Vấn đề hôm nay: Vốn đang hút vào chứng khoán và bất động sản
(VOH) - Dù trong bối cảnh chung của sụt giảm kinh tế, nhưng thị trường chứng khoán và thị trường bất độn gsản đang có dấu hiệu ấm dần lên. Hấu hết các công ty chứng khoán, số lượng các nhà đầu tư mở tài khoản tăng từ 7-10% trong hai tháng trở lại đây. Không chỉ mở thêm tài khoản mà số nhà đầu tư còn nộp thêm tiền vào tài khoản. Công ty chứng khoán FPTS, mỗi tháng có thêm khoảng 1000 tài khoản. Công ty chứng khoán SBC, với tổng số trên 20.000 tài khoản của các nhà đầu tư, hiện tăng trung bình 10% tháng. Các nhà đầu tư mở tài khoản hoặc thêm tài khoản là sự đầu tư mới và tăng vốn thị trường. Từ đầu tháng 6 đến nay, đã có 7 phiên giao dịch đạt trên 1500 tỉ đồng. Nếu tính chung cả hai Sàn giao dịch TP.HCM và Sàn giao dịch Hà Nội thì các phiên giao dịch đều có tổng trị giá trên 2000 tỉ đồng. Đây là con số hiếm hoi kể từ khi ra đời thị trường chứng khoán ở nước ta. Đỉnh điểm là phiên giao dịch ngày 10-6, với 5200 tỉ đồng lưu chuyển và 150 triệu chứng khoán được khớp lệnh trên hai sàn. Các chuyên gia nhận định, với sự sụt giảm vừa qua của nền kinh tế nhưng vẫn giữ được tăng trưởng trên 3% của nền kinh tế nước ta là cơ sở cho sự tăng trưởng trở lại của thị trường chứng khoán và dần đi vào thực chất hơn, không có hiện tượng bong bóng như trước đây.
Cùng với sự phục hồi của thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản cũng đang nóng dần ở cả Hà Nội và TP.HCM. Tại TP.HCM, đất nền khu Nam và Đông cũng tăng 30% so với đầu năm. Giá nền đất của các dự án Him Lam, kênh tẻ cũng tăng từ 2-5 triệu đồng/ m2 so với tuần qua. Các nền đất dự án ở quận 2, quận 9 cũng tăng từ 2-3 triệu đồng /m2. Nhưng nhận định chung là thời gian gần đây giá đất nóng hơn chủ yếu bỏi nhà đầu cơ khuấy động. Nhiều trung tâm bất động sản cho biết, đồi tượng mua hàng trong thời gian gần đây chiếm số đông là giới đầu cơ mua nhanh, bán gọn. Họ đi mua từng nhóm, mua theo lô khoảng 5,6 căn cùng một lúc. Dù sao, việc làm của họ cũng góp phần làm ấm lên thị trường bất động sản nhưng khó có thể gây sốt ảo như năm 2006,2007.
Dù vốn đổ vào thị trường chứng khoán và bất động sản vì gửi tiền tiết kiệm hiện nay không còn là kênh đầu tư hấp dẫn dù các ngân hàng đã đẩy lãi suất huy động lên gần kịch trần để giữ chân khách hàng. Trong khi lãi suất cơ bản vẫn giữ nguyên nên lãi suất cho vay vẫn không quá 10,5% nhưng các ngân hàng đã huy động đến 9,9%/năm thì các ngân hàng sẽ khó có lãi khi cho vay với thời hạn ngắn.
Ngoài đầu tư vào thị trường chứng khoán và bất độn sản, nhà đầu tư còn đầu tư vào vàng và ngoại tệ. Do vậy mà có thời điểm vàng đã lên trên 21.000đ / lượng và đang đứng ở mức cao. Ngoại tệ, dù dự trữ trên 21 tỉ đô la nhưng có thời điểm ở thị trường đã trên 17.700đ/ USD.
Một cách tổng quát, thị trường chứng khoán, bất động sản, vàng, ngoại tệ vẫn đang trong tầm kiểm soát của các nhà điều hành vĩ mô.
Nguyễn Khánh