Bệnh sởi kiêng gì để rút ngắn thời gian điều trị

( VOH ) - Việc kiêng cữ đúng cách khi mắc bệnh sởi sẽ góp phần giúp bệnh nhanh khỏi, đồng thời ngăn chặn những biến chứng xấu có thể xảy ra. Vậy bị bệnh sởi kiêng gì để mau hết bệnh?

Sởi là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất trong tất cả các loại bệnh gây phát ban hoặc sốt ở trẻ em. Bệnh cũng có thể xảy ra ở người trưởng thành nhưng ít gặp hơn.

Mặc dù bệnh sởi đã có vắc xin phòng ngừa nhưng không phải trẻ nào cũng được tiêm phòng. Đây là căn bệnh có tính lây lan nhanh, virus sởi có thể lây lan qua dịch nước khi trẻ hắt hơi và ho.

1. Bệnh sởi kiêng gì?

Bị sởi nên kiêng gì là điều mà các bậc cha mẹ nên biết để chăm sóc con đúng cách khi con chẳng may mắc bệnh. Dưới đây là một số điều cần kiêng khi con bạn mắc bệnh sởi:

benh-soi-kieng-gi-de-rut-ngan-thoi-gian-dieu-tri-voh-1

Bệnh sởi nên kiêng gì để nhanh khỏi? (Nguồn: Internet)

1.1 Kiêng thức ăn nhiều dầu mỡ

Thức ăn chứa nhiều dầu mỡ sẽ làm cho hệ tiêu hóa hoạt động không ổn định trong suốt thời gian ủ bệnh, từ đó ảnh hưởng đến sức đề kháng của người bệnh. Do đó, người bệnh sởi cần hạn chế sử dụng các thực phẩm chiên, xào có nhiều dầu mỡ và chất bảo quản.

1.2 Kiêng thực phẩm cay nóng và nhiều gia vị

Khi bị sởi, bệnh nhân nên tránh các thực phẩm nhiều gia vị và có tính cay, nóng như ớt, tiêu, hành, tỏi,…Bởi chúng có thể gây ra các phản ứng nhiệt, động huyết, tăng nổi sởi dày hơn.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên tránh ăn các thực phẩm đóng hộp, nướng, xông khói, đồng thời hạn chế ăn các loại bánh kẹo, socola.

1.3 Tránh các thức ăn nhiều đạm

Các thực phẩm như đậu nành, đậu tương có chứa lượng đạm cao cũng không tốt cho quá trình điều trị bệnh sởi. Nếu người bệnh có biểu hiện dị ứng với các loại thực phẩm như hải sản, pho mát, sữa,…thì cũng cần kiêng ăn để tránh ảnh hưởng xấu đến tình trạng bệnh.

1.4 Kiêng đồ uống có ga, có cồn

Những thức uống có ga, có cồn không chỉ gây mất nước mà còn khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Do đó, người bệnh sởi cũng cần kiêng các thức uống này.

1.5 Kiêng tiếp xúc nhiều với ánh sáng

Người bệnh sởi thường bị đau nhức mắt và đổ ghèn nhiều. Vì thế, người bệnh nên hạn chế tiếp xúc với ánh sáng. Để làm điều này, người bệnh có thể ngủ ở phòng thoáng mát và có treo rèm cửa.

Khi mắc bệnh sởi, người bệnh nên kiêng những điều trên, tuy nhiên không nên thực hiện chế độ kiêng khem quá mức.

2. Khi mắc bệnh sởi cần lưu ý điều gì?

benh-soi-kieng-gi-de-rut-ngan-thoi-gian-dieu-tri-voh-2

Không nên quan niệm bệnh sởi kiêng tắm, kiêng gió (Nguồn: Internet)

  • Bệnh nhân sởi nên được cách ly với người khỏe mạnh.
  • Người chăm sóc bệnh nhân sởi phải rửa tay sạch sẽ trước và sau khi tiếp xúc với bệnh nhân.
  • Nâng cao sức đề kháng bằng cách thực hiện chế độ ăn uống đủ chất, đồng thời tăng cường lượng nước giàu vitamin A để bảo vệ đôi mắt.
  • Tránh quan niệm cho bệnh nhân kiêng tắm, kiêng gió vì sẽ làm cho bệnh thêm trầm trọng hơn.
  • Vệ sinh răng miệng, thân thể sạch sẽ, giữ ấm khi trời lạnh.
  • Nhỏ mũi, mắt bằng dung dịch nước muối sinh lý (NaCl 0.9%), thực hiện 3 – 4 lần/ngày.
  • Ăn các thức ăn lỏng, dễ tiêu.
  • Ngủ phòng thoáng khí, đủ ánh sáng nhưng không quá hói vì mắt bệnh nhân sởi thường nhạy cảm với ánh sáng.
  • Uống đủ nước, nước oresol hoặc nước hoa quả.
  • Uống thuốc hạ sốt, giảm đau tùy theo lứa tuổi dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.
  • Chỉ dùng thuốc kháng sinh khi bệnh nhân bị bội nhiễm như viêm phế quản, viêm phổi. Việc điều trị cần phải có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

3. Cách phòng bệnh sởi

Để phòng bệnh sởi cho trẻ, các bậc cha mẹ nên:

benh-soi-kieng-gi-de-rut-ngan-thoi-gian-dieu-tri-voh-3

Tiêm vắc xin sởi cho trẻ để phòng bệnh sởi ngay từ nhỏ (Nguồn: Internet)

  • Tiêm vắc xin 2 mũi đầy đủ cho trẻ.
  • Tránh tiếp xúc với bệnh nhân mắc bệnh sởi hoặc nghi mắc sởi.
  • Hạn chế tập trung nơi đông người.
  • Nâng cao sức đề kháng bằng việc ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng.
  • Khi vào bệnh viện hay tiếp xúc với nguồn bệnh cần đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên.

Lưu ý: Tiêm vắc xin sởi là cách phòng ngừa hiệu quả nhất, tuy nhiên hiện nay chưa có loại vắc xin nào phòng ngừa bệnh 100%. Nếu trẻ đã được tiêm mũi sởi đầu tiên, trẻ có thể phòng ngừa bệnh được 80% – 90% . Nếu trẻ đã được tiêm mũi sởi thứ hai, trẻ có thể phòng ngừa được đến 95%.

Bình luận