Bệnh tiểu đường nên ăn gì để kiểm soát đường huyết hiệu quả?

(VOH) - Một trong những cách đơn giản để kiểm soát bệnh tiểu đường là xây dựng chế độ ăn và uống hợp lý. Nhưng ít ai biết khi bị tiểu đường nên ăn gì để cân bằng dinh dưỡng và phòng ngừa bệnh ?

Tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa chất bột đường gây tăng đường huyết mạn tính do hậu quả của sự thiếu hụt hoặc giảm hoạt động insulin hoặc kết hợp cả hai. Do đó, người bệnh tiểu đường cần lựa chọn, cân đối chế độ ăn uống cũng như vận động hợp lý để có một cuộc sống khỏe mạnh. Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng để điều trị cũng như hỗ trợ các thuốc hạ đường huyết phát huy tác dụng, giúp bệnh nhân đạt được cân nặng lý tưởng.

1. Bệnh tiểu đường nên ăn gì để cân bằng dinh dưỡng ?

Để xây dựng thực đơn khoa học và hợp lý, bệnh nhân tiểu đường nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ cùng các chuyên gia dinh dưỡng để ăn uống phù hợp, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tình trạng bệnh.

Một chế độ ăn uống có lợi cho bệnh nhân tiểu đường được khuyến khích gồm có:

goi-y-thuc-don-cho-benh-nhan-tieu-duong-voh-1

Người bệnh tiểu đường nên xây dựng chế độ ăn giảm tinh bột và tăng cường rau củ (Nguồn: Internet)

  • Ngũ cốc nhiều chất xơ, gồm các loại ngũ cốc ăn sáng nguyên hạt, các loại bánh mì có hạt, gạo lứt.
  • Hai phần trái cây và ít nhất 5 phần rau mỗi ngày.
  • Một đến hai phần thịt nạc, cá, thịt gia cầm không da hoặc các loại đạm thay thế khác mỗi ngày, như các loại đậu, đậu hũ, trứng, các loại hạt...
  • Thức ăn từ sữa như sữa, phô mai, sữa chua.
  • Hạn chế chất béo bão hòa. Ăn ít hoặc vừa phải chất béo.
  • Hạn chế muối và các loại nước chấm mặn.
  • Ăn vừa phải hoặc hạn chế các thực phẩm ngọt, có đường.
  • Uống nhiều nước.
  • Hạn chế bia rượu.

Theo đó, người bệnh tiểu đường cần lưu ý:

1.1 Hãy chọn:

  • Thịt đã lọc mỡ.
  • Thịt gà đã bỏ mỡ và da.
  • Chọn các phương pháp nấu ăn ít dùng chất béo như nướng vỉ, chiên không dầu, hấp hoặc kho thay cho các món chiên.
  • Các thức ăn từ sữa ít béo hay các loại thay thế từ đậu nành.
  • Ăn nhiều cá hơn (kể cả các loại cá có mỡ) như cá ngừ, cá hồi, cá thu, cá trích, cá hú,…
  • Sử dụng các loại dầu như dầu ô liu, dầu mè, dầu đậu phộng, dầu hạt hướng dương để ướp và chế biến món ăn.
  • Thêm vào bữa ăn một lượng nhỏ trái bơ và các loại hạt.

2.2 Nên tránh hoặc hạn chế:

  • Các loại thịt chế biến sẵn hay nhiều dầu mỡ như giò lụa, chả lụa, lạp xưởng, xúc xích.
  • Heo quay và vịt quay có da, gà chiên, chân gà và các nội tạng như ruột, cật và lưỡi.
  • Các phương pháp nấu ăn nhiều dầu mỡ như chiên hay quay.
  • Các thức ăn từ sữa còn nguyên béo.
  • Bơ, mỡ heo, nước cốt dừa.
  • Bánh ngọt, bánh nướng, bánh quy, khoai tây chiên.
  • Các loại mì ăn liền, bún gạo và cơm chiên các loại như

2. Gợi ý thực đơn cho bệnh nhân tiểu đường

Bác sĩ chuyên khoa II Đỗ Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM đã gợi ý về việc lựa chọn thực đơn cho bệnh nhân tiểu đường như sau:

