Tác dụng của cây kinh giới hiếm người biết đến

( VOH ) - Kinh giới là loại rau gia vị quen thuộc nhưng ít ai biết rằng kinh giới cũng là tác dụng của cây kinh giới còn là thuốc dùng để chữa nhiều bệnh.

Kinh giới, khương giới hay giả tô có tên khoa học là Elsholtzia cristata, là loại cây thảo thuộc họ Hoa môi. Đây là một loại rau gia vị quen thuộc và là cây thuốc được sử dụng phổ biến trong Đông y.

1. Cây kinh giới có tác dụng gì?

tac-dung-cua-cay-kinh-gioi-hiem-nguoi-biet-den-voh-1

Trong Đông y, kinh giới là vị thuốc chữa được nhiều bệnh (Nguồn: Internet)

Có thể nói, kinh giới là loại rau gia vị rất quen thuộc với nhiều người, đặc biệt là những bà nội trợ. Tuy nhiên, dù ăn mỗi ngày nhưng ít ai quan tâm đến tác dụng của cây kinh giới khi chữa bệnh ra sao. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn bổ sung những kiến thức thiếu sót đó.

Theo y học hiện đại, kinh giới thúc đẩy tuyến mồ hôi phân tiết giải co cứng, đẩy mạnh tuần hoàn máu, tiêu viêm, an thần, hạ sốt, giãn phế quản, chống dị ứng,…

Ngoài ra, cây kinh giới còn có những tác dụng như:

1.1 Chữa cảm gió lạnh, nhức đầu, chảy nước mũi

Theo sách Cây rau làm thuốc của TS Võ Văn Chi, dùng hoa kinh giới khô và bạch chỉ tán nhỏ (2 lượng bằng nhau). Mỗi lần uống, lấy 4g hỗn hợp đã tán pha với nước chè nóng, uống để ra mồ hôi.

1.2 Chữa sưng đau họng, nôn mửa

Theo sách Cây rau làm thuốc của Vụ y học cổ truyền, lấy kinh giới (hoa, lá, cành), tía tô, hương nhu, ngải cứu, hoắc hương (mỗi vị 10g) đun sôi khoảng 5 phút với 300ml, chia làm 2 lần uống trong ngày, uống lúc nóng.

1.3 Chữa dị ứng, ban chẩn, phong độc

Dùng 100g hoa kinh giới tán nhỏ ngâm với 1000ml giấm thanh, gạn lấy nước thấm vào miếng gạc, chà xát lên vùng ban chẩn, dị ứng.

1.4 Chữa chóng mặt, hoa mắt, nghẹt mũi, mắt đỏ

Cây kinh giới (hoa, lá, cành), cúc hoa, xuyên khung, cam thảo, bạch chỉ, phòng phong, khương hoạt, hương phụ, tế tân, bạch cương tàm. Các vị lượng bằng nhau, tán nhỏ, rây thành bột mịn. Ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 4 – 6g với nước ấm, uống sau bữa ăn.

1.5 Chữa sưng vú, mụn nhọt

Cây kinh giới (hoa, lá, cành), thương nhĩ tử, vòi voi, liên kiều, mỗi thứ 12g. Kim ngân hoa, cỏ mần trầu, hạ khô thảo, mỗi thứ 10g. Bồ công anh 8g. Tất cả sắc uống làm 2 lần trong ngày.

1.6 Chữa ho, mất tiếng

Cây kinh giới (hoa, lá, cành), tang diệp, tang bạch bì, địa cốt bì, mỗi thứ 12g. Tử tô, bán hạ chế, mỗi thứ 8g, trần bì 4g. Sắc uống ngày một thang.

tac-dung-cua-cay-kinh-gioi-hiem-nguoi-biet-den-voh-2

Cả hoa, lá và cành của cây kinh giới đều có vị thuốc (Nguồn: Internet)

1.7 Chữa rôm sảy, mẩn ngứa, mụn nhọt

Kinh giới để tươi nấu nước uống và tắm hàng ngày.

1.8 Trị xuất huyết

  • Chảy máu cam: Hoa kinh giới sao đen 12g, sắc lấy nước uống.
  • Băng huyết, lậu huyết: Kinh giới 15g, gương sen 16g. Cả 2 vị sao đen tán bột. Ngày uống 3 lần khi đói bụng. Mỗi lần uống 5g.

Lưu ý: Những người mắc chứng tự ra mồ hôi, lá lách yếu hay đại tiện lỏng thì hãy thận trọng khi dùng cây kinh giới.

2. Thành phần dinh dưỡng trong cây kinh giới

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, trong 100g kinh giới sẽ có những thành phần dinh dưỡng có ích sau đây:

Thành phần dinh dưỡng

Hàm lượng

Nước

90.3 g

Năng lượng

22 Kcal

92 KJ

Chất đạm

2.7 g

Chất đường bột

2.8 g

Chất xơ

3.6 g

Canxi

246 mg

Sắt

1 mg

Magie

89 mg

Photpho

15 mg

Kali

211 mg

Natri

2 mg

Kẽm

0.52 mg

Vitamin C

110 mg

Beta-caroten

4360 µg

Cây kinh giới có nguồn gốc từ châu Âu và vùng bắc cực châu Á. Ngày nay, cây kinh giới cũng được trồng phổ biến ở nước ta, do đó bạn có thể dễ dàng tìm mua loại cây rau này.

Bình luận