Header-01
Đăng nhập

Âm nhạc có thể giúp giảm đau

00:00
00:00
00:00
VOH - Khi Adele ra mắt đĩa đơn “Someone Like You” năm 2011, bản ballad buồn vui lẫn lộn của cô đã gây được tiếng vang với hàng triệu người trên toàn thế giới.

Hơn một thập kỷ sau, đó vẫn là một trong những giai điệu nổi tiếng nhất của cô. Nghệ thuật của cô ca sĩ ấy - cũng như nhiều nghệ sĩ khác - đã kéo nhịp tim của chúng ta đập chậm rãi và đầy cảm xúc, kiểm soát nỗi đau tinh thần khi trái tim tan vỡ và mất mát.

Không còn nghi ngờ gì nữa, âm nhạc có thể xoa dịu tâm hồn đối với một số người và nó cũng có thể là liều thuốc xoa dịu tạm thời nỗi đau thể xác.

âm nhạcXem toàn màn hình
Hãy chọn nghe bản nhạc yêu thích của bạn với âm lượng vừa phải - nếu bạn đang tìm kiếm giây phút nghỉ ngơi sau nỗi đau thể xác.

Theo một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Frontiers in Pain Research, việc nghe những bài hát yêu thích có thể làm giảm nhận thức của mọi người về nỗi đau. Và liều thuốc giảm đau hiệu quả nhất được cho là những ‘bài hát kể về những trải nghiệm cảm xúc và buồn vui lẫn lộn’.

Nghiên cứu đã mời 63 thanh niên mang theo 2 bài hát yêu thích của họ và yêu cầu là chúng phải dài ít nhất 3 phút 20 giây. Trong đó, 1 bài đại diện cho bản nhạc yêu thích của họ, và 1 bài họ sẽ chọn để mang theo nếu phải tới một hòn đảo hoang. 

Các nhà nghiên cứu cũng yêu cầu những người trẻ tuổi chọn một trong 7 bài hát thư giãn và không quen thuộc với những người tham gia nghiên cứu (là “Cotton Blues,” “Jamaicare,” “Légende Celtique,” ​​“Musique de Film,” “Nuit Cubaine,” “Reggae Calédonien” và “Sega Mizik Kèr”).

Kết quả cho thấy, nhiều người cho biết, họ cảm thấy ít đau đớn hơn khi nghe những bài hát yêu thích so với nghe một bài hát thư giãn hoặc bài hát xa lạ. 

Đối với các bài hát được cắt nhỏ và sắp xếp lộn xộn cũng không làm giảm cơn đau.

Với hàng triệu bài hát có sẵn, bài hát yêu thích của một người có thể mang lại cảm xúc đặc biệt, không giống với bài hát khác. Các nhà nghiên cứu nhận thấy, những người nghe những bài hát buồn vui lẫn lộn cảm động sẽ cảm thấy ít đau hơn so với khi họ nghe những bài hát có chủ đề êm dịu hoặc vui vẻ.

Tác giả chính của nghiên cứu Darius Valevicius, nghiên cứu sinh tiến sĩ về khoa học thần kinh tại Đại học Montreal cho biết: "Đó là một kết quả rất tuyệt vời. Tôi nghĩ đó là điều mà bản thân tôi và có lẽ nhiều người có thể nhận ra bằng trực giác lý do tại sao chúng ta nghe nhạc buồn vui lẫn lộn, u sầu hoặc thậm chí là nhạc tâm linh".

Bộ não khi nghe âm nhạc có khả năng khai thác hệ thống tích hợp của cơ thể để điều chỉnh cơn đau. Khả năng tiếp nhận cảm xúc và cảm giác của cơ thể giúp đánh giá mức độ quan trọng của cơn đau tại thời điểm đó. 

Patrick Stroman, giáo sư khoa học y sinh và phân tử tại Đại học Queen ở Kingston, Ontario cho biết: “Dù không thể thay thế thuốc Tylenol khi bạn bị đau đầu, nhưng âm nhạc có thể giúp bạn giảm bớt cơn đau đầu”. 

Ông không tham gia vào nghiên cứu mới nhất nhưng cũng từng tiến hành nghiên cứu về mối quan hệ giữa nỗi đau và âm nhạc. Ông lưu ý, không giống như các loại thuốc khác, không có tác dụng phụ hay rủi ro khi nghe nhạc (chỉ cần giữ âm lượng ở mức hợp lý).

Stroman và nhóm nghiên cứu của ông gần đây đã sử dụng hình ảnh não để ghi lại những gì diễn ra trong hệ thần kinh trung ương khi con người nghe nhạc trong lúc bị đau. 

Các nhà nghiên cứu đã quan sát sự kết nối của não làm thay đổi âm nhạc trên nhiều vùng não liên quan đến nỗi đau, trí nhớ và xử lý các trạng thái cảm xúc chủ quan.

Ông nói: “Khi mọi người đang nghe bản nhạc mà họ thích, theo phép đo của chúng tôi, nó có thể làm giảm 10% nỗi đau mà chúng ta đang cảm thấy”. Tuy nhiên, Stroman cảnh báo rằng điều này không đủ tác dụng giảm đau để thay thế cho thuốc hoặc các dịch vụ y tế.

Bình luận
#53: Đồng Khởi - Continental - Căn phòng số 214 09:58
#53: Đồng Khởi - Continental - Căn phòng số 214