Giá tiêu ngày 4/1/2022: Tăng 500 đồng/kg tại Đông Nam Bộ

(VOH) - Giá tiêu ngày 4/1 tăng 500 đồng/kg ở khu vực Đông Nam Bộ. Tuy vậy giao dịch vẫn chưa sôi động. Dự báo sản lượng tiêu năm nay có thể bị sụt giảm tới 8%.

Giá tiêu cao nhất ở ngưỡng 82.500 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất  79.500 đồng/kg  tại Gia Lai

Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) ổn định, dao động trong  mức 80.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai cũng đi ngang, dao động ở ngưỡng 79.500đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tăng 500 đồng/kg, dao động trong ngưỡng  82.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước cũng tăng 500 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 81.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai tăng 500 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 80.500đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

 

 

— Ea H'leo

80,500

0

GIA LAI

 

 

— Chư Sê

79,500

0

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa

80,500

0

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

 

— Tiêu

82,500

+500

BÌNH PHƯỚC

 

 

— Tiêu

81,500

+500

ĐỒNG NAI

 

 

— Tiêu

80,500

+500

Giá tiêu hôm nay 4/1/2022
Ảnh minh họa: internet

Sáng nay giá tiêu trong nước đi ngang tại các tỉnh Tây Nguyên, tăng 500 đồng/kg ở khu vực Đông Nam Bộ.

Báo cáo tháng 12/2021 của Công ty TNHH Chế biến Gia vị Nedspice Việt Nam nhận định, trong năm 2022, sản lượng hồ tiêu toàn cầu dự kiến như năm ngoái. Nguồn cung sẽ tiếp tục thiếu hụt so với nhu cầu. Do vậy xu hướng giá tăng vẫn tiếp diễn trong trung và dài hạn.

Thời tiết không thuận lợi trong quá trình ra trái ở Việt Nam được cân bằng một phần nhờ loại cây trồng tốt ở các nước khác. Vụ thu hoạch ở Việt Nam 2022 sẽ bắt đầu muộn hơn bình thường vài tuần. Thu hoạch rộ sau Tết Nguyên đán và hàng ra mạnh vào tháng 3 - 5. Nedspice Việt Nam dự báo sản lượng vụ mới trong nước giảm do diện tích trồng giảm khoảng 10%.

Trong những tháng cuối năm 2021, xuất khẩu hồ tiêu suy giảm, không như dự báo khả quan trước đó, nguyên nhân một phần là nhu cầu từ Trung Quốc giảm 22%.

Từ tháng 4 đến tháng 10/2021 giá hồ tiêu trong nước liên tục tăng, đến quý IV quay đầu giảm đã gây thiệt hại cho một số thương nhân và công ty xuất khẩu do ký giá bán cao trước đó. Hiện giá cước vận tải tiếp tục cao gây khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu.

Tuy vậy công ty này cũng đưa ra nhận định, khoảng thời gian hiện tại có thể được xem là giai đoạn bình lặng trước khi ''bão'', với khối lượng giao dịch nhỏ giọt. Từ đầu năm 2022 cả áp lực mua và bán dự kiến ​​sẽ tăng lên và nhu cầu từ Trung Quốc vẫn đóng vai trò quan trọng từ nay đến khi vụ mới thu hoạch rộ.

Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN-PTNT), giá tiêu thời điểm này là cơ hội để người trồng tiêu vực dậy ngành hồ tiêu Việt Nam. Để làm được điều này, ngành hồ tiêu phải kiểm soát tốt về quy hoạch và diện tích, người trồng hồ tiêu chưa nên mở rộng diện tích mà chú trọng liên kết thành lập các HTX sản xuất tiêu sạch, đầu tư hồ tiêu theo hướng hữu cơ, VietGAP để có giá bán cao, và mở rộng liên kết tạo đầu ra ổn định, hướng tới phát triển bền vững.

Giá tiêu thế giới hôm nay

Khảo sát giá tiêu sáng ngày 4/1/2022, giờ Việt Nam, giá tiêu thế giới giao ngay tại sàn Kochi (Ấn Độ) giảm 33,35 Rupi/tạ, ở mức 41,300 Rupi/tạ. Giá hạt tiêu trên (sàn SMX - Singapore) tháng 12 vẫn ổn định ở mức 6.500 USD/tấn.

Tổng lượng tiêu đen nhập khẩu vào Ấn Độ từ Sri Lanka trong thời gian từ tháng 1/2021 đến tháng 11/2021 là 8.961 tấn, cao hơn gấp đôi so với mức 4.017 tấn vào năm 2020 và gấp gần ba lần so với mức 3.144 tấn trong cùng kỳ năm 2019.

Cảng Nava Sheva (Mumbai) có số lượng tiêu nhập khẩu cao nhất đạt 946 tấn, tiếp theo là KLPPL Panki (Kanpur) với 313 tấn. Cảng Chennai đã ghi nhận số lượng tiêu nhập khẩu là 264 tấn, trong khi cảng Mundra nhận được 179 tấn.

Bình luận