Header-01
Đăng nhập

Tại sao “rát lưỡi” khi ăn dứa?

VOH - Mùa hè mà được thưởng thức một miếng dứa vàng tươi hoặc một ly nước ép dứa mát lạnh sẽ thật hạnh phúc. Nhưng nhiều người lo rằng ăn dứa có thể bị “rát lưỡi”.

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, ăn dứa dễ bị ngứa rát lưỡi, cảm giác này là do ảnh hưởng của enzym dứa.

Enzym dứa là “trợ thủ đắc lực” trong việc chống viêm nhiễm cơ thể, nhưng đối với những người dạ dày kém và tiểu đường, họ cần chú ý không nên ăn quá nhiều dứa tươi hoặc uống quá nhiều nước ép dứa.

Tại sao “rát lưỡi” khi ăn dứa? 1Xem toàn màn hình
Ăn dứa (thơm) dễ bị ngứa rát lưỡi, bị cảm giác này là do enzym dứa có trong dứa gây ra  - Ảnh: TVBS

Tại sao “ngứa rát lưỡi” khi ăn dứa?

Chuyên gia dinh dưỡng Guo Yanting người Đài Loan (Trung Quốc) cho biết, ăn dứa (thơm) vào lưỡi bị ngứa rát, nguyên nhân là do sự kết tinh giữa enzyme dứa và canxi oxalate.

Enzyme dứa là một loại protease, tồn tại trong trái và cuống dứa, nó làm cho lưỡi ngứa rát mỗi khi chúng ta ăn dứa, nhưng nó có công dụng giúp tiêu hóa rất tốt và hỗ trợ làm mềm thịt khi nấu nướng.

Đồng thời, enzyme dứa cũng là một thành phần chống viêm rất tốt; nếu thịt thường nấu lâu mềm, enzyme dứa cũng sẽ là một “trợ thủ” đắc lực để làm mềm thịt.

Protease là các enzym phân hủy protein. Các enzym này được tạo ra bởi động vật, thực vật, nấm và vi khuẩn.

Tuyệt đối không ăn nhiều dứa để thay thế thuốc chữa bệnh

Ngoài ra, hầu hết enzyme dứa trên thị trường đều là dạng thực phẩm chứ không phải thuốc uống kê đơn. Nếu loại bệnh nào cần thiết dùng đến “bromelain” (dạng thuốc) thì tuyệt đối không nên dùng enzyme dứa hoặc ăn nhiều dứa để thay thế chữa bệnh.

Vì enzyme dứa có thể tồn tại hoàn hảo trong môi trường của đường tiêu hóa và thích nghi với nhiều sự thay đổi độ pH. Do đó, nếu ăn một lượng lớn dứa khi bụng đói có thể gây khó chịu đường tiêu hóa, những người có đường tiêu hóa kém cần chú ý hơn khi ăn dứa.

Bromelain là một hỗn hợp các enzyme có trong trái dứa (trái thơm), hợp chất này thường được sử dụng dưới dạng thực phẩm bổ sung và tốt cho sức khỏe.

Tại sao “rát lưỡi” khi ăn dứa? 2
Người bị tiểu đường được khuyến cáo không nên ăn nhiều dứa tươi, kể cả dứa đóng hộp - Ảnh: TVBS

Dứa rất giàu dinh dưỡng, người bị tiểu đường nên hạn chế ăn

Chuyên gia Guo Yanting nói rằng, dứa có vị rất ngọt, trong 110 gram dứa đã gọt bỏ vỏ có khoảng 56 calo. Mặc dù dứa chứa rất nhiều chất xơ, đồng thời chúng cũng chứa một lượng lớn chất kali, axit folic, chất xơ, vitamin C, vitamin A và β-carotene và các chất dinh dưỡng khác…

Nhưng bệnh nhân tiểu đường được khuyến cáo không nên ăn nhiều dứa tươi, kể cả dứa đóng hộp có đường, dứa sấy khô, nước ép dứa hoặc các món chế biến từ dứa…mỗi ngày chỉ nên ăn 1 đến 2 khẩu phần là tốt nhất.

Tại sao dứa không thích hợp làm món tráng miệng?

Chuyên gia Guo Yanting cho biết, món tráng miệng từ dứa phổ biến nhất hiện nay là bánh dứa, các loại món tráng miệng khác ít phổ biến hơn, chủ yếu là do ảnh hưởng của enzyme dứa.

Các thành phần nguyên liệu thường dùng trong món tráng miệng phương Tây chẳng hạng như sữa, bơ, gelatin… sẽ dễ dàng bị phân hủy khi chúng tiếp xúc với enzym dứa hoặc bị “biến tính” khó giữ “nguyên chất” ban đầu; nhưng chỉ cần đun nóng enzym dứa thì hoạt tính của nó sẽ bị phá hủy ngay.

Thay vào đó, chúng ta chỉ cần thay đổi dùng mứt dứa hoặc dùng dứa sấy dẻo, sấy khô là đã có thể dễ dàng làm được những món tráng miệng thơm ngon theo kiểu phương Tây.

Bình luận