Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách uống nước đúng cách để tận dụng được những lợi ích sức khỏe khi uống nước. Dưới đây là những cách uống nước đúng cách tốt cho cơ thể theo khoa học.

Uống nước ngay sau khi thức dậy
Các cơ quan trong cơ thể vẫn hoạt động ngay cả khi bạn ngủ. Vậy nên, sau 6 – 8 tiếng ngủ dậy, cơ thể bạn sẽ bị mất một lượng nước đáng kể.
Uống một ly nước ấm sau khi thức sẽ làm sạch hệ tiêu hoá, giúp cơ thể thải độc tố. Ngoài ra, chúng còn giúp hydrat hoá, giữ nét tươi trẻ cho cơ thể, tránh được các bệnh liên quan đến nhiễm trùng tiềm ẩn tích tụ bên trong.
Uống nước khi đang ngồi
Khi đứng uống, sự cân bằng của chất lỏng khi đi vào cơ thể sẽ bị bạn vô tình phá vỡ. Điều này có thể dẫn đến sự tích tụ nước trong các khớp xương, có thể gây ra tình trạng viêm khớp.
Tư thế ngồi sẽ giúp có bắp và hệ thống thần kinh được thư giãn, thoải mái hơn, nước sẽ được hấp thụ dễ dàng hơn và cũng giúp thận tăng tốc quá trình lọc thải.
Uống nước theo từng ngụm nhỏ
Trên thực tế, việc uống nước chuẩn khoa học không phải là uống nhiều nước và nhanh chóng trong thời gian ngắn. Điều này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến dạ dày, dễ gây sặc nước trong quá trình uống.
Thay vì muốn uống liền một hơi cho đến khi hết nước thì nên uống từng ngụm nhỏ, nuốt chậm, thở đều và lặp lại trong suốt cả ngày.
Nước bọt mang tính kiềm nên khi uống nước thì cần có thời gian để nước dung hòa. Uống nước từ từ sẽ giúp dạ dày ổn định axit và không làm đau hệ tiêu hoá.
Duy trì thói quen uống nước ấm
Nước ấm và nước lạnh đều tốt cho sức khỏe nhưng nước ấm luôn được chuyên gia đánh giá tốt hơn nước lạnh nhiều. Nếu duy trì được thói quen này, cơ thể của bạn sẽ duy trì được tình trạng ổn định.
Nước đá lạnh tuy giúp giải khát tốt cho mùa hè nắng nóng nhưng lại vô tình làm xáo trộn quá trình tiêu hóa diễn ra ở dạ dày.
Ngoài ra, nước đá lạnh còn trì hoãn đến việc cung cấp máu đến các cơ quan trong cơ thể, dẫn đến táo bón. Việc uống nước đúng cách là duy trì thói quen uống nước ấm hàng ngày, điều này giúp quá trình tiêu hóa và trao đổi chất diễn ra tốt hơn.
Tránh uống nhiều nước trước bữa ăn
Uống nhiều nước trước khi ăn sẽ khiến dạ dày bị đầy và không thể chứa thêm thức ăn. Đây là thói quen uống nước của nhiều người, uống nước nhiều trước khi ăn để cảm thấy no và ăn ít đi.
Vấn đề sẽ xảy ra khi nạp thêm thức ăn vào, dạ dày sẽ không thể thực hiện chức năng tiêu hoá. Bạn có thể gặp tình trạng tức bụng, khó tiêu.
Vì vậy, không nên uống quá nhiều nước trước khi ăn 30 phút. Cách uống nước đúng cách trước khi ăn là uống 1 lượng vừa đủ trước 30 - 45 phút thay vì ngay sát bữa ăn.
Không uống nước trong khi ăn
Khi cơ thể nạp thức ăn, dạ dày sẽ bắt đầu nghiền nhỏ và tiết ra dịch vị giúp tiêu hoá và tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng vào cơ thể.
Nếu khi ăn bạn uống thêm nước thì dạ dày phải hoạt động nhiều hơn, dẫn đến quá trình dịch vị bị chậm đi, khó tiêu hoá hơn. Vì thế, đầy không phải là cách uống nước tốt cho cơ thể.
Chia đều nước ra và uống thành nhiều lần trong ngày
Việc chia đều lượng nước cần uống một ngày để uống thành nhiều lần trong ngày sẽ giúp hệ điều tiết trong cơ thể hoạt động được hài hòa hơn, giúp bạn cảm thấy no lâu hơn, từ đó hỗ trợ việc giảm cân hiệu quả.