Header-01
Đăng nhập

Nhịp Sống Khỏe 20/1: Dấu hiệu cảnh báo viêm màng não ở trẻ | Khuyến cáo của bác sĩ khi làm đẹp đón Tết

VOH - Cẩn trọng viêm mao mạch ở trẻ em; Mắc cúm A, khi nào phải nhập viện; Thiếu niên dập nát tay do bình gas mini phát nổ… là các tin nổi bật khác.

Mắc cúm A, khi nào phải nhập viện?

Theo các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương, cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các virus cúm mùa gây nên. Các chủng virus cúm A phổ biến hiện nay là: A/H1N1, A/H2N2...

Một số triệu chứng thường gặp khi mắc cúm A gồm: Đau họng, ho, hắt hơi, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, sốt, ớn lạnh, nhức đầu và nhức mỏi cơ thể, cảm giác mệt mỏi... có thể kèm theo đau bụng nôn tiêu chảy. Đặc biệt, ở đối tượng trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, trẻ có các bệnh mãn tính, cơ địa béo phì khi bị nhiễm virus cúm A rất dễ gây ra các biến chứng như: Viêm tai, viêm phế quản, viêm phổi, thậm chí có thể viêm não, tử vong.

Các bác sĩ cũng cảnh báo, các dấu hiệu nguy hiểm khi mắc cúm A cần nhập viện khẩn cấp là: Sốt cao liên tục trên 39 độ C, không đáp ứng thuốc hạ sốt hoặc co giật, khó thở, thở nhanh; hoặc nhịp thở bất thường, đau ngực hoặc đau cơ dữ dội, tím môi và đầu chi lạnh; trẻ li bì, mệt mỏi, ăn kém, nôn trớ nhiều.

Nhịp Sống Khỏe 20/1: Dấu hiệu cảnh báo viêm màng não ở trẻ | Khuyến cáo của bác sĩ khi làm đẹp đón Tết 1Xem toàn màn hình
Trẻ nhập viện vì biến chứng hô hấp. Ảnh: BV

Dấu hiệu cảnh báo viêm màng não ở trẻ

Viêm màng não là một dạng của nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương có thể xảy ra ở tất cả lứa tuổi và tuổi nào cũng đều có nguy cơ bệnh nặng. Với trẻ em, bệnh chủ yếu là các ca riêng lẻ, xuất hiện quanh năm.

Nguyên nhân chủ yếu là vi khuẩn như Haemophillus influenza nhóm B (HiB), não mô cầu, phế cầu, lao, escheria coli (E.coli)…, một số ít do virus, ký sinh trùng, nấm…

Trẻ có những biểu hiện sau có thể được nghi ngờ bị viêm màng não, cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời: sốt, quấy khóc nhiều (trẻ nhũ nhi), đau đầu nhiều (trẻ lớn, do đã biết kêu đau), nôn ói (đặc biệt là tính chất ói vọt), thóp phồng (trẻ nhũ nhi còn thóp) hoặc cổ gượng (trẻ lớn), các triệu chứng chuyển nặng liên quan đến thần kinh như co giật, yếu liệt, rối loạn tri giác (kích thích, li bì, hôn mê…).

Để phòng ngừa bệnh viêm màng não do các tác nhân thường gặp, trẻ cần tiêm đầy đủ và đúng lịch vaccine trong chương trình tiêm chủng mở rộng và nên tiêm thêm vaccine ngừa phế cầu, ngừa não mô cầu. Đồng thời, phụ huynh cần tuân thủ vệ sinh tay thường xuyên, giữ môi trường sinh hoạt sạch sẽ, cho con trẻ ăn kỹ uống chín.

Khuyến cáo của bác sĩ khi làm đẹp đón Tết

Mới đây, một bệnh nhân sau khi tiêm làm đẹp đã bị suy hô hấp và được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Nhân dân 115 trong tình trạng nguy kịch. Trước ca bệnh này, đã có nhiều trường hợp cấp cứu trong tình trạng nguy kịch do tiêm truyền chất làm trắng cấp tốc hay tiêm filler nâng mũi…

Các bác sĩ cảnh báo, vùng mũi có nhiều mạch máu thông với vùng mắt, nếu kỹ thuật viên tiêm filler không có chuyên môn có thể gây tắc mạch, hình thành huyết khối, trôi vào động mạch võng mạc gây mù lòa. Vì vậy, chị em phụ nữ cần lựa chọn cơ sở uy tín, tốt nhất nên thực hiện các thủ thuật làm đẹp như tiêm filler, hút mỡ bụng... tại bệnh viện có chuyên khoa thẩm mỹ để đảm bảo an toàn.

Còn với phương pháp truyền trắng bằng cách tiêm, truyền trực tiếp vào tĩnh mạch đang được quảng cáo rầm rộ trên mạng xã hội, các bác sĩ cho hay, việc truyền qua tĩnh mạch rất nguy hiểm, khi vượt quá liều lượng sẽ dễ gây sốc và tử vong. Hiện nay, Bộ Y tế không cấp phép cho phương pháp nào làm trắng bằng cách tiêm, truyền qua đường tĩnh mạch. Các chất được quảng cáo như nhau cừu, tế bào gốc hoặc chất để truyền trắng da cũng chưa được cấp phép. Các phương pháp truyền trắng được quảng cáo hiện nay tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao như nhiễm trùng, lây nhiễm viêm gan siêu vi B, C hay có thể là HIV... 

