Chờ...

Giá cà phê ngày 16/7: Quay đầu giảm nhẹ

(VOH) - Giá cà phê ngày 16/7 quay đầu giảm nhẹ 100 đồng/kg tại hầu hết các tỉnh trồng cà phê trọng điểm. Sàn cà phê thế giới diễn biến trái chiều.

Giá cà phê trong nước hôm nay cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 36.100 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 35.200 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê tại Lâm Đồng giảm 100 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 35.300 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 35.200 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk cũng giảm 100 đồng/kg, cụ thể tại tại Cư M'gar ở mức 36.400 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 36.200 đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai giảm 100 đồng/kg, giá tại Pleiku là 36.100 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 36.100 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông giảm 100 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 36.100 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum giảm 100 đồng/kg, dao động ở  mức 36.000 đồng/kg

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM giảm 100 đồng/kg, dao động ở  ngưỡng  37.600 đồng/kg.

Giá cà phê Robusta xuất khẩu loại 2, 5% đen vỡ, đứng ở 1.750 USD/tấn, FOB – HCM, theo giá kỳ hạn tháng 11 tại London.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

Bảo Lộc (Robusta)

35,300

-100

Lâm Hà (Robusta)

35,300

-100

 Di Linh (Robusta)

35,200

-100

ĐẮK LẮK

 

 

Cư M'gar (Robusta)

36.400

-100

Buôn Hồ (Robusta)

36.200

-100

GIA LAI

 

 

Pleiku (Robusta)

36,100

-100

Ia Grai (Robusta)

36,100

-100

ĐẮK NÔNG

 

 

Gia Nghĩa (Robusta)

36,100

-100

KON TUM

 

 

Đắk Hà (Robusta)

36.000

-100

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

37,600

-100

Giá cà phê hôm nay 16/7/2021
Ảnh minh họa: internet

Dữ liệu báo cáo sơ bộ của Tổng cục Hải quan Việt Nam cho thấy xuất khẩu cà phê trong tháng 6/2021 đạt 128.036 tấn (tương đương 2.133.933 bao), tăng 0,28% so với cùng kỳ năm trước, đưa xuất khẩu 6 tháng đầu năm nay lên tổng cộng 843.319 tấn (khoảng 14,06 triệu bao), giảm 11,34% so với xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2020.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu cà phê ước đạt 825 nghìn tấn, trị giá 1,52 tỷ USD, giảm 12,3% về lượng và giảm 4,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Cuối tháng 6/2021, giá cà phê Robusta tăng lên mức cao. Nguồn cung cà phê Robusta từ Việt Nam tiếp tục giảm do thiếu hụt container rỗng và giá cước vận tải biển tăng cao.

Tại Indonesia, nhà sản xuất cà phê Robusta lớn thứ 3 thế giới, hiện đã có hàng thu hoạch vụ mới bán ra thị trường.

Tuy nhiên, lượng cà phê sản xuất chủ yếu phục vụ cho ngành công nghiệp trong nước. Hiện quốc gia vẫn phải nhập khẩu bổ sung cà phê để đảm bảo cho kế hoạch sản xuất và nhu cầu tiêu dùng nội địa.

Giá cà phê thế giới trái chiều

Phiên giao dịch ngày 16/7, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London điều chỉnh giảm ở các kỳ hạn gần. Kỳ hạn giao ngay tháng 9 giảm 6 USD, xuống 1.756 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 11 cũng giảm 6 USD, còn 1.750 USD/tấn, các mức giảm nhẹ. Khối lượng giao dịch duy trì ở mức trung bình.  Cấu trúc giá đảo ổn định khoảng cách.

Trái lại, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York duy trì xu hướng tăng. Kỳ hạn giao ngay tháng 9 tăng thêm 0,45 cent, lên 157,05 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 12 cũng tăng thêm 0,45 cent, lên 159,90 cent/lb, các mức tăng nhẹ. Khối lượng giao dịch trên ở mức trung bình.

Giá cà phê ngày 16/7: Quay đầu giảm nhẹ 2
Giá cà phê ngày 16/7: Quay đầu giảm nhẹ 3

Đồng Reais giảm 0,64 %, tỷ giá xuống ở mức 1 USD = 5,1170 Reais tong bối cảnh rủi ro chính trị trong nước vẫn còn cao.

Giá cà phê kỳ hạn trở lại trái chiều khi có thêm dự báo về không khí lạnh đi vào các vùng trồng cà phê Arabica ở miền Nam Brasil vào nửa đầu tuần sau và có khả năng gây ra sương giá cục bộ ở mức độ thấp.

Trong khi đó, giá cà phê Robusta diễn biến khá thận trọng trong xu hướng điều chỉnh giảm do phiên trước đó đã tăng quá nóng. Tuy nhiên, sự tác động rất đáng kể của thị trường New York đã giúp thị trường London vẫn giữ được màu xanh ở các kỳ hạn xa.

Xu hướng tăng vững chắc của giá cà phê qua 8 tháng đầu niên vụ 2020 - 2021 cho thấy sự phục hồi tích cực của thị trường từ mức giá thấp bắt đầu vào niên vụ cà phê 2017 - 2018, qua đó mang lại thu nhập cao hơn cho người trồng cà phê.

Đà tăng giá đã được thúc đẩy bởi sự sụt giảm dự kiến trong sản xuất tại các nước xuất khẩu chính như Brazil trong niên vụ 2021 - 2022. Hơn nữa, triển vọng về nhu cầu cũng khả quan hơn khi các biện pháp hạn chế liên quan đến đại dịch COVID-19 đang được dỡ bỏ tại các thị trường tiêu thụ lớn.

Song song đó, các chương trình tiêm chủng vắc xin COVID-19 đang tạo ra niềm tin lớn hơn đối với người tiêu dùng vào sự phục hồi kinh tế và nhu cầu trở về mức bình thường hậu đại dịch.

Dự báo trong thời gian tới, giá cà phê sẽ tiếp tục phục hồi do nhu cầu tăng cao trong khi sản lượng giảm do chịu tác động của thời tiết cực đoan tại một số quốc gia sản xuất lớn.

Bình luận