Chờ...

Liêm sỉ là gì? Người vô liêm sỉ là người như thế nào?

(VOH) – Liêm sỉ là từ dùng để chỉ những người có tính cách thẳng thắn, sống trung thực. Hãy cùng tìm hiểu xem liêm sỉ là gì và đức tính này tác động thế nào đến cuộc sống của chúng ta nhé.

Liêm sỉ có lẽ là một từ rất quen thuộc và được sử dụng khá nhiều trong cuộc sống, thế nhưng bạn đã hiểu chính xác ý nghĩa của từ ‘Liêm sỉ’ hay chưa? Hãy cùng khám phá liêm sỉ là gì và bí mật ẩn chứa trong hai từ đầy thân quen này.

1. Liêm sỉ là gì?

liem-si-la-gi-voh-1

Liêm sỉ là từ dùng để chỉ tính tình ngay thẳng, trong sạch và thành thật. Là điều chứng tỏ chúng ta là người biết điều và sống có tự giác, biết hổ thẹn khi phạm phải những việc trái với luân thường đạo lý, đi ngược lại với lương tâm của chính mình.

Người xưa đã từng có câu: “Người không có Liêm thì thứ gì cũng lấy, người không có Sỉ thì việc gì cũng làm”. Nói cách khác, nếu không có liêm thì thứ gì cũng tham, thứ gì cũng muốn lấy, còn không có sỉ thì cái gì cũng dám làm, bất kể là nó có xấu xa cỡ nào cũng làm được. 

Do đó, “liêm” và “sỉ” chính là đức hạnh mà con người cần phải tu dưỡng suốt một đời.

Xem thêm: Phiến diện là gì? Tạo sao không nên suy nghĩ phiến diện?

2. Liêm sỉ nghĩa là gì?

Cụm từ "liêm sỉ" được nghe nói đến rất nhiều, nhưng để hiểu rõ ý nghĩa của từng từ thì hẳn không phải ai cũng rõ. 

Theo đó, "liêm" là từ chỉ tính cách phân minh ngay thẳng, trong sạch, không tham lam không gian lận. Ví dụ như từ liêm trong: liêm khiết, thanh liêm. Còn "sỉ" là từ chỉ việc hổ thẹn khi biết mình đã làm sai, biết tránh xa những điều xấu hay những chuyện sẽ khiến bản thân mất mặt hoặc xấu hổ.

Vì vậy có thể hiểu rằng, liêm sỉ có nghĩa là làm việc ngay thẳng và không hổ thẹn với lòng. Liêm và Sỉ chính là hai trong số tám đức hạnh cao thượng nhất của con người. Một người có liêm sỉ là một người sống chính trực, thẳng thắn và luôn sống thật với lòng, không bao giờ làm ra những chuyện trái với lương tâm.

2.1 Ý nghĩa của liêm sỉ đối với xã hội 

Liêm sỉ là một đức tính đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống, một xã hội lành mạnh và an toàn, là một xã hội có thể xây dựng được sự chuẩn mực về mặt đạo đức, lối sống. Để có được một xã hội văn minh và ngày càng phát triển, đòi hỏi mỗi người đều cần phải sống một cách lành mạnh và trung thực. 

liem-si-la-gi-voh-2

Liêm sỉ có thể được coi như một thước đo để đánh giá chuẩn mực của một người

Liêm sỉ có thể được coi như một thước đo để đánh giá sự chuẩn mực của một người. Bởi vì, người có liêm sỉ sẽ luôn hành động và suy nghĩ theo đúng quy tắc và đạo đức của xã hội, họ cũng sẽ không làm ra bất cứ hành động trái lương tâm nào hết.

2.2 Ảnh hưởng của liêm sỉ tới cuộc sống hàng ngày

Trước kia, Khổng Tử từng có câu: “Hành kỷ hữu sỉ”, có nghĩa là phải biết hổ thẹn với hành vi của mình. Còn Mạnh Tử thì có câu: “Nhân bất khả vô sỉ”, ý nói rằng đã làm người thì không thể không biết xấu hổ khi làm ra những hành vi sai trái.

Điều đó không chỉ đúng với thời xưa mà ngay cả ngày nay cũng vậy. Trong cuộc sống hàng ngày, rất khó để tránh khỏi những mâu thuẫn hoặc là cám dỗ đến từ cuộc sống và bạn bè xung quanh, hay là từ những cuộc vui tới bến trên bàn nhậu. Thế nhưng đó không thể là lý do để bao biện cho những hành vi sai trái được, sống có liêm sỉ và đạo đức mới là cách con người ta trưởng thành và trở thành một công dân tốt. 

Mỗi một hành động đúng và đáng khen ngợi, đều sẽ góp phần khiến cho cuộc sống của mỗi chúng ta và bạn bè, người thân ngày càng thêm tốt đẹp.

Liêm sỉ là một đức tính cần có của mỗi người trong chúng ta, bởi sống có liêm sỉ mới có thể đạt được sự an nhàn và thanh thản từ tận đáy tâm hồn. Tuy nhiên con người chẳng có ai là hoàn hảo hết, chẳng ai dám nói trước rằng mình có thể giữ được liêm sỉ cả một đời.

Xem thêm: Chính trực là gì? Những biểu hiện của đức tính và cách để phát huy

3. Vô liêm sỉ nghĩa là gì?

Trái ngược hoàn toàn với liêm sỉ, vô liêm sỉ là từ được dùng để chỉ những người xấu tính, không biết xấu hổ với thái độ mỉa mai. Những người này thường có những thói xấu và hành vi trái với đạo đức, trái với lương tâm của con người.

liem-si-la-gi-voh-3

Vô liêm sỉ nghĩa là một người không có liêm sỉ, không biết ngượng ngùng khi làm ra những hành vi sai trái, đi ngược chuẩn mực xã hội. Đây cũng là câu nói được dùng để mắng nhiếc đối phương, khi ta mắng một người là ‘Vô liêm sỉ’ có nghĩa là đang mắng họ là một người xấu xa, không biết xấu hổ, là cách mà ta thể hiện sự ghét bỏ và không hài lòng về một ai đó.  

Xem thêm: Lười biếng là gì? Làm thế nào để có thể thoát khỏi cảm giác lười biếng?

4. Liêm sỉ là gì trên facebook?

Liêm sỉ không chỉ là câu nói đánh giá một người, mà hiện nay ta còn có thể thấy rất nhiều câu nói nhắc đến ‘liêm sỉ’ trên mạng xã hội như: “Liêm sỉ gì tầm này nữa”, “Liêm sỉ gì giờ này”, “Rơi hết liêm sỉ”, “Mau nhặt liêm sỉ lên đi”. Vậy những câu nói này có nghĩa là gì?

Trên mạng xã hội facebook, liêm sỉ được nhắc đến như một cách dùng để mỉa mai hoặc là chống chế, bao biện cho những hành vi và lời nói sai trái. Bên cạnh đó, trong một vài trường hợp nhất định, liêm sỉ còn có thể được hiểu là: tầm này thì có gì mà phải xấu hổ nữa. 

liem-si-la-gi-voh-4

Ví dụ như trong bài đăng về một người đẹp, một bức ảnh đẹp thì thường sẽ có nhiều bạn trẻ trêu đùa nhau rằng: ‘Liêm sỉ gì giờ này nữa, tôi đổ gục rồi’ với ý trêu chọc đối phương, nói rằng mình còn gì để mà phải xấu hổ đâu, thích thì cứ nhích thôi.

Đối với giới trẻ và cách mà các bạn sử dụng từ liêm sỉ trên facebook, thì ý nghĩa của từ ‘liêm sỉ’ không còn mạnh mẽ và dứt khoát như cách dùng để chỉ tính tình của một ai đó như thông thường. Mà trong nhiều trường hợp, liêm sỉ còn có thể dùng như một cách để đùa vui với nhau.

Xem thêm: Cà khịa là gì? Những câu nói cà khịa hay ho mà bạn không nên bỏ qua

Liêm sỉ không chỉ đơn thuần là vấn đề thuộc về đạo đức mà đây còn là một trong những thước đo chuẩn mực để đánh giá một người là tốt hay xấu, tùy thuộc theo hoàn cảnh. Hơn thế nữa, liêm sỉ còn có ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống đời thường của mỗi chúng ta. Hãy nhớ rằng khi bạn làm đúng thì mọi điều tốt đẹp rồi sẽ đến, còn những ai làm việc sai trái thì trước sau gì cũng sẽ phải gánh chịu hậu quả.

Sưu tầm
Nguồn ảnh: Internet

Bình luận