Nhịp Sống Khỏe 20/1: Dấu hiệu cảnh báo viêm màng não ở trẻ | Khuyến cáo của bác sĩ khi làm đẹp đón Tết 2
Chị em phụ nữ nên thực hiện các thủ thuật làm đẹp tại bệnh viện có chuyên khoa thẩm mỹ để đảm bảo an toàn. Ảnh minh hoạ

Cẩn trọng viêm mao mạch ở trẻ em

Bé N.T.H. (8 tuổi, Phú Thọ) đến Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương khám trong tình trạng dị ứng ban rải rác tại chân, đau bụng theo cơn vùng quanh rốn, đau trội thành cơn, kèm theo buồn nôn, nôn sau ăn. 

Hai ngày nay bé đã điều trị tiêm thuốc và truyền dịch tại trạm y tế gần nhà nhưng bệnh không đỡ và đau nhiều hơn.

Kết quả nội soi cho thấy bé có viêm loét hành tá tràng, tá tràng... Các bác sĩ hội chẩn và thống nhất chẩn đoán bệnh viêm mao mạch dị ứng (Schonlein henoch). Sau hơn 10 ngày điều trị, sức khỏe của bé đã ổn định ra viện nhưng vẫn phải tiếp tục theo dõi tại nhà.

BS Nguyễn Thị Huyền, trưởng khoa nhi Bệnh viện Bãi Cháy, cho biết bệnh viêm mao mạch chủ yếu ảnh hưởng đến các mạch máu nhỏ, xuất huyết phản ứng hoặc bệnh viêm khớp xuất huyết. Dị ứng có tổn thương lan tỏa hệ thống vi mạch tại nhiều cơ quan trong cơ thể gây viêm và chảy máu các mao mạch nhỏ ở da, khớp, ruột, thận... của người bệnh. Bệnh thường tấn công vào mùa đông. Trẻ bị bệnh viêm mao mạch có thể làm tăng nguy cơ nhiễm siêu vi hoặc vi khuẩn, nhiễm trùng đường hô hấp trên, người bệnh cần được thăm khám và điều trị để phòng ngừa biến chứng nghiêm trọng đối với sức khỏe.

Nhịp Sống Khỏe 20/1: Dấu hiệu cảnh báo viêm màng não ở trẻ | Khuyến cáo của bác sĩ khi làm đẹp đón Tết 3
Trẻ bị bệnh viêm mao mạch dị ứng tại Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương - Ảnh: BVCC

Thiếu niên dập nát tay do bình gas mini phát nổ

Ngày 19/1, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn cho biết vừa tiếp nhận nam bệnh nhân C.T.L (15 tuổi, Hải Dương) bị thương nặng ở bàn tay trái do bình gas mini phát nổ khi đang ăn lẩu.

Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng dập nát bàn tay trái, gãy xương bàn ngón cái, đầu một số ngón bỏng hồng. Trước đó, bệnh nhân từ Hải Dương được đưa đến một bệnh viện khác sau đó chuyển sang BVĐK Xanh Pôn.

Các bác sĩ nhận định đây là các chấn thương nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến chức năng cầm nắm và lao động sau này của bệnh nhân. Ngoài ra, còn gây ra vấn đề tâm lý lớn cho bệnh nhân.

Ê kíp xử trí vết thương, dự phòng hoại tử. Bệnh nhân đang được theo dõi tiếp tại viện.

Các bác sĩ khuyến cáo, người dân nên cẩn trọng khi sử dụng bình gas mini, chọn gas có nhãn mác, bình gas mini chỉ được sử dụng một lần. Trường hợp gặp tai nạn do bỏng, nổ bình gas nên đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.

Nhịp Sống Khỏe 20/1: Dấu hiệu cảnh báo viêm màng não ở trẻ | Khuyến cáo của bác sĩ khi làm đẹp đón Tết 4
Bàn tay của bệnh nhân bị dập nát. Ảnh: BVCC

Ăn sáng và ăn tối sớm hơn có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Nghiên cứu này được công bố vào tháng trước trên tạp chí Nature Communications, cho thấy ăn sáng sau 9 giờ sáng và ăn tối sau 21 giờ có liên quan đến nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cao hơn, đặc biệt là ở phụ nữ.

Các nhà nghiên cứu đã thu thập dữ liệu từ hơn 103.000 người trưởng thành (phần lớn là phụ nữ) đăng ký tham gia nghiên cứu NutriNet-Santes. Những người Pháp này đã theo dõi thói quen sức khỏe từ năm 2009.

Sau đó, nhóm nghiên cứu đã phân tích trung bình 5,7 ngày hồ sơ chế độ ănuống trong 24 giờ của các đối tượng trong khoảng thời gian trung bình là 7,2 năm. Mỗi giờ trì hoãn ăn bữa đầu tiên trong ngày có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch tổng thể cao hơn.

Điều này cũng đúng với mỗi giờ trì hoãn bữa ăn cuối cùng trong ngày. So với những người ăn bữa cuối trước 8 giờ tối, những người ăn bữa cuối sau 21 giờ có nguy cơ mắc bệnh mạch máu não cao hơn 28%.

Nhịp Sống Khỏe 20/1: Dấu hiệu cảnh báo viêm màng não ở trẻ | Khuyến cáo của bác sĩ khi làm đẹp đón Tết 5
Một nghiên cứu mới cho thấy thời gian ăn sáng và ăn tối sớm hơn trong ngày có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Ảnh: GETTY - MASKOT.
Nhịp Sống Khỏe 20/1: Dấu hiệu cảnh báo viêm màng não ở trẻ | Khuyến cáo của bác sĩ khi làm đẹp đón Tết 6Giải thưởng Thành tựu Y khoa Việt Nam 2023 với chủ đề “Phát triển Y tế chuyên sâu”

 

Bình luận