6 lý do để mẹ hạn chế việc cho bé ăn kẹo nhiều

(VOH) – Có thể nói, kẹo chính là món ăn vặt được rất nhiều trẻ em yêu thích bởi hương vị và màu sắc. Thế nhưng, thực thế việc cho bé ăn kẹo quá nhiều liệu có tốt không?

Khi bạn hỏi trẻ nhỏ thích ăn gì nhất, phần lớn câu trả lời của các bé sẽ là thích ăn kẹo. Và hầu như rất nhiều cha mẹ cũng chọn kẹo làm phần thưởng để khuyến khích con làm một việc gì đó mà không hề biết rằng kẹo chính là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

1. Thành phần trong kẹo có gì?

Kẹo là loại thực phẩm ở dạng viên. Có rất nhiều loại kẹo khác nhau bao gồm kẹo cứng, kẹo mềm, kẹo caramel, kẹo dẻo, kẹo bơ cứng và các loại kẹo khác. Kẹo có thể chia làm 2 loại kết tinh và không kết tinh.

  • Kẹo không kết tinh: Có tính đồng nhất và có thể mềm hay cứng. Chẳng hạn như kẹo cứng, kẹo caramel, kẹo cà phê, kẹo nuga...
  • Kẹo kết tinh: Thường kết hợp nhiều tinh thể bên trong cấu tạo của chúng, chứa nhiều kem, tan trong miệng hay dễ nhai. Ví dụ như kẹo mềm fudge, kẹo fondant...

Tuy nhiên, nếu nhìn vào bảng thành phần dinh dưỡng và năng lượng của kẹo được in trên nhãn hiệu bao bì sẽ thấy rằng trong kẹo chứa hàm lượng đường là chủ yếu hoặc nếu không chứa đường thì sử dụng chất thay thế đường.

Chất bột đường trong kẹo được tiêu hóa hấp thu rất nhanh và mặc dù kẹo có vị rất ngọt nhưng lại cung cấp năng lượng rỗng do không kèm vitamin nên không có giá trị dinh dưỡng cao.

2. Những lý do không nên cho bé ăn kẹo nhiều mỗi ngày

2.1 Kẹo không tốt cho trí não của trẻ

Một trong những tác hại của kẹo khi trẻ ăn nhiều chính là có thể khiến trẻ mắc chứng bệnh đau đầu dữ dội. Kẹo gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tâm trí của trẻ bởi khi dung nạp quá nhiều lượng đường cùng một lúc bộ não phản ứng từ chối dung nạp, khiến trẻ bị đau đầu dữ dội trong một khoảng thời gian. Nếu trẻ không ngừng việc ăn kẹo lại, bệnh đau đầu có thể phát triển thành bệnh mãn tính.

2.2 Kẹo không tốt cho dạ dày

-ly-do-de-me-han-che-viec-cho-be-an-keo-nhieu-voh

Thường xuyên ăn kẹo sẽ không tốt cho dạ dày của trẻ (Nguồn: Internet)

Ăn kẹo thường xuyên có thể khiến trẻ bị đau bụng. Điều này thực sự nguy hiểm và không tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ, đặc biệt là dạ dày. Do đó nếu không muốn trẻ bị loét dạ dày thì cha mẹ cần phải hạn chế việc trẻ ăn kẹo nhiều.

2.3 Ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng

Bé ăn kẹo bị sâu răng chính là một lý do để cha mẹ không nên để cho trẻ ăn kẹo thường xuyên, đặc biệt là khi trẻ còn chưa có hàm răng thực sự khỏe mạnh. Kẹo là nhân tố tiêu cực gây sâu răng và một vài bệnh răng miệng khác ở trẻ. Do đó, cách tốt nhất để chăm sóc răng miệng cho trẻ chính là không nên cho bé ăn các loại kẹo, nhất là vào ban đêm.

2.4 Kẹo có thể khiến trẻ mắc tiểu đường

6-ly-do-de-me-han-che-viec-cho-be-an-keo-nhieu-1-voh

Trẻ ăn quá nhiều kẹo có thể dẫn đến bệnh tiểu đường và các bệnh chuyển hóa khác (Nguồn: Internet)

Thành phần chủ yếu của kẹo chính là đường vì thế ăn quá nhiều kẹo cũng có thể dẫn đến căn bệnh tiểu đường và các bệnh chuyển hóa khác. Nguyên nhân là do kẹo sẽ làm cạn kiệt vitamin của cơ thể, giảm sự tiết nước bọt, axit tiêu hóa gây ra chứng khó tiêu. Ngoài ra, trẻ ăn ăn nhiều đồ ngọt cũng dễ bị kén ăn và bị thiên lệch dinh dưỡng.

2.5 Kẹo ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ

Khi lượng đường trong máu tăng quá cao sẽ có thể gây ảnh hưởng tới tâm trạng và giấc ngủ của trẻ, gây kích thích hệ thống thần kinh trung ương và nhiều triệu chứng khác, lâu dài sẽ làm giảm sự tăng trưởng và phát triển trí tuệ.

2.6 Nhiều vấn đề về da của trẻ cũng liên quan đến kẹo

Các nghiên cứu mới của trường Đại học tại Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng các loại đồ ngọt nói chung, trong đó có kẹo có thể ảnh hưởng đến chức năng của bạch cầu và thay đổi thành mạch máu dẫn đến giảm sức đề kháng, dễ bị viêm, dị ứng và gặp các vấn đề về da ở trẻ.

3. Có nên cấm trẻ ngừng ăn kẹo?

Thật ra, chuyện bé ăn kẹo là không thể cấm đoán nhưng cha mẹ có thể sắp xếp việc nên cho trẻ ăn kẹo vào lúc nào, với số lượng bao nhiêu sẽ là hợp lý.

Đa số trẻ gầy ốm thường là do ăn các loại bánh kẹo lặt vặt trong ngày, nên khi đến bữa ăn chính trẻ sẽ không có cảm giác thèm ăn và không thể ăn nhiều. Vì thế, cha mẹ chỉ nên cho bé ăn kẹo sau các bữa ăn chính hay phụ. Ví dụ như sau khi ăn đủ cơm hay uống hết ly sữa thì bé có thể ăn thêm 1 – 2 viên kẹo.

Những trẻ béo phì rất thích các loại kẹo ngọt, chocolate,... có nhiều năng lượng, cộng với các bữa ăn bình thường sẽ khiến cho tổng năng lượng trong cơ thể bé bị dư thừa và lâu ngày sẽ làm tăng thêm lượng mỡ thừa. Vì vậy, đối với những trẻ bị béo phì thì những món ăn vặt như bánh kẹo cần được hạn chế, thay vào đó là nên tăng lượng rau và trái cây trong khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ.

Bình luận