2.1 Thực đơn 1: Năng lượng 1200 Kcal/ngày/người

Buổi sáng:

Bún mọc: 1 tô vừa với 248 Kcal

Giữa sáng:

Đu đủ chín (200g) với 70 Kcal

Buổi trưa:

  • Cơm: ¾ chén
  • Chả cá kho viên: 3 viên
  • Canh bắp cải thịt heo: 1 chén
  • Su su luộc: 130g

Tổng năng lượng là 359 Kcal

Xế trưa:

Lê (150g) với 68 Kcal

Chiều:

  • Cơm: ¾ chén
  • Cá kèo kho rau răm: 4 con
  • Canh cải soong thịt heo: ½ chén
  • Đậu bắp luộc: 170g

Tổng năng lượng là 354 Kcal

Buổi tối:

Sữa dành cho người bệnh tiểu đường: 124ml với 118 Kcal

goi-y-thuc-don-cho-benh-nhan-tieu-duong-voh-2

Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý để kiểm soát bệnh tiểu đường tốt hơn (Nguồn: Internet)

2.2 Thực đơn 2: Năng lượng 1400 Kcal/ngày/người

Buổi sáng:

Bánh mì trứng: 1 ổ vừa với 333 Kcal

Giữa sáng:

Bưởi: 4 múi với 48 Kcal

Buổi trưa:

  • Cơm: 1 chén
  • Thịt gà kho gừng: 50g
  • Canh bí đao: 1 chén
  • Rau lang luộc: 200g

Tổng năng lượng là 431 Kcal

Xế trưa:

Thanh long: 170g với 68 Kcal

Buổi chiều:

  • Cơm: 1 chén
  • Đậu hũ dồn thịt, sốt cà: ½ miếng
  • Canh rau dền nấu tôm tươi: 1 chén

Tổng năng lượng là 428 Kcal

Buổi tối:

Sữa dành cho người bệnh tiểu đường: 147ml với 140 Kcal

2.3 Thực đơn 3: Năng lượng 1600 Kcal/ngày/người

Buổi sáng:

Bún riêu: 1 tô vừa với 392 Kcal

Buổi trưa:

  • Cơm: 1 chén
  • Cá thu sốt cà: ½ khứa
  • Canh cải xanh nấu cá thác lác: 1 chén
  • Bí xanh luộc: 200g
  • Ổi: ½ trái

Tổng năng lượng là 498 Kcal

Xế trưa:

Thanh long: ½ trái nhỏ với 80 Kcal

Chiều:

  • Cơm: 1 chén
  • Tép kho: 11 con
  • Canh mồng tơi nấu tôm: 170g
  • Bông cải luộc: 150g
  • Ổi: ½ trái

Tổng năng lượng là 477 Kcal

Buổi tối:

Sữa dành cho người bệnh tiểu đường: 166ml với 158 Kcal

2.4 Thực đơn 4: Năng lượng 1800 Kcal/ngày/người

Buổi sáng:

Phở: 1 tô vừa với 410 Kcal

Giữa sáng:

Táo: ½ trái với 61 Kcal

Buổi trưa:

  • Cơm: ½ chén
  • Canh rau ngót nấu thịt: 1 chén
  • Cá lóc kho: 1 khứa nhỏ
  • Rau muống luộc: 200g

Tổng năng lượng là 437 Kcal

Xế trưa:

Quý: 2 trái với 61 Kcal

Chiều:

  • Cơm: ½ chén
  • Canh khổ qua nấu tôm: ½ trái
  • Thịt heo nạc kho tiêu: 30g
  • Dưa giá: 100g

Tổng năng lượng là 548 Kcal

Tối:

Sữa dành cho người bệnh tiểu đường: 166ml với 158 Kcal

Lưu ý: Trên đây chỉ là thực đơn tham khảo dành cho bệnh nhân tiểu đường. Vì tình trạng bệnh của mỗi người ở các mức độ nặng nhẹ khác nhau, do đó bạn nên đến gặp các chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn thực đơn dành riêng cho tình trạng bệnh của mình.

Bình luận