Thành lập Ủy ban Quốc gia về chấm dứt bệnh Lao

(VOH) - Thủ tướng Chính phủ vừa ký quyết định thành lập Ủy ban Quốc gia về chấm dứt bệnh Lao (Ủy ban Quốc gia) nhằm chấm dứt bệnh lao tại Việt Nam vào năm 2030.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam làm Chủ tịch Ủy ban Quốc gia. 2 Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia gồm: Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn (Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban Quốc gia); Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trương Thị Ngọc Ánh.

Ủy ban Quốc gia về chấm dứt bệnh lao có nhiệm vụ giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, đôn đốc, điều phối các bộ, ban, ngành, đoàn thể trong phòng, chống bệnh lao nhằm chấm dứt bệnh lao vào năm 2030, góp phần bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, cụ thể như sau:

Nghiên cứu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ Chiến lược, phương hướng, giải pháp, chương trình hành động để giải quyết các vấn đề liên quan đến phòng, chống bệnh lao nhằm chấm dứt bệnh lao tại Việt Nam vào năm 2030.

Ủy ban Quốc gia, chấm dứt bệnh Lao

Ảnh minh họa: Internet

Đồng thời, giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, điều phối các bộ, cơ quan, địa phương trong việc giải quyết những vấn đề liên quan đến tăng cường công tác phòng, chống bệnh lao trên phạm vi toàn quốc; đôn đốc các bộ, ban, ngành, đoàn thể trong việc thực hiện các nhiệm vụ, chương trình hành động và các hoạt động liên quan đến phòng, chống bệnh lao nhằm chấm dứt bệnh lao tại Việt Nam vào năm 2030.

Các thành viên Ủy ban Quốc gia làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. Ủy ban Quốc gia sử dụng bộ máy giúp việc chung với Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm.

Bộ Y tế là cơ quan thường trực có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện hoạt động của Ủy ban Quốc gia. Bộ trưởng Bộ Y tế sử dụng bộ máy của mình để tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Ủy ban Quốc gia.

0,5% dân số mắc bệnh viêm khớp dạng thấp: Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý tự miễn, ảnh hưởng chủ yếu lên khớp với các biểu hiện sưng, nóng, đau khớp.

 

Bệnh hen suyễn ở trẻ em có nguy hiểm không?: Hen suyễn là bệnh lý thường gặp ở trẻ em, bệnh có thể tái phát nhiều lần và gây ra nhiều ảnh hưởng cho sức khỏe của trẻ. Vậy bệnh hen suyễn ở trẻ em có nguy hiểm không?

Bình luận