Chờ...

Kinh tế tuần hoàn - định hướng mới cho doanh nghiệp phát triển bền vững

(VOH) - Kinh tế tuần hoàn đang được xem là công cụ, cách tiếp cận để doanh nghiệp hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững.

Ở góc độ người làm kinh tế, Bà Trần Hoàng Phú Xuân – Giám đốc Công ty Cổ phần Kết nối thời trang Faslink cho rằng: "khái niệm kinh tế tuần hoàn công ty mới bắt đầu thực hiện và nghiên cứu trong vòng vài năm gần đây, sẽ mang đến được nhiều giá trị, đảm bảo được sự phát triển bền vững".

Kinh tế tuần hoàn là ngành này không dùng nhưng có thể là nguồn nguyên liệu đầu vào rất hay, rất đáng giá của các ngành khác. Điển hình sản phẩm nuôi Faslink có nhiều thành công cho một số nhãn hàng, đó là sợi cà phê, sợi từ bã cà phê. Đến thời điểm này, Faslink có thể tự tin rằng đây là một nguyên liệu mới. Chúng tôi mất từ 2 đến 3 năm để vào thị trường, bây giờ độ tiếp cận, chấp nhận của thị trường cũng nhanh hơn rất nhiều, Bà Phú Xuân chia sẻ.

Khai thác tập trung thông điệp “kinh tế tuần hoàn” 1
Toản cảnh buổi tọa đàm với chủ đề “Phá vỡ bí ẩn Kinh tế tuần hoàn”.

Theo ông Phạm Đình Ngãi – CEO Công ty Trách nhiệm hữu hạn Trà Vinh Farm (Sokfarm): "Hướng tiếp cận của Sokfarm phát triển nguồn nguyên liệu theo hướng những vùng giáp biển, khi năng suất trái dừa bị giảm đi, ngành mật hoa dừa sẽ là chuỗi giá trị mới của ngành dừa ở Việt Nam, một chuỗi giá trị mới đi từ vùng ngập mặn cho tới những người nông dân, sản xuất và tới người tiêu dùng".

Sokfarm đang đi hướng phát triển đó, ngành này lại phù hợp với xu hướng tương lai về biến đổi khí hậu gặp mặn, về xu hướng tiêu dùng xanh, đường từ mật hoa dừa cũng là giải pháp dành cho người tiêu dùng muốn dùng loại đường tự nhiên có chỉ số đường huyết thấp, giàu khoáng tự nhiên, bổ sung năng lượng dinh dưỡng, ông Ngãi cho biết thêm.

Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thường niên lớn nhất Đồng Bằng Sông Cửu Long – Mekong Connect 2022 hôm 12/11, Bà Vũ Kim Hạnh - Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao cho rằng, làm sao để hàng hoá Việt Nam ngày càng phù hợp với việc bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, thì ngoài bình chọn và tín nhiệm của thị trường, phải đưa các tiêu chuẩn mới nhất vào việc bình chọn.

Theo Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Hồng Quân – Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển kinh tế tuần hoàn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh:

Kinh tế tuần hoàn đang được xem như một công cụ, cách tiếp cận để hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững: "Kinh tế tuần hoàn là cách tiếp cận giúp phá vỡ sự kết nối, vừa phát triển nhưng không gây hệ luỵ về môi trường. Chúng ta vẫn phát triển, có thể không nhanh như lúc trước, nhưng chúng ta vẫn hài hoà, vẫn hạnh phúc, vẫn cảm thấy cuộc sống tốt, kinh tế vẫn phát triển, các hệ luỵ môi trường không gây ra, thậm chí có thể tạo ra những giá trị mới trong đó có những giá trị “tái sinh”, tái sinh này bao hàm tái sinh về môi trường, những nơi đất đai bị khô cằn, cây cối bị chết, thậm chí nó có thể mọc lên lại, nhưng tái sinh ở đây còn là tái sinh về con người, tái sinh về văn hoá, xã hội"

Bình luận