Chờ...

Giá tiêu ngày 25/11/2021: Giá tiêu tăng 55-57% so với đầu năm

(VOH)-Giá tiêu ngày 25/11 tiếp tục xu hướng đi ngang. Nửa đầu tháng 11, Việt Nam xuất hơn 8.200 tấn tiêu đen, giá tiêu tăng 55-57% đầu tháng 11 so với đầu năm TG biến động.

Giá tiêu trong nước sáng nay đi ngang. Giá tiêu cao nhất ở ngưỡng 84.000 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất  81.500 đồng/kg  tại  Gia Lai.

Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) ổn định, dao động trong  mức 82.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai cũng không đổi, dao động ở ngưỡng 81.500đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đứng yên, dao động trong ngưỡng  84.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước cũng đi ngang, dao động ở ngưỡng 83.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai ổn định, dao động ở ngưỡng 82.000đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

 

 

— Ea H'leo

82,500

0

GIA LAI

 

 

— Chư Sê

81,500

0

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa

82,500

0

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

 

— Tiêu

84.000

0

BÌNH PHƯỚC

 

 

— Tiêu

83,000

0

ĐỒNG NAI

 

 

— Tiêu

82, 000

0

Giá tiêu hôm nay 25/11/2021
Ảnh minh họa: internet

Tuần trước tại Việt Nam, giá tiêu nội địa tiếp tục ghi nhận xu hướng giảm, trong khi đó giá tiêu giao dịch quốc tế ổn định trong 2 tuần qua. Cụ thể, giá tiêu đen trong nước giảm 2%, từ 3.616 USD/tấn xuống 3.528 USD/tấn.

Tiêu trắng nội địa giảm 3%, từ 5.536 xuống 5.368 USD/tấn; giá FOB tiêu đen tại cảng TP Hồ Chí Minh giữ trong khoảng từ 4.290 USD/tấn với loại 500g/l; giá FOB tiêu trắng tại cảng TP Hồ Chí Minh lại bất ngờ tăng 1%, từ 6.458 USD/tấn lên 6.500 USD/tấn.

Trái ngược với với Việt Nam, giá tiêu giao dịch nội địa và quốc tế của Indonesia tiếp tục tăng trong 3 tuần qua do nông dân giữ hàng chờ giá lên.

Tuy nhiên, hiện nay khối lượng hạt tiêu xuất khẩu của Việt Nam chiếm 60% lượng hạt tiêu xuất khẩu trên thế giới, nhưng 80% sản phẩm vẫn ở dạng thô. Chính vì vậy, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam cho rằng, thời gian tới, mục tiêu của ngành là nâng tỷ lệ sản phẩm đã qua chế biến lên cao hơn, giảm tỷ lệ xuất khẩu tiêu thô.

Giá tiêu thế giới hôm nay

Tại Ấn Độ, nhu cầu tiêu thụ hồ tiêu đã được cải thiện khi nền kinh tế bắt đầu mở cửa trở lại sau một thời gian dài bị tác động bởi đại dịch COVID-19, The Hindu Business Line đưa tin.

Điều này dẫn đến việc người tiêu dùng cuối tranh giành nhau để mua hồ tiêu với giá do chính người bán quy định. Tuy nhiên, nguồn cung trên thị trường lại có hạn nên dẫn đến giá cả tăng vọt.

Ông Kishore Shamji, Điều phối viên của Hiệp hội Những người trồng Tiêu và Gia vị Ấn Độ, cho biết, tình trạng kể trên dự kiến sẽ thúc đẩy nhập khẩu trong bối cảnh giá hạt tiêu ở các nước khác thấp hơn.

So với giá nội địa Ấn Độ ở mức 7.500 USD/tấn, giá tiêu của Việt Nam đang ở mức 4.500 USD/tấn, Sri Lanka là 5.500 USD/tấn, Brazil là 4.400 USD/tấn và Indonesia là 4.500 USD/tấn.

Ông nói thêm: “Bên cạnh đó, có những trường hợp nhập khẩu hạt tiêu thông qua các con đường bất hợp pháp từ các nước láng giềng như Nepal và biên giới Myanmar”.

Vừa qua, dựa trên tài liệu tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau, phân tích góc nhìn đa chiều từ những nhân tố chính ảnh hưởng đến thị trường hồ tiêu, PTEXIM Vietnam đã công bố Báo cáo Vụ mùa hồ tiêu Việt Nam và thế giới năm 2022.

Theo đó, PTEXIM nhận định, giá hồ tiêu thấp trong thời gian qua khiến nông dân không dành nhiều công sức chăm sóc cây tiêu. Thêm vào đó, thời tiết không thuận lợi cho cây trồng do lượng mưa không đều, giá phân bón tăng chóng mặt, trồng trọt cũng bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.

Đó là những lý do chính khiến sản lượng tiêu 2021 sụt giảm

Ngoài ra, do biến đổi khí hậu nên thời gian thu hoạch niên vụ năm nay sẽ chậm hơn những năm trước. Sản lượng trong năm 2022 sẽ tiếp tục giảm.

Theo quan điểm của PTEXIM, sản lượng toàn cầu đã giảm, đặc biệt ở hai quốc gia sản xuất tiêu lớn. Cụ thể, sản lượng tiêu Việt Nam giảm tối thiểu 10-15% và Ấn Độ giảm khoảng 20%.

Theo PTEXIM, ngoài những lý do về thời tiết, đại dịch, giá thấp khiến người nông dân thời gian qua không mặn mà thì việc hàng tồn kho giảm cũng là nguyên nhân dẫn tới sản lượng tiêu niên vụ 2022 giảm.

Tổng sản lượng hồ tiêu năm 2022 vào khoảng 533.000 tấn, trong đó hai thị trường lớn nhất là Việt Nam khoảng 200.000 tấn và Brazil là 105.000 tấn.

Ngoài ra, năm 2022, nhu cầu hồ tiêu toàn cầu được dự báo sẽ tăng ít nhất khoảng 3-5%.

Theo nhận định, chu kỳ tăng giá của hạt tiêu được dự báo sẽ tiếp tục trong năm 2022 và 2023. Có thể thấy rằng tổng sản lượng hồ tiêu năm 2022 và tổng nhu cầu tiêu thụ thế giới gần như cân bằng. Đồng thời, đây là thời điểm mà các chính phủ "bơm" tiền, điều này sẽ thúc đẩy chu kỳ của giá cả hàng hóa, kể cả hạt tiêu.

Bình luận