Cúm mùa lây lan, phát tán bằng cách nào?

VOH - Cúm mùa có thể trở thành dịch bệnh bởi tính lây lan nhanh và mạnh. Vậy cúm mùa thường lây lan qua những con đường nào?

Câu hỏi: Bệnh cúm có thể lây lan qua nhiều con đường và nhiều cách khác nhau. Vậy có những con đường nào lây nhiễm trực tiếp hay những hình thức nào mà có thể khiến cúm mùa lây nhiễm cao hơn? Ngoài ra, nhóm đối tượng nào được xếp vào nhóm có nguy cơ cao nhất mắc bệnh cúm mùa, vì sao?

Thông tin bài viết được TS BS Nguyễn Thị Sơn, Giảng viên Trường Đại học Y Dược TPHCM chia sẻ.

Con đường lây truyền bệnh cúm mùa

Bệnh cúm hay còn gọi là bệnh truyền nhiễm do virus cúm lây lan và tấn công vào hệ hô hấp khi chúng ta có tiếp xúc với những niêm mạc của mắt, mũi, miệng. Bệnh có khả năng lây nhiễm cao trong cộng đồng và tiềm ẩn nguy cơ lớn trở thành đại dịch.

Cúm mùa được gọi là căn bệnh mùa đông, bởi thời tiết giao mùa là thời điểm virus cúm bùng phát dữ dội. Ngoài ra, còn có nhiều nguyên nhân gây ra cúm mùa cũng rất đáng báo động.

Cúm mùa lây lan, phát tán bằng những con đường nào? 1
Cúm mùa có thể tồn tại lâu trong không khí lây truyền qua dịch tiết chứa virus bắn ra môi trường

Hơn thế, cúm mùa có thể lây lan qua nhiều con đường khác nhau. Đầu tiên, virus cúm có thể lây lan trực tiếp qua đường hô hấp thông qua các giọt bắn của dịch tiết mũi, họng khi người bệnh ho, hắt hơi hay nói chuyện. Nếu người bình thường có tiếp xúc gần với những giọt bắn có chứa virus cúm thì sẽ có nguy cơ nhiễm cúm.

Hoặc nếu người bệnh ho, hắt hơi, nói chuyện làm bắn ra các giọt bắn có chứa virus cúm, chúng sẽ bám lên bề mặt của những đồ vật xung quanh. Người bình thường nếu chạm vào các bề mặt đã tồn tại virus, sau đó đưa tay lên mặt, mắt, miệng hoặc mũi, thì cũng sẽ có nguy cơ bị nhiễm bệnh.

Thứ hai, thời tiết và môi trường sống cũng là một trong yếu tố giúp virus phát tán nhanh hơn. Thời tiết môi trường càng ẩm thấp thì virus càng sống lâu, tăng khả năng lây nhiễm cho người khác.

Thông thường, để giảm nguy cơ bị nhiễm cúm, khi ho cần phải bị mũi hoặc che miệng lại hoặc đeo khẩu trang để tránh những giọt bắn bị rơi ra ngoài. Vì giọt bắn chứa virus cúm có thể lan từ 2 - 10m và tồn tại trong khí rất lâu.

Đối tượng nào dễ nào bị cúm mùa?

Cúm mùa là bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp và có thể gặp ở hầu hết mọi đối tượng. Tuy nhiên, có một số đối tượng sẽ có nguy cơ bị bệnh cúm mùa nhiều hơn, đó là: trẻ em, người già, người mắc bệnh mãn tính và người bị suy giảm hệ miễn dịch. Đặc biệt, hiện nay tình trạng suy giảm hệ miễn dịch rất thường hay gặp ở những người bị thừa cân, béo phì.

Theo thống kế mới nhất từ Bộ Y tế, tỷ lệ người bị thừa cân, béo phì ở Việt đang đang có tốc độ gia tăng nhanh, không chỉ ở người lớn mà còn có cả lứa tuổi thanh thiếu niên và trẻ em. Những đối tượng này rất dễ mắc bệnh cúm và khi mắc bệnh cúm thường sẽ dễ đưa đến những biến chứng nặng nề, nếu không có cách phòng ngừa và điều trị tốt.

Ngoài ra, cúm mùa cũng là căn bệnh có những triệu chứng giống với nhiều bệnh lý đường hô hấp khác, trong đó phải kể đến cảm lạnh và Covid-19. Do đó, việc phân biệt sự khác nhau giữa cúm mùa và cảm lạnh, hay cúm mùa với Covid-19 sẽ góp phần rất lớn trong việc giúp bệnh được điều trị đúng và nhanh khỏi.

Cúm mùa lây lan, phát tán bằng những con đường nào? 1

Hãy cùng theo dõi VOH Khỏe để cập nhật liên tục những kiến thức mới nhất, hấp dẫn nhất.

Bình luận