Chờ...

Chịu đựng là gì? Người giỏi chịu đựng là nhu nhược hay bản lĩnh?

(VOH) - Khả năng chịu đựng của mỗi chúng ta đều có giới hạn, giới hạn đó cũng chính là thước đo của sự nhu nhược hay bản lĩnh có trong bạn.

Cuộc sống mỗi con người dù có tốt đẹp bao nhiêu cũng chưa bao giờ là hoàn toàn mỹ mãn và chắc hẳn ai cũng có một khả năng chịu đựng riêng. Điều đó phụ thuộc vào nhiều mặt, chúng ta cùng phân tích và nhìn nhận bản thân mình có phải người giỏi chịu đựng không và sự chịu đựng đó là tốt hay xấu nhé!

chiu-dung-la-gi-co-phai-luc-nao-chiu-dung-cung-tot-voh-4
 

Chịu đựng là gì?

Chịu đựng là trước những tổn thương, trước những bất lợi, trước sự lợi dụng đều không làm gì cả, không chống đối, cũng không vùng lên mà mặc nhiên cam chịu, mặc nhiên chấp nhận, cố gắng thích ứng với những điều không thuận lợi với mình mà không kêu ca, không than vãn.

Xem thêm: 8 cách giúp bạn tôi luyện ý chí, vững tâm và luôn mạnh mẽ trước mục tiêu đã vạch ra!

Khả năng chịu đựng

Mỗi người đều có một khả năng chịu đựng riêng, đó là giới hạn của bản thân, nếu vượt qua ngưỡng đó thì chắc chắn sẽ có hành động phản kháng lại, điều đó còn gọi là “tức nước vỡ bờ”.

Như vậy, ai trong chúng ta cũng có khả năng chịu đựng nhưng chỉ là người ít kẻ nhiều. Và trước những sự việc khác nhau, đối với những người khác nhau, khả năng chịu đựng cũng khác nhau.

1. Khả năng chịu đựng đối với sự việc

Tùy thuộc vào tầm quan trọng và lợi ích mà sự việc mang lại khả năng chịu đựng cũng sẽ có sự chênh lệch. Trước những sự việc mang về lợi ích lớn hơn khả năng chịu đựng của bạn tự nhiên cũng sẽ nhiều hơn.

Ví dụ: Trước một công việc có thu nhập thấp khi gặp khó khăn, áp lực, sự chèn ép của đồng nghiệp, sự không hài lòng của sếp, điều đầu tiên bạn nghĩ đến là bỏ việc thay vì cố gắng thay đổi. Trong khi đó với một công việc có thu nhập cao bạn sẽ cố gắng chịu đựng và tìm cách thay đổi cho phù hợp vì lợi ích mà công việc này mang lại khá tốt, nó giúp bạn ổn định cuộc sống.

chiu-dung-la-gi-co-phai-luc-nao-chiu-dung-cung-tot-voh-3
 

2. Khả năng chịu đựng đối với con người

Để tồn tại trong xã hội, xung quanh mỗi chúng ta đều có rất nhiều những mối quan hệ từ gia đình, người yêu, bạn bè, đồng nghiệp, đến những mối quan hệ xã giao,… Trước mức độ thân thiết và mức độ tình cảm khác nhau, sự chịu đựng cũng sẽ khác biệt.

Ví dụ: Cha mẹ luôn bao dung với con cái, trước sự bướng bỉnh, nghịch ngợm của con cha mẹ luôn là người có khả năng chịu đựng cao hơn cả. Nhưng cũng với sự nghịch ngợm đó, một người hàng xóm sẽ không hài lòng và chẳng muốn nuông chiều đứa bé.

chiu-dung-la-gi-co-phai-luc-nao-chiu-dung-cung-tot-voh-2
 

3. Khả năng chịu đựng riêng của mỗi người

Ngoài ra, bản thân mỗi con người đều có mức độ chịu đựng riêng, nó hình thành từ tính cách, suy nghĩ, quan điểm và thói quen sinh hoạt. Một người có tính cách ôn hòa sẽ có khả năng chịu đựng cao hơn người nóng tính.

Ví dụ: Khi xảy ra ẩu đả trên đường, một người điềm đạm, ôn nhu sẽ châm trước bỏ qua, chấp nhận lời xin lỗi của đối phương để nhanh chóng rời đi. Còn người nóng tính sẽ làm lớn chuyện, tranh chấp đến cùng mà không chịu nhường nhịn, giải hòa.

chiu-dung-la-gi-co-phai-luc-nao-chiu-dung-cung-tot-voh-1
 

Xem thêm: Sám hối – Hành vi thanh lọc tâm hồn mà ai cũng cần phải nuôi dưỡng

Mặt tốt mặt xấu của chịu đựng

Cũng như những tính cách khác của con người, chịu đựng cũng có hai mặt tốt và xấu, điều đó phụ thuộc vào lựa chọn của mỗi chúng ta, sự phân tích, đánh giá và quyết định của riêng mỗi người. Chính vì bản chất hai mặt này mà chịu đựng còn là một thước đo chỉ ra ai là người bản lĩnh và ai là kẻ nhu nhược. 

Nếu sự chịu đựng đó có thể khiến bạn giống như một hạt cơm từ một hạt lúa thô ráp được giã, được sấy để thành một hạt gạo trắng ngần, rồi từ hạt gạo được vo, được nấu, trải qua một quá trình dài gian nan, thống khổ để trở thành hạt cơm mềm dẻo, thơm tho thì sự chịu đựng đó thật sự đắt giá, đó gọi là bản lĩnh. 

Còn nếu sự chịu đựng càng khiến bạn đi vào bế tắc, càng khiến mọi thứ tồi tệ hơn như là trước một công việc không phù hợp, bạn thấy khó khăn, không thoải mái, không có đam mê, mỗi ngày đều mệt mỏi, tiền lương không đủ cho sinh hoạt thì tại sao lại phải chịu đựng khi sự chịu đựng đó là cam chịu, là nhu nhược, là hèn kém? Mỗi người chúng ta đều có một điểm mạnh, hãy đi tìm điểm mạnh đó của bạn và phát triển nó.

chiu-dung-la-gi-co-phai-luc-nao-chiu-dung-cung-tot-voh
 

Chịu đựng là một trạng thái tâm lý của con người, ai trong chúng ta cũng đều đã từng trải qua cảm giác chịu đựng này. Đặc biệt là khi trưởng thành, áp lực cuộc sống đè nặng trên vai khiến ta càng biết học cách chịu đựng và chịu đựng ngày càng giỏi.

Nhưng thiết nghĩ, sự chịu đựng cũng cần phụ thuộc vào lý trí, không phải lúc nào gồng mình chịu đựng cũng là tốt và không phải lúc nào sự nóng vội, hung hăng đáp trả cũng là tốt. Một người thông minh sẽ biết cách điều khiển và kiềm chế khả năng chịu đựng của bản thân mình, ranh giới giữa nhu nhược và bản lĩnh cũng nằm ở đây, ở khả năng chịu đựng của mỗi chúng ta. 

Nguồn ảnh: Internet

Bình luận