Cách chẩn đoán và phòng ngừa sốc phản vệ

VOH - Chẩn đoán và phòng ngừa sốc phản vệ bằng cách sử dụng các phương pháp hợp lý để tránh biến chứng do dị nguyên gây ra.

Theo Bác sĩ Lê Trung Tuấn, khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Sài Gòn, việc nhận biết người bệnh có phản ứng phản vệ thông qua các triệu chứng rất đa dạng, phụ thuộc vào từng người và từng loại dị nguyên. 

Những triệu chứng thường gặp của sốc phản vệ

Những triệu chứng thường gặp nhất để nhận diện phản ứng dị ứng (phản vệ ngoài cộng đồng) như sau:

  • Triệu chứng về da: Nhóm triệu chứng thường gặp nhất và xuất hiện khoảng trên 90%. Người bệnh có dị ứng thường có các triệu chứng về da như nổi mề đay, ngứa, sưng phù (môi, mắt, mặt).
  • Triệu chứng về hô hấp: Bệnh nhân có dấu hiệu thở khò khè, hắt hơi, sổ mũi, cảm giác nghẹt mũi, chảy nước mũi.
  • Triệu chứng về tiêu hóa: Khi tiếp xúc với dị nguyên hoặc chất nghi ngờ, người bệnh sẽ biểu hiện đau bụng, tiêu chảy, nôn ói hoặc buồn nôn.
  • Triệu chứng về hệ tuần hoàn: Người bệnh đột ngột bị tụt huyết áp, hôn mê đột ngột, đại tiểu tiện không tự chủ.
voh-chan-doan-va-dieu-tri-benh-soc-phan-ve-anhminhhoa (2) (1)
Hôn mê đột ngột là một triệu chứng thường gặp do sốc phản vệ gây nên - Ảnh: Canva

Cách phòng ngừa sốc phản vệ

Người bị sốc phản vệ dễ tử vong nếu không được chẩn đoán và xử lý kịp thời. Các cách phòng ngừa phản vệ hiệu quả mà người bệnh có thể thực hiện như sau:

  • Đầu tiên, chúng ta cần nhận biết và tránh các dị nguyên gây dị ứng. Nếu biết mình bị tiền sử dị ứng, hãy cố gắng tránh tiếp xúc với chất và thực phẩm gây bệnh một cách tuyệt đối. Đọc kỹ nhãn mác thực phẩm hoặc đồ ăn để tránh các loại thực phẩm có chứa thành phần hoặc chiết xuất gây dị ứng. Bệnh nhân nên thông báo cho bác sĩ về các loại thuốc mà mình bị dị ứng.
  • Thứ hai, người bệnh nên thông báo cho nhân viên y tế về tiền sử dị ứng của mình trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào khác. Thực hiện các biện pháp, thủ thuật y tế để bác sĩ nắm được và bệnh nhân tránh tiếp xúc lại với các dị nguyên.
  • Thứ ba, người bệnh mang theo vòng tay hoặc thẻ cảnh báo dị ứng, giúp nhân viên y tế nắm được tiền sử dị ứng của mình và tránh sử dụng các loại thuốc trong trường hợp khẩn cấp.
  • Thứ tư, cần tìm hiểu cách sử dụng bút tiêm Epinephrine tự động. Đây là thuốc quan trọng nhất trong điều trị sốc phản vệ. Những người có nguy cơ cao bị sốc phản vệ sẽ được hướng dẫn và học cách sử dụng bút này luôn mang theo bên mình. Khi có triệu chứng đầu tiên, hãy sử dụng bút tiêm tự động ngay lập tức để giúp ích cho mình trong thời gian chờ đợi được đưa đến cơ sở y tế hoặc xe cấp cứu đến.
voh-chan-doan-va-dieu-tri-benh-soc-phan-ve-anhminhhoa (1) (1)
Sử dụng thuốc tiêm Epinephrine để điều trị sốc phản vệ - Ảnh: Canva

 Bác sĩ Lê Trung Tuấn

 Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Sài Gòn 

voh-soc-phan-ve

Theo dõi chuyên mục Khỏe của voh.com.vn để cập nhật những bài viết hữu ích.

Bình luận