Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ ‘Rượu vào lời ra’ và lời khuyên từ ông cha

(VOH) - Ắt hẳn ai cũng đã từng nghe thấy câu nói ‘rượu vào lời ra’ trên bàn nhậu. Thế nhưng vì sao khi say con người ta lại nói nhiều hơn lúc bình thường?

Rượu vào lời ra là câu tục ngữ ám chỉ việc khi uống quá nhiều rượu, chúng ta sẽ dễ say xỉn và bắt đầu làm ra những hành động khác thường, chẳng hạn như nói nhiều hơn lúc bình thường. Thế nhưng vì sao lại như vậy? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

1. Rượu vào lời ra là gì?

ruou-vao-loi-ra-voh-1

Tục ngữ ‘Rượu vào lời ra’ nói đến việc nạp rượu vào cơ thể

Tục ngữ ‘Rượu vào lời ra’ nói đến việc nạp rượu vào cơ thể, khi chúng ta uống quá nhiều rượu, khiến cho men rượu ngấm vào máu rồi tác động lên hệ thống thần kinh não bộ. Nồng độ cồn cao trong rượu có thể gây ức chế ở vỏ não, dẫn đến việc ta dần dần mất khả năng kiểm soát hành vi, từ đó thốt ra những lời nói mà bình thường không bao giờ nhắc đến. 

Câu nói ‘Rượu vào lời ra’ là một kinh nghiệm đúng đắn của cha ông ta, bởi dường như không chỗ nào nói nhiều như khi ta ngồi vào bạn nhậu. Thậm chí, với những người bình thường rất kiệm lời nhưng một khi đã có hơi men trong người cũng luyên thuyên đủ thứ chuyện trên đời.

Như vậy, câu nói “rượu vào lời ra” mang hàm ý chê bai con người ta khi uống say thường ăn nói tinh linh, bừa bãi thiếu kiểm soát. Những lời nói ấy vô cùng đa tạp, có những lời nói vu vơ, không có một chủ đề xác định; có thể là những lời khích bác, châm chích lẫn nhau; thậm chí là những lời nói cãi vã, chửi bới lẫn nhau…

Xem thêm: ‘Cần cù bù thông minh’ - đức tính tốt để thành công trong cuộc sống

2. Vì sao lại nói “rượu vào” thì “lời ra”?

Về bản chất rượu bia là thức uống không tốt cho sức khỏe và cũng không được khuyến khích sử dụng nhiều. Thế nhưng, một số người vẫn lựa chọn rượu để giãi bày nỗi lòng của mình, đó là những người “mượn chén giả say” vì chỉ khi uống say họ mới có đủ can đảm để nói ra những lời thật lòng bị chôn giấu bấy lâu. Và họ cũng cho rằng không ai lại đi chấp nhất lời nói của một kẻ say.

Không ít người có thể nhờ trạng thái tinh thần thiếu tỉnh táo do cơn say mà bộc bạch nỗi lòng và sự trăn trở của mình. Họ có thể can đảm, vui vẻ chia sẻ về bản thân, hoặc đôi khi sẽ rơi lệ khi nhắc đến những buồn phiền vẫn luôn chôn kín trong lòng.

Trường hợp dễ gặp nhất chính là việc thích ca hát, có những người bình thường chẳng hát bao giờ nhưng khi uống say lại cứ đòi hát cho bằng được, vui vẻ hát hò một cách nhiệt tình. Bởi đây là cách để họ “xả” bớt chất cồn, làm giảm cơn say. Hơn nữa việc hát hò cũng có thể khiến họ giải tỏa cảm xúc một cách nhanh nhất. 

ruou-vao-loi-ra-voh-2

Bất kể là uống rượu hay là bia thì người say đều sẽ cảm thấy ‘lơ mơ và hưng phấn’

Chúng ta đều biết, bất kể là uống rượu hay là bia thì người say đều sẽ cảm thấy ‘lơ mơ và hưng phấn’, chất cồn trong men rượu sẽ khiến cảm hứng của họ được đẩy mạnh lên gấp nhiều lần. 

Xem thêm: Những câu nói khi say rượu mà bình thường người ta không dám nói

Nhiều người vốn dĩ rất ít nói hoặc là rất trầm tĩnh, thế nhưng khi ngồi vào bàn nhậu sau vài chén liền bắt đầu “rượu vào lời ra”. Không chỉ nói nhiều hơn lúc bình thường mà họ còn trở nên háo thắng, thích tranh luận đến cùng để khẳng định mình mới là người đúng. 

Ở quá khứ hay hiện tại thì trong các bữa tiệc hay cuộc liên hoan đều khó tránh khỏi việc uống rượu, bởi có chất cồn làm xúc tác thì cuộc vui mới có thể náo nhiệt và sôi động hơn. Thế nhưng, rượu vào thì lời ra, mà lời nói ra trong cơn say lại khó lòng kiềm chế cảm xúc.

Thậm chí, khả năng kiểm soát hành vi của những người say sỉn cũng vô cùng kém, trong khi độ nhạy cảm thì lại tăng cao. Nhưng thế, nếu bạn có những hành động, lời nói nào khiến họ cảm thấy bị xúc phạm, không tôn trọng mình… sẽ có thể dẫn đến xích mích và cãi vã. Đã có nhiều sự cố đáng tiếc xảy ra sau khi cãi cọ trên bàn nhậu, thậm chí còn có thể dẫn đến tử vong.

ruou-vao-loi-ra-voh-3

Đã có nhiều sự cố đáng tiếc xảy ra sau khi cãi cọ trên bàn nhậu

Xét theo khía cạnh y khoa, TS. Từ Ngữ, tổng thư ký của Hội Dinh dưỡng Việt Nam cho rằng, người uống rượu thường nói nhiều và hành động kỳ quặc là do khi rượu đi vào cơ thể sẽ kích thích cơ thể sản xuất dopamine liên tục, khi dopamine trong cơ thể quá cao, con người thường không thể kiểm soát được hành vi và lời nói. Khi đó, người uống rượu thường nhớ tới những thứ vụn vặt nghĩ gì và nói ra thế đó.

Chính vì lẽ đó, phần lớn những lời nói trong cơn say thường rất tùy hứng, đôi khi có thể khiến người khác khó xử hoặc cảm thấy tức giận. Chưa kể việc say xỉn có thể khiến họ không còn giữ được bình tĩnh, dễ xảy ra xô xát thậm chí là đánh nhau trong cơn say. 

Xem thêm: Có chí làm quan có gan làm giàu - câu tục ngữ thể hiện ý chí mạnh mẽ, quyết tâm trong mọi việc

3. Rượu vào lời ra trong tiếng Anh là gì?

Trong tiếng Anh, câu tục ngữ ‘Rượu và lời ra’ được dịch là: “Drunkenness reveals what soberness conceals”. Câu này có nghĩa là ‘Say rượu sẽ tiết lộ những gì mà sự tỉnh táo luôn che giấu’, mang ý nghĩa tương tự với tục ngữ ‘Rượu vào lời ra’ của Việt Nam ta.

Bên cạnh đó, ta còn có thể sử dụng một vài câu nói khác với hàm ý gần giống như vậy trong tiếng Anh như: 

ruou-vao-loi-ra-voh-4

  • When wine is in, wit is out. (Khi rượu vào sự hóm hỉnh sẽ hiện ra)
  • Wine always loosens people’s tongues (Rượu luôn khiến ta lơi lỏng ngôn từ)

Khi uống quá nhiều rượu, ta sẽ rất dễ đánh mất sự bình tĩnh và năng lực suy nghĩ, tự kiểm soát. Rượu vào lời ra có thể không xấu, thế nhưng nếu như uống quá nhiều đôi khi có thể khiến chúng ta tranh cãi, bất hòa vì những lý do nhỏ nhặt không đâu, gây ảnh hưởng tới mối quan hệ tốt đẹp giữa đôi bên.

Với bài viết trên đây, chắc hẳn các bạn đã hiểu được câu tục ngữ ‘Rượu vào lời ra’ có ý nghĩa như thế nào, và tác hại của việc uống rượu quá chén ra sao. Hãy nhớ rằng đừng bao giờ uống quá say, nên biết dừng lại đúng lúc để giữ cho bản thân tỉnh táo khi nói chuyện và ra về an toàn bạn nhé.

Sưu tầm
Nguồn ảnh: Internet

Bình luận