giảm. Xuất khẩu cà phê sang Trung Quốc lao dốc gần 90%, thị phần của Việt Nam đang dần về tay đối thủ.

Giá cà phê trong nước điều chỉnh giảm nhẹ 100 đồng/kg, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 41.400 đồng/kg, giá thấp nhất  tại tỉnh Lâm Đồng là 40.700 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng giảm 100 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 40.700 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 40.600 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk giảm 100 đồng/kg, cụ thể ở tại Cư M'gar ở mức 41,300 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 41,200đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai giảm 100 đồng/kg , giá ở Pleiku là 41,200 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 41,200 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông giảm 100 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 41,200 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum giảm 100 đồng/kg, dao động ở  41,100 đồng/kg.

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM giảm 100 đồng/kg, dao động ở  ngưỡng  45.200 đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

Bảo Lộc (Robusta)

40,700

-100

Lâm Hà (Robusta)

40,700

-100

 Di Linh (Robusta)

40,600

-100

ĐẮK LẮK

 

 

Cư M'gar (Robusta)

41,300

-100

Buôn Hồ (Robusta)

41,200

-100

GIA LAI

 

 

Pleiku (Robusta)

41,200

-100

Ia Grai (Robusta)

41,200

-100

ĐẮK NÔNG

 

 

Gia Nghĩa (Robusta)

41.200

-100

KON TUM

 

 

Đắk Hà (Robusta)

41,100

-100

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

45,200

-100

FOB (HCM)

2.187

Trừ lùi: +55

 

Giá cà phê hôm nay 6/4/2022: Xuất khẩu cà phê sang Trung Quốc đang dần về tay đối thủ 1
Ảnh minh họa: internet

Theo ước tính, trong tháng 3/2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 170 nghìn tấn, trị giá 394 triệu USD, tăng 22% về lượng và tăng 22,6% về trị giá so với tháng 2/2022, so với tháng 3/2021 tăng 0,2% về lượng và tăng 26,2% về trị giá.

Tính chung quý I/2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam ước đạt 541 nghìn tấn, trị giá xấp xỉ 1,22 tỷ USD, tăng 19,4% về lượng và tăng 50,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Vào tháng 3/2022, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam ước đạt 2.318 USD/tấn, tăng 0,5% so với tháng 2/2022 và tăng 26% so với tháng 3/2021. Tính chung quý I/2022, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam ước đạt 2.250 USD/tấn, tăng 26% so với cùng kỳ năm 2021.

Theo thống kê sơ bộ từ số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê robusta của Việt Nam trong hai tháng đầu năm 2022 đạt trên 324 nghìn tấn, trị giá 647,63 triệu USD, tăng 28,6% về lượng và tăng 66,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Xuất khẩu cà phê robusta sang các thị trường chính tăng như Đức, Bỉ, Anh, Nhật Bản, Nga, Tây Ban Nha và Philippines. Ngược lại, xuất khẩu cà phê robusta sang các thị trường Italia và Mỹ giảm.

Trong khi đó, thị phần cà phê của Việt Nam tại Trung Quốc đang bị thay thế dần bởi các nguồn cung cấp khác như Malaysia, Italy, Ethiopia, Nhật Bản.

Mới đây, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn liệu thống kê từ Cơ quan Hải quan Trung Quốc cho thấy, tháng 2, nước này nhập khẩu cà phê từ Việt Nam với kim ngạch 995 nghìn USD, giảm 88,2% so với tháng 2/2021. Tính chung 2 tháng đầu năm 2022, Trung Quốc nhập khẩu cà phê từ Việt Nam đạt 3,92 triệu USD, giảm mạnh 72,3% so với cùng kỳ năm 2021.

Thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc giảm mạnh từ 20,92% trong 2 tháng đầu năm 2021 xuống còn 6,62% thị phần trong 2 tháng đầu năm 2022.

Giá cà phê thế giới tiếp tục trái chiều

Khảo sát phiên giao dịch sáng ngày 6/4, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 5/2022 giảm 15 USD/tấn ở mức 2.117 USD/tấn, giao tháng 7/2022 giảm 12 USD/tấn ở mức 2.110 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 5/2022 tăng 0,72 cent/lb, ở mức 231,35 cent/lb, giao tháng 7/2022 tăng 0,75 cent/lb ở mức 231,35 cent/lb. Như vậy, liên tiếp trong các phiên gần đây khi giá trên sàn London đi xuống thì Arabica lại tiếp tục tăng đều.

Giá cà phê hôm nay 6/4/2022: Xuất khẩu cà phê sang Trung Quốc đang dần về tay đối thủ 2
Giá cà phê hôm nay 6/4/2022: Xuất khẩu cà phê sang Trung Quốc đang dần về tay đối thủ 3

Giá cà phê kỳ thế giới tiếp tục trái chiều khi lượng tồn kho trên sàn cà phê London vẫn cao hơn ở New York. Bên cạnh đó, giá Arabica còn có sự hỗ trợ của đồng Reais sau khi Ủy Ban Chính sách tiền tệ (Copom) Brasil liên tiếp nâng lãi suất cơ bản lên mức cao. Điều này đã thu hút dòng vốn ngoại hối đưa tỷ giá hối đoái lên mức cao 2 năm, không khuyến khích người Brazil bán nông sản xuất khẩu vì họ sẽ thu về nội tệ ít hơn, đã góp phần ngăn cản dòng chảy cà phê ra thị trường tiêu dùng.

Xuất khẩu cà phê hạt trong tháng 3/2022 của Brazil đạt 3.385.200 bao, giảm 641.550 bao, tức giảm 15,93% so với cùng kỳ năm trước. Dữ liệu này cũng đã góp phần hỗ trợ thị trường Arabica, nhưng các giới đầu cơ vẫn chờ đợi báo cáo chính thức phân tích, mô tả chi tiết xuất khẩu cụ thể, sẽ sớm được công bố để minh họa chính xác hơn.

Trong khi đó, giao dịch cà phê tại Việt Nam đang chững lại do nông dân đã bán ra gần hết và chỉ giữ lại một phần chờ giá tăng. Theo dự đoán giá cà phê toàn cầu trong tháng 4/2022 có thể chịu nhiều sức ép từ căng thẳng địa chính trị và nguồn cung bổ sung từ Brazil. Ngoài ra vấn đề logistics toàn cầu vẫn chưa có sự cải thiện đáng kể và chiến sự Đông Âu đã làm căng thẳng thương mại thế giới gia tăng.

Dự báo thị trường cà phê toàn cầu sẽ tiếp tục chịu sức ép trong tháng 4/2022. Dòng vốn đầu cơ chảy mạnh vào dầu thô do căng thẳng địa chính trị chưa có dấu hiệu lắng dịu, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương).

Mới đây, Rabobank đưa ra mức điều chỉnh dự báo sản lượng cà phê arabica của Brazil trong niên vụ mới 2022 - 2023 sẽ tăng 31,8% lên 41,1 triệu bao. Trong khi đó, người tiêu dùng có xu hướng cắt giảm chi tiêu do lạm phát tăng cao, tình hình kinh tế khó khăn.

Bình